III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH
3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật
3.1.1. Tài nguyên du lịch vùng du lịch Bắc Bộ
a. Khái quát chung
VDLBB bao gồm 28 tỉnh, thành từ Hà Giang đến Hà Tĩnh với thủ đô Hà Nội, trung tâm của vùng và tam giác động lực tăng trưởng du lịch Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Trong số 3 vùng du lịch, VDLBB có diện tích tự nhiên lớn nhất, với 149.064 km2 chiếm 45.03% diện tích và dân số chiếm khoảng gần 48 % dân số cả nước.
Tiếp giáp Chiều dài
+ Phía Bắc: giáp Trung Quốc Gần 1500km, bao gồm 6 tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu.
+ Phía Tây: CHDCND Lào Bao gồm 6 tỉnh: Lai Châu, Sơn La, Điện
Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Phía Đông: vịnh Bắc Bộ Chiều dài gần 1000km
+ Phía Nam: Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Vùng du lịch Bắc Bộ bao gồm 5 tiểu vùng du lịch: + Tiểu vùng miền núi Tây Bắc
+ Tiều vùng miền núi Đông Bắc + Tiểu vùng Duyên hải Đông Bắc + Tiểu vùng Trung tâm
+ Tiểu vùng Nam Bắc Bộ
Vùng du lịch biểu hiện đầy đủ và tập trung nhất về đất nước và con người Việt Nam. Thiên nhiên của vùng rất phong phú, đa dạng và có nhiều nét độc đáo mang sắc thái của cảnh quan nhiệt đới gió mùa ẩm. Đây là những điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều điểm du lịch có sức thu hút lớn đối với du khách trong và ngoài nước.
VDLBB là nơi cư trú của 32 dân tộc trong đó ngoài dân tộc Kinh còn có nhiều dân tộc có nền văn hóa đặc sắc như dân tộc Thái, Tày, Mường, H’Mông…Cùng với nền văn hóa Việt nói chung, nền văn hóa các dân tộc thiểu số vùng miền núi Bắc Bộ đã tạo nên kho tàng văn hóa vô giá với những phong tục tập quán đặc sắc, những ngành nghề thủ công truyền thống nổi tiếng…
Với tài nguyên du lịch phong phú cả về tự nhiên và nhân văn VDLBB có khả năng phát triển hình thức du lịch văn hóa, du lịch tham quan nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái. Những loại hình du lịch hết sức hấp dẫn này là xu thế phát triển mạnh hiện nay ở các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tài nguyên du lịch VDLBB được trình bày hệ thống theo sơ đồ sau: TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Tài nguyên du lịch nhân văn Tài nguyên du lịch tự nhiên
Địa hình Khí hậu Thủy văn Sinh vật Di tích lịch sử văn hóa Lễ hội Dân tộc học Nghề và làng nghề
b. Tài nguyên du lịch tự nhiên
* Địa hình
Địa hình là thành phần quan trọng của tự nhiên, và với du lịch các dạng địa hình chính là yếu tố tạo nền cho phong cảnh.
Phần lớn diện tích VDLBB là đồi núi (chiếm gần 70%), phần còn lại là đồng bằng. Vùng có một đơn vị sơn văn - kiến trúc hoàn chỉnh, có lịch sử phát triển lâu dài và phức tạp với chiều dài Bắc- Nam gần 800 km, chỗ rộng nhất ở phía Bắc; từ Tây sang Đông trên 600km, còn ở phía Nam thu hẹp chỉ còn khoảng 80km.
Địa hình VDLBB phân hóa rất phức tạp và đa dạng nên tạo nhiều cảnh quan du lịch hấp dẫn.
Miền núi và trung du: có những nét riêng không hề gặp lại ở các vùng khác trên đất nước ta. Miền núi ở đây là miền núi trùng điệp, hùng vĩ và đồ sộ nhất nước ta. Đỉnh cao nhất là Phanxipang 3143m được coi là nóc nhà của bán đảo Đông Dương. Các dãy núi và đỉnh núi cao chạy dọc theo biên giới Việt- Trung ở phía Bắc và biên giới Việt- Lào ở phía Tây đã bao bọc toàn bộ ranh giới phía Bắc và phía Tây của VDLBB.
Miền núi có tính chất phân bậc và bị chia cắt rất mạnh nên đã tạo nên nhiều cảnh đẹp và di tích tự nhiên như thác nước, những thung lũng mở rộng và những vực thẳm. Nếu như tiểu vùng miền núi Tây Bắc là những vùng núi cao hùng vĩ thì tiều vùng miền núi Đông Bắc là những đồi núi thấp, có 4 cánh cung chính là Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm và Đông Triều. Tam Đảo nơi quy tụ của những cánh cung, Sa Pa- thị xã nằm ở độ cao 1500 trên sườn Đông của Phanxipăng chính là những nơi nghỉ mát nổi tiếng. Xen kẽ là các sơn nguyên và cao nguyên như Mẫu Sơn (Lạng Sơn), Đồng Văn, Quản Bạ (Hà Giang), Bắc Hà (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La) là những bức tranh vừa hùng vĩ vừa thơ mộng của núi rừng, ở đó có đầy đủ các điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng các khu du lịch nghỉ dưỡng núi.
Miền trung du Bắc Bộ với những rừng cọ đồi chè, những vườn cây ăn quả, những đỉnh đồi lượn sóng theo các thung lũng và các cánh đồng xanh tốt.
Và đặc trưng là hình ảnh rừng cọ đồi chè gắn với các địa danh nổi tiếng như Phú Thọ, Vĩnh Phúc.
Miền núi và trung du của VDLBB với vẻ đẹp hùng vĩ và không gian khoáng đạt, với cảnh tĩnh mịch, êm đềm và môi trường trong lành đã tạo nên những ấn tượng mạnh mẽ và cảm xúc sâu đậm với mọi du khách.
Địa hình Karst: ở VDLBB phát triển nhất Việt Nam. Hang động là
một kiểu đặc sắc của địa hình karst ở vùng núi đá vôi. Các hang động ở đây mang ý nghĩa lịch sử sâu sắc, từ xa xưa đã gắn với sinh hoạt của người nguyên thủy trong thời kì đồ đá tập trung nhiều ở các tỉnh Lạng Sơn, Lai Châu, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Ninh. Các hang này gần như ở trạng thái tự nhiên có địa thế cao ráo, đẹp và thoáng, cửa hang thường quay về hướng Nam, Đông Nam hoặc Tây Nam và đặc biệt là gần nguồn nước. Hang Đắng, động Người Xưa ở vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) đã trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng.
Ở VDLBB có nhiều hang động tự nhiên đã được con người tạo dựng thêm các công trình kiến trúc chùa chiền để thờ tự hoặc gửi gắm vào đó các truyền thuyết làm tăng thêm vẻ linh thiêng, huyền bí và thực sự có sức hấp dẫn lớn. Thắng cảnh Hương Sơn (Hà Tây - Hà Nội) có động Hương Tích được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhất động”; Nga Sơn (Thanh Hóa) có hang Từ Thức với sự tích Từ Thức gặp tiên. Những hang động là di tích lịch sử - cách mạng như hang Pác Bó (Cao Bằng) gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Địa hình karst trên cạn đã tạo ra các hang động nổi tiếng như Nhất - Nhị - Tam Thanh (Lạng Sơn), Tam Cốc - Bích Động (Ninh Bình)…Ngoài ra nói đến địa hình karst không thể không nhắc đến quẩn thể hang động dưới nước - di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long - viên ngọc quý của Việt Nam với những hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Trình Nữ, Sửng Sốt…
Biển và hải đảo: VDLBB có đường bờ biển dài gần 1000km và trên
và một số đảo nhỏ nằm rải rác ven bờ. Đảo xa nhất là Bạch Long Vĩ nằm ở giữa vịnh Bắc Bộ cách bờ khoảng 120km.
Quần đảo Cát Bà, các đảo trong vịnh Hạ Long, quần đảo Cô Tô có nhiều tiềm năng và triển vọng để phát triển du lịch với nhiều phong cảnh đẹp, nước biển sạch, không khí trong lành và đượm vẻ hoang sơ của thiên nhiên vùng biển nhiệt đới.
Đáng chú ý trong vùng có nhiều bãi biển đẹp như Trà Cổ, Quan Lạn (Quảng Ninh), Đồ Sơn (Hải Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hóa), Cửa Lò (Nghệ An), Thiên Cầm (Hà Tĩnh). Các bãi biển này đã khai thác để làm nơi nghỉ mát, tắm biển và an dưỡng.
Trong lòng biển là thế giới động vật biển phong phú nhiều hình, nhiều vẻ đó là vịnh Hạ Long, vùng ven đảo Cát Bà, quần đảo Cô Tô có nhiều đảo san hô đẹp nổi tiếng tạo điều kiện cho việc phát triển loại hình du lịch lặn biển.
Như vậy có thể nói đặc điểm địa hình đa dạng đã tạo cho VDLBB có nhiều kiểu địa hình đặc biệt, độc đáo có thể phát triển các loại hình du lịch phong phú như du lịch biển, du lịch núi, du lịch tham quan, nghỉ dưỡng.
* Khí hậu
VDLBB có đặc điểm khí hậu và thời tiết đa dạng, có phần độc đáo và có nhiều biến động nhất nước ta.
Tuy nằm trong vùng nhiệt đới nhưng vùng du lịch Bắc Bộ chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa taộ nên một mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều với hướng gió chủ yếu là Đông Nam và đặc biệt có một mùa đông lạnh, ít mưa với hướng gió chính là Bắc và Đông Bắc. Đặc điểm này chi phối mạnh mẽ đến tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch. Mặt khác, khi hậu VDLBB có sự phân hóa khá rõ rệt tại các khu vực khác nhau và có nhiều biến động thời tiết phức tạp
Khu vực miền núi phía Tây Bắc Bộ có nhiệt độ trung bình hằng năm từ 21 đến 23 độ C, lượng mưa trung bình năm 1700- 2000mm, ở các vùng núi cao có nhiệt độ thấp hơn như Sa Pa, vào mùa đông có thể xảy ra hiện tượng băng tuyết. Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của gió bão nhưng có nhiều loại gió địa phương gây trở ngại cho hoạt động du lịch như gió Tây khô nóng, gió Than Uyên, gió Ô Quy Hồ.
Khu vực miền núi và duyên hải phía Đông Bắc Bộ có nhiệt độ trung bình năm hàng năm từ 21 đến 23 độ C, nhưng có lượng mưa thấp hơn, thường từ 1400- 1600mm, ở dải ven biển từ Hạ Long đến Móng Cái lượng mưa hàng năm thường trên 2000mm. Ở vùng núi biên giới phía Bắc các tháng mùa đông xuống rất thấp và là vùng lạnh nhất nước ta.
Khu vực đồng bằng Bắc Bộ ấm áp, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23- 24 độ C, lượng mưa trung bình năm 1600- 1900mm. Các tháng cuối năm và đầu năm thời tiết ấm áp, khô ráo, dễ chịu rất thích hợp với các hoạt động du lịch.
Khu vực phía Nam của VDLBB có nhiệt độ cao hơn , nhiệt độ trung bình năm trên dưới 24 độ C, ở vùng ven biển lượng mưa tử 1700- 2000mm. Trái lại ở vùng núi phía Tây mưa chỉ khoảng 1500mm, đây là vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi gió Tây khô nóng.
Nhìn chung, VDLBB trung bình năm có 5 tháng rất thuận lợi cho sức khỏe con người và hoạt động du lịch, 2-3 tháng có điều kiện thuận lợi, và khoảng 4-5 tháng ít thuận lợi, tuy nhiên trong các tháng ít thuận lợi thường là các tháng thời tiết oi bức, nóng nức lại là điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng ở miền núi (tiểu vùng Tây Bắc như Sa Pa, Mộc Châu, Sơn La, tiểu vùng miền núi Đông Bắc như Mẫu Sơn…). Nơi có khí hậu mát mẻ hơn hay phát triển du lịch biển với tiềm năng lớn của VDLBB đặc biệt với các khu du lịch biển Hạ Long- Đồ Sơn- Cát Bà hay Sầm Sơn- Cửa Lò.
VDLBB là vùng chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất của gió mùa Đông Bắc ở nước ta, trung bình mỗi năm chịu ảnh hưởng của 22-25 đợt gió mùa Đông Bắc và có sự giảm dần từ Bắc xuống Nam. Đây cũng là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của bão, tập trung từ tháng 6 đến thang 9, đặc biệt là vùng ven biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Những ngày bị ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc và bão thời tiết chuyển xấu, có ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch.
Đặc điểm khí hậu, thời tiết của VDLBB nhìn chung thuận lợi cho các hoạt động du lịch. Chính khí hậu, thời tiết đã tạo nên và tô điểm thêm cảnh sắc tuyệt đẹp, đa dạng và không kém phần độc đáo của vùng du lịch này. Thực tế đã hình thành nên các điểm du lịch nghỉ dưỡng như Sa Pa, Tam Đảo, Ba Vì; các lễ hội rộn ràng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ vào mùa xuân; các bãi biển đầy ắp người đến tắm biển, nghỉ mát vào mùa hẻ. Vì vậy cần phát huy những thuận lợi của đặc điểm khí hậu, thời tiết để phát triển thêm nhiều loại hình du lịch, đa dạng hóa
các sản phẩm du lịch để vừa phát huy vừa khắc phục được tính mùa vụ của hoạt động du lịch của vùng.
* Thủy văn
VDLBB có mạng lưới sông suối dày đặc, tính chung cứ 20km bờ biển là gặp một cửa sông. Các sông lớn ở vùng này như sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, sông Mã, sông Chu, sông Lam. Các sông này có tiềm năng rất lớn về cung cấp nước, làm thủy lợi, phát triển giao thông, nuôi trồng thuỷ sản. Đồng thời cũng có thể khai thác để phục vụ mục đích du lịch.
Đặc biệt trong vùng có hệ thống các hồ tự nhiên và nhân tạo có ý nghĩa lớn cho phát triển du lịch như hồ Ba Bể, hồ Núi Cốc…
Ngoài ra, VDLBB còn có nguồn nước khoáng phong phú. Nước khoáng là loại nước có tác dụng chữa bệnh và bồi dưỡng sức khỏe. Nó có tác dụng sinh lý tốt đối với cơ thể con người do chứa những thành phần đặc biệt có hàm lượng cao và nhiệt độ thích hợp.
Ở các mỏ nước khoáng được khai thác thường được xây dựng các cơ sở tinh lọc, đóng chai hoặc có các khu điều dưỡng đi kèm.
Tên Địa điểm Thành phần Công dụng
Tiên Lãng Hài Phòng Br, I, Bo, tTB = 45ºC Chữa nấm kinh niên, dị ứng da theo mùa…
Tiền Hải Thái Bình Nước khoáng đóng chai
Kênh Gà Ninh Bình NaCl, KCl, CaCl2,
MgO, t = 53 ºC
Chữa khớp, viêm dây thần kinh, dạ dày, kích thích hoạt động của gan mật.
Kỳ Phú Ninh Bình CaCl2, MgO, t =
35ºC, suối phun
Chữa các bệnh tiêu hóa, phụ khoa, nhiễm thủy ngân. Quang Hanh Quảng Ninh Br, I, Bo, tTB = 45ºC Chống mất nước, chữa đau dạ dày, gan, táo bón… Kim Bôi Hòa Bình SiO2 , tTB = 37ºC Chữa thấp khớp, dạ dày và
đại tràng.
Mỹ Lâm Tuyên
Quang
Si, tTB = 40ºC Điều hòa tiêu hóa, xương- cơ, thấp khớp, đại tràng, cột sống.
(Nguồn: Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ,2008)
*Sinh vật
VDLBB có 12 trên tổng số 30 vườn quốc gia của cả nước.
STT Tên vườn Diện
tích Năm thành lập Địa điểm HST đặc trưng Loài bảo vệ Loài đặc hữu 1 Ba Bể 7.610 10/11/77 Bắc Kạn Rừng trên núi đá vôi, hồ trên núi Voọc đen má trắng Voọc đen mũi hếch
2. Bái Tử Long 15.783 01/06/01 Quảng
Ninh Rừng trên đảo 3. Tam Đảo 36.883 15/05/96 Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Tuyên Quang Rừng á nhiệt đới Voọc đen, sam bông, pơ mu
4. Xuân Sơn 15.045 17/04/02 Phú Thọ Rừng trên
núi đá vôi
Cây họ dầu
5. Hoàng Liên
Sơn 29.845 07/12/02 Lào Cai Rừng á nhiệt
6. Ba Vì 7.377 16/01/77 Hà Tây Rừng á nhiệt đới Bách xanh, thông tre 7. Bến En 38.153 27/01/86 Thanh Hóa Rừng nhiệt đới thường xanh Lim, hồ 8. Cát Bà 15.200 31/03/83 Hải Phòng Rừng nhiệt đới trên núi
Kim giao
Voọc đầu
đá vôi trắng 9. Cúc Phương 22.000 08/01/62 Ninh Bình, Hòa Bình, Thanh Hóa Rừng trên núi đá vôi Kim giao Voọc mông trắng 10. Vũ Quang 55.029 30/07/02 Hà Tĩnh Rừng Bắc Trường sơn Sao La, Mang lớn
11. Xuân Thủy 7.100 02/03/03 Nam Định HST ngập
nước Rừng tràm 12. Pù Mát 91.113 08/11/01 Nghệ An Các kiểu rừng khu vực miền Trung Sao La, Mang lớn
(Nguồn: Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng, PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ, 2008)
Đồng thời có 2 trên tổng số 6 khu dự trữ sinh quyển quốc tế ở Việt Nam đó là khu dự trữ sinh quyển Đất ngập nước Đồng bằng sông Hồng với diện tích 105.557 được thành lập 02/12/2004 với đặc trưng là các loài chim nước, rừng ngập mặn. Và khu dự trữ sinh quyển Cát Bà có diện tích 26.241 được thành lập 02/12/2004 với đặc trưng là rừng thường xanh trên đá vôi và động vật đặc hữu là voọc đầu trắng.
Ngoài ra các điểm tham quan sinh vật như vườn thú Hà Nội, viện bảo tàng sinh vật ở Hải Phòng.
Tài nguyên sinh vật ở VDLBB đã đóng vai trò quan trọng trong phát triển hoạt động du lịch và thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với vùng.
b. Tài nguyên du lịch nhân văn
* Di tích lịch sử - văn hóa