III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
2.3. Vùng du lịch
a, Quan niệm vùng du lịch
Vùng du lịch bao gồm hai thành phần tương hỗ là hệ thống lãnh thổ du lịch và không gian kinh tế- xã hội bao quanh đảm bảo cho hoạt động hữu hiệu của nó. Như vậy, vùng du lịch là một hệ thống lãnh thổ du lịch không đồng nhất, bao gồm hệ thống lãnh thổ du lịch và môi trường nuôi dưỡng nó, do vậy có nhiều quan niệm về vùng du lịch.
Theo Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam (1995- 2010) thì vùng du lịch được quan niệm như sau: “Vùng du lịch là một hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội bao gồm tập hợp các lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có quan hệ với nhau và các cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho sự hoạt động của các lãnh thổ du lịch”
Theo E.A. Kôlliarop (1978): “vùng du lịch được hiểu là một lãnh thổ hoàn chỉnh với sự kết hợp các điều kiện, đối tượng và chuyên môn hóa du lịch; không chỉ là lãnh thỏ có thể chữa bệnh, nghỉ ngơi – du lịch mà còn là một cơ chế kinh tế, hành chính phức tạp; có các xí nghiệp nông nghiệp, công nghiệp, vận tải, xây
dựng và các cơ sở văn hóa. Vùng du lịch được hình thành do phân công lao động theo lãnh thổ trong lĩnh vực phi sản xuất”
Theo quan niệm của N.X.Mironico và I.T. Tirodokholebok (1981): “vùng du lịch là một cộng đồng lãnh thổ của các xí nghiệp du lịch chuyên môn hóa phục vụ du khách có quan hệ về mặt kinh tế nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách trên cơ sở sử dụng tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử hiện có và các điều kiện kinh tế của lãnh thổ”.
Theo định nghĩa của V.P. Xtauxkas: “Vùng du lịch là một vùng lãnh thổ mà ở đó chức năng tổ chức du lịch hay chữa bệnh trở thành một chức năng cạnh tranh với một hình thức sử dụng lãnh thổ khác, nơi mà chức năng này đóng hoặc sẽ đóng vai trò chủ đạo”.
Theo I.I.Pirojinik (1985) “vùng du lịch là toàn bộ các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc tất cả cấp, các kiểu và các cơ sở cấu trúc thượng tầng đảm bảo chức năng của hệ thống lãnh thổ du lịch và có đặc điểm chung của ngành chuyên môn hóa du lịch và những điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển du lịch”.
Có thể thấy có nhiều quan niệm về vùng du lịch, mỗi quan niệm có những ưu nhược điểm nhất định nhưng sau khi xem xét và phân tích, chúng tôi thấy quan niệm về vùng du lịch của I.I.Pirojinik và quan niệm trong Báo cáo tóm tắt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam (1995- 2010) về nội hàm có nhiều đặc điểm giống nhau, phản ánh khách quan và xác thực về đặc điểm, đảm bảo tính chất đày đủ và hợp lý của vùng du lịch. Như vậy, vùng du lịch là hệ thống lãnh thổ kinh tế xã hội, một tập hợp của các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp có liên hệ với nhau và các xí nghiệp thuộc cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo cho hoạt động của hệ thống lãnh thổ du lịch với việc có chung chuyên môn hóa và các điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển du lịch.
Trên quan điểm hệ thống, có thể coi vùng du lịch như một tập hợp các hệ thống lãnh thổ được tạo bởi 2 yếu tố có mối quan hệ mật thiết với nhau: hệ thống lãnh thổ du lịch và không gian kinh tế - xã hội xung quanh nhằm đảm bảo cho cả hệ thống hoạt động có hiệu quả. Mối quan hệ giữa các yếu tố tạo thành hệ thống lãnh thổ du lịch mang tính chất liên hệ công nghệ có tác dụng thực hiện
đầy đủ các khâu công nghệ của quá trình du lịch. Còn các mối liên hệ của hệ thống lãnh thổ du lịch với không gian kinh tế - xã hội xung quanh là mối liên hệ kinh tế.
Hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân tạo nên vùng du lịch. Từ hạt nhân này đã tạo điều kiện cho sự xuất hiện và phát triển vùng du lịch trong mối liên hệ với môi trường kinh tế- xã hoi, chính trị. Vì vậy hệ thống lãnh thổ du lịch và vùng du lịch là các khái niệm rất gần gũi với nhau, đồng thời lại có những khác biệt cơ bản. Nói một cách chung nhất, sự khác biệt giữa chúng là ở chỗ hệ thống lãnh thổ du lịch là hạt nhân của vùng du lịch. Các yếu tố của môi trường “nuôi dưỡng” hạt nhân, giúp nó hoạt động và cùng với bản thân hạt nhân trở thành vùng du lịch.
b, Đặc điểm của vùng du lịch
- Tính hệ thống: Mỗi vùng du lịch là tập hợp các hệ thống lãnh thổ du lịch thuộc mọi cấp, mọi kiểu và môi trường mà nó tồn tại, phát triển, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau giữa các phân hệ, các hệ thống lãnh thổ kinh tế- xã hội khác và các vùng khác.
- Tính cấp bậc: Mỗi vùng du lịch có vị trí được xác định trong không gian, có quy mô lãnh thổ, nguồn tài nguyên, nhu cầu du lịch, dân cư, lực lượng sản xuất nhất định, thuộc hệ thống phân vị nhất định, có vị trí nhất định trong hệ thống phân vùng cả nước.
- Tính đặc thù: Mỗi vùng du lịch đều có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, nguồn tài nguyên, điều kiện kinh tế xã hội riêng nên ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất lãnh thổ du lịch khác nhau, hình thành nên những ngành chuyên môn hóa riêng.
- Tính tổ chức: Vùng du lịch là hệ thống kinh tế xã hội và toàn bộ hệ thống du lịch nên việc phân vùng, định hướng sự phát triển ngành du lịch của vùng phải hòa nhập với sự phát triển kinh tế- xã hội của vùng.
- Tính tổng hợp: Bên cạnh những tiềm năng du lịch mang tính đặc sắc để phát triển những ngành chuyên môn hóa, các vùng du lịch thường có nhiều nguồn lực và các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiều loại hình du lịch.
Dựa trên các đặc điểm trên, vùng du lịch có thể được phân chia theo nhiều cấp bậc như vùng du lịch lớn, vùng du lịch cấp II, vùng chuyên môn hóa…
Qua phân tích, có thể thấy mỗi hình thức có quá trình hình thành và phát triển riêng, có các đặc trưng riêng nhưng giữa các hình thức có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.Và nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng, là cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn vấn đề tổ chức lãnh thổ du lịch.
1. Khái quát chung
Hệ thống phân vị tổ chức lãnh thổ du lịch trong phân vùng luôn là đề tài gây nhiều tranh luận. Hiện nay trên thế giới vẫn tồn tại nhiều cách phân vị khác nhau.
Trong điều kiện của Liên Xô (cũ), E.A. Kotliarov (1978) đề nghị hệ thống phân vị 4 cấp: nước cộng hòa (vùng, biên khu, tỉnh) – vùng du lịch – địa phương du lịch – tiểu vùng du lịch.
Tại Bungari, trong cùng 1 quốc gia việc phân chia hệ thống lãnh thổ du lịch cũng không thống nhất. Viện nghiên cứu tổng hợp về thiết kế lãnh thổ, xây dựng đô thị và kiến trúc đã đưa ra hệ thống phân vị tương đối đơn giản gồm 3 cấp: đới – tiểu vùng – vùng. L. Đinev, nhà địa lý du lịch Bungari sử dụng hệ thống phân vị 6 cấp: đối tượng du lịch hạt nhân du lịch – khu – tiểu vùng – á vùng – vùng du lịch cơ bản (1973). M.Buchvarov (1982) xây dựng hệ thống phân vị 5 cấp: điểm du lịch – hạt nhân du lịch – tiểu vùng – á vùng – vùng du lịch.
Từ nhiều kinh nghiệm của các nước trên thế giới có thể đưa ra 1 hệ thống phân vi 5 cấp, phù hợp với nhiều điều kiện tự nhiên, kinh tế của nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam, bao gồm: điểm du lịch – trung tâm du lịch – tiểu vùng du lịch – á vùng du lịch – vùng du lịch.
2. Các hình thức tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam
2.1. Điểm du lịch
2.1.1. Khái niệm
Theo nghĩa chung nhất, điểm du lịch là những chỗ hoặc cơ sở mà khách du lịch hướng đến và lưu trú, điểm du lịch có thể là những chỗ không có dân cư.
Trong kinh tế du lịch, điểm du lịch là một nơi, một vùng hay một đất nước có sức hấp dẫn đặc biệt đối với dân ngoài địa phương và có những thay đổi nhất định trong kinh tế do hoạt động du lịch gây nên.
2.1.2. Đặc điểm
Điểm du lịch là cấp thấp nhất trong hệ thống phân vị. Về mặt lãnh thổ, điểm du lịch có quy mô nhỏ. Trên bản đồ du lịch, người ta thể hiện điểm du lịch là những điểm riêng biệt. Tuy nhiên, trong thực tế dù quy mô rất nhỏ, điểm du lịch cũng chiếm một diện tích nhất định trong không gian. Sự chênh lệch về diện tích giữa các điểm du lịch có thể tương đối lớn (thí dụ điểm du lịch Cúc Phương, điểm du lịch Điện Biên Phủ có diện tích lớn hơn nhiều so với điểm du lịch Văn Miếu – Quốc Tử Giám).
Điểm du lịch là nơi tập trung một loại tài nguyên du lịch nào đó (tự nhiên, văn hóa – lịch sử hoặc kinh tế - xã hội) hay một loại công trình riêng biệt phục vụ du lịch hoặc kết hợp cả hai ở mức quy mô nhỏ. Vì thế, điểm du lịch được chia làm 2 loại: điểm tài nguyên và điểm chức năng (điểm du lịch). Điểm tài nguyên là nơi mà ở đó có một hay nhiều nguồn tài nguyên (tự nhiên cũng như nhân văn) có sức hấp dẫn với du khách song chưa được tổ chức khai thác. Điểm chức năng (điểm du lịch) là nơi có tổ chức khai thác để phục vụ khách du lịch. Điểm tài nguyên có thể chưa phải là điểm du lịch, song nó có thể trở thành điểm du lịch khi có việc tổ chức khai thác. Ngược lại, điểm du lịch có thể trở thành điểm tài nguyên khi sản phẩm du lịch đi vào giai đoạn thoái trào, hoạt động kinh doanh du lịch ngưng trệ.
Thời gian lưu lại của khách du lịch ở điểm du lịch tương đối ngắn (không quá 1 – 2 ngày) vì sự hạn chế của đối tượng du lịch, trừ một số trường hợp ngoại lệ (ví dụ điểm du lịch với chức năng chữa bệnh, nghỉ dưỡng,…)
Các điểm du lịch thường được nối với nhau bằng các tuyến du lịch. Các tuyến du lịch có thể là tuyến nội vùng (á vùng, tiểu vùng, trung tâm) hoặc là tuyến liên vùng (giữa các vùng).
2.1.3. Phân loại điểm du lịch
Điểm du lịch có thể chia làm 4 nhóm: điểm du lịch thiên nhiên, điểm du lịch văn hóa, điểm du lịch đô thị và điểm du lịch đầu mối giao thông vận tải.
Điểm du lịch thiên nhiên: gồm những điểm du lịch mà hoạt động của nó chủ yếu dựa vào việc khai thác giá trị các tài nguyên du lịch tự nhiên. Đối với những vùng có nguồn tài nguyên này, người ta thường tổ chức xây dựng các trung tâm điều dưỡng và thể thao.
Điểm du lịch văn hóa: là những điểm du lịch phát triển các thể loại du lịch văn hóa (các trung tâm lịch sử, trung tâm khoa học, trung tâm nghệ thuật, trung tâm văn hóa,…)
Trung tâm lịch sử là những nơi có công trình được xây dựng từ xa xưa. Đó là những thành phố cổ, đô thị hoặc làng cổ. Đây là những nơi vân còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như kiến trúc nhà ở, các công trình tôn giáo tín ngưỡng,…
Trung tâm khoa học: có nhiều cơ sở dạy học nổi tiếng như các trường đại học, các viện nghiên cứu khoa học, thư viện, bảo tàng… Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, Bảo tàng Dân tộc học,… là những nơi hấp dẫn khách du lịch rất lớn.
Điểm du lịch dựa trên các sinh hoạt văn hóa là các địa phương có lối sống truyền thống, phong tục tập quán đặc sắc. Tại những nơi này thường tổ chức các buổi vũ hội tập quán ca nhạc, dân gian, bale, khiêu vũ… để thu hút khách. Ví dụ: SaPa với chợ tình, Mai Châu với các vũ điệu dân tộc… là những hình ảnh mà du khách có được sau các chuyến đi.
Điểm du lịch tôn giáo: là những nơi nổi tiếng với các trung tâm tôn giáo của thế giới. Nơi đây có thể có những vật từ cổ xưa có ý nghĩa tôn giáo hoặc mang màu sắc tôn giáo.
Điểm du lịch đô thị: gồm các điểm du lịch mà ở đó chủ yếu phát triển các loại hình du lịch liên quan đến các nhân tố kinh tế và chính trị. Đó là các đô thị, các trung tâm kinh tế và chính trị của thế giới, quốc gia hay khu vực.
Điểm du lịch đầu mối giao thông: như nơi có ga xe lửa, cảng sân bay, nơi giao cắt cảu các trục đường lớn thường trở thành nơi dừng chân tạm thời của du khách. Tại các đầu mối giao thông này thường có các hệ thống lưu trú đặc trưng nằm trong cơ cấu của ngành giao thông vận tải như khách sạn ga, cửa hàng ăn và chỗ vui chơi giải trí, cửa hàng lưu niệm, tạp hóa,… của nhà ga.
Theo cách phân loại trên, điểm du lịch thường được phân loại theo tính chất của tài nguyên du lịch. Trong thực tế, các nhân tố này có những ảnh hưởng đồng thời, không tách rời nhau do vậy ít gặp các cơ sở trung tâm du lịch nàm thuộc đơn thuận một loại điểm du lịch. Ví dụ: thủ đô Hà Nội thu hút nhiều khách du lịch trước hết là vì đó là trung tâm chính trị, thứ hai là trung tâm kinh tế và thứ ba là trung tâm văn hóa,… của nước ta.
Có thể chia điểm du lịch theo ý nghĩa của nó: có 2 loại điểm du lịch có ý nghĩa hạn chế và điểm du lịch có ý nghĩa tuyệt đối. Điểm du lịch hạn chế là những điểm du lịch có sức hút đối với dố người hạn chế ở một vài địa phương, một vài vùng hay đất nước. Điểm du lịch có ý nghĩa tuyệt đối là điểm du lịch thu hút số lượng không hạn chế khách du lịch.