Thực trạng hoạt động du lịch vùng Bắc Trung Bộ

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH (Trang 100 - 109)

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH

3. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật

3.2.2 Thực trạng hoạt động du lịch vùng Bắc Trung Bộ

a. Hoạt động ngành du lịch * Thị trường khách du lịch

Trong bối cảnh chung của cả nước, những năm gần đây, ngành du lịch của các tỉnh, thành phố vùng du lịch Bắc Trung Bộ tăng trưởng nhanh, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng khách du lịch. Thời kỳ 2000 - 2007 tốc độ gia tăng khách du lịch đến Bắc Trung Bộ trung bình đạt 17%/năm, riêng khách du lịch quốc tế đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 28%/năm.

-. Khách du lịch quốc tế

Khách du lịch quốc tế đến vùng du lịch Bắc Trung Bộ phân bố không đều theo lãnh thổ. Phần lớn khách đến Huế và Đà Nẵng, đây là những đô thị lớn trong vùng và tương đối tập trung các tài nguyên du lịch, đồng thời có cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối tốt. Cho đến nay, số khách quốc tế đến Thừa Thiên - Huế và đến Quảng Nam - Đà Nẵng vẫn chiếm xấp xỉ 90% khách quốc tế đến vùng Bắc Trung Bộ.

Thị trường khách du lịch quốc tế đến vùng du lịch Bắc Trung Bộ cũng hoàn toàn thay đổi. Nếu như trước đây, thị trường khách du lịch chính của vùng Bắc Trung Bộ là khách từ các nước Đông Âu và Liên Xô cũ, thì ngày nay khách đến từ các thị trường này là không đáng kể.

Thay vào đó là khách du lịch đến từ các nước Tây Âu như Pháp, Đức,...; các nước Bắc Mỹ; các nước châu Á - Thái Bình Dương như Nhật Bản, và các nước ASIAN. Mục đích của khách du lịch quốc tế đến vùng Bắc Trung Bộ cũng rất đa dạng, nhưng chủ yếu là tham quan du lịch thuần

túy, khách du lịch có mục đích thương mại và các mục đích khác là không đáng kể.

Hiện nay, vùng Bắc Trung Bộ mỗi năm đón trung bình khoảng 1 triệu lượt khách quốc tế.

- Khách du lịch nội địa

Khách du lịch nội địa đến vùng du lịch Bắc Trung Bộ trong thời gian qua cũng tăng nhanh đáng kể, thời kỳ 2000 - 2007 trung bình đạt khoảng 12 - 13%/năm. Tuy nhiên so với 2 vùng còn lại thì tốc độ tăng trưởng khách nội địa đến vùng Bắc Trung Bộ thấp hơn.

Tốc độ tăng trưởng nhanh của khách du lịch nội địa chứng tỏ đời sống vật chất tinh thần của người lao động ngày càng được nâng cao. Nhu cầu nghỉ ngơi - vui chơi giải trí, nhu cầu nâng cao dân trí, tìm đến cái mới, cái lạ của người dân là một nhu cầu khách quan. Mục đích đi du lịch của khách nội địa cũng rất đa dạng, nhưng chủ yếu là thăm quan các di tích triều Nguyễn ở cố đô Huế, thăm đô thị cổ Hội An, bảo tàng Chàm Đà Nẵng, thánh địa Mỹ Sơn, động Phong Nha... Ngoài ra khách du lịch nội địa còn có mục đích lễ hội - tín ngưỡng, tắm biển, tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch công vụ...

* Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong ngành du lịch bao gồm hệ thống các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống (nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, bar, quán cà phê...), các khu vui chơi giải trí, các cơ sở thương mại phục vụ nhu cầu của du khách (các cửa hàng bán đồ lưu niệm...), các cơ sở thể thao, khu an dưỡng, trị liệu, các công trình thông tin văn hóa, quảng bá du lịch, các cơ sở dịch vụ bổ sung khác.

- Cơ sở lưu trú

Các cơ sở lưu trú của vùng tập trung chủ yếu ở Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam. Hiện nay, toàn vùng có 5/28 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao, 17/87 khách sạn 4 sao, 25/170 khách sạn 3 sao so với cả nước. Còn lại, nhìn chung quy mô các khách sạn ở vùng du lịch Bắc Trung Bộ còn nhỏ. Số khách sạn có quy mô trên 100 phòng chưa nhiều và chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn, là hạt nhân của vùng.

Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch cũng như các cơ sở lưu trú, hệ thống các cơ sở ăn uống ở các tỉnh trong vùng cũng phát triển nhanh. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có các phòng ăn, quầy bar..., không chỉ phục vụ cho khách du lịch mà còn phục vụ người dân địa phương và khách viếng thăm.

Ngoài các cơ sở ăn uống nằm trong các khách sạn, nhà nghỉ, các cơ sở ăn uống bên ngoài cũng phát triển mạnh, hầu hết các thành phần kinh tế đều tham gia vào dịch vụ này. Chủng loại đồ ăn, thức uống ở đây cũng tương đối phong phú, chất lượng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu của nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau.

-. Các cơ sở vui chơi giải trí, các dịch vụ phụ khác

Các cơ sở vui chơi giải trí và các dịch vụ phụ hiện nay là khâu yếu kém của vùng du lịch Bắc Trung Bộ. Ở các tỉnh, thành phố trong vùng, kể cả Huế và Đà Nẵng hầu như chưa có một khu vui chơi giải trí nào đáng kể đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch cũng như người dân địa phương. Ở các điểm du lịch chính, hình thức vui chơi giải trí còn đơn điệu, quy mô nhỏ, chủ yếu chỉ có ở các khách sạn lớn. Chính điều này làm hạn chế thời gian lưu trú của khách cũng như hiệu quả kinh doanh du lịch. Khách du lịch đến vùng Bắc Trung Bộ, ngoài tắm biển, tham quan ra còn nhiều thời gian nhàn rỗi nhưng khó có thể tìm thấy điểm vui chơi, giải trí. Các vũ trường - sàn nhảy tuy có phát triển ở nhiều nơi, song giá cả còn cao và chỉ đáp ứng được cho một phần thanh thiếu niên và khách du lịch trẻ tuổi. Các hình thức vui chơi giải trí khác mang tính chất quần chúng hầu như không có. Các cơ sở dịch vụ như phòng luyện tập thể thao, vật lý trị liệu, xông hơi, xoa bóp... gần đây tuy có phát triển ở một số nơi, nhưng phần lớn chất lượng còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu. Việc đầu tư xây dựng các khu vui chơi, giải trí tổng hợp là một đòi hỏi cấp bách của du lịch ở các địa phương trong vùng để có thể phát triển và cạnh tranh được với các trung tâm du lịch khác của cả nước.

* Lao động ngành du lịch

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, nhân viên du lịch vùng Bắc Trung Bộ chưa được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ một cách có hệ thống. Theo thống kê gần

đây, khoảng 70% lao động gián tiếp ngành du lịch của vùng chưa qua đào tạo. Điều đó đã ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh trong du lịch. Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch, lực lượng lao động phục vụ trong ngành du lịch vùng du lịch Bắc Trung Bộ cũng gia tăng nhanh. Tốc độ tăng trưởng bình quân trên 15%/năm, hiện nay lao động trong vùng chiếm khoảng 8% lao động du lịch của cả nước.

* Doanh thu ngành du lịch

Doanh thu từ du lịch bao gồm các khoản thu từ lưu trú và ăn uống, từ dịch vụ mua bán hàng lưu niệm, từ việc vận chuyển khách du lịch, từ các dịch vụ tham quan, vui chơi giải trí và các dịch vụ phụ khác.

Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng nhanh về khách du lịch, doanh thu du lịch của vùng cũng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. Tuy vậy, tỷ lệ của toàn vùng du lịch Bắc Trung Bộ chiếm không tới 7% doanh thu từ du lịch của cả nước. Do hệ thống dịch vụ còn nghèo nàn, các mặt hàng đơn điệu, chưa phong phú nên khoản chi tiêu của du khách chủ yếu tập trung vào việc lưu trú và ăn uống (chiếm khoảng trên 60%).

b. Hoạt động du lịch theo lãnh thổ

* Các tiểu vùng du lịch

Căn cứ vào tiêu chí phân vùng du lịch, vùng du lịch Bắc Trung Bộ được chia thành 2 tiểu vùng:

* Tiểu vùng du lịch phía Bắc: gồm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.

- Trung tâm của tiểu vùng là thành phố Huế, đồng thời là trung tâm đồng vị của vùng du lịch Bắc Trung Bộ.

*Tiểu vùng du lịch phía Nam: gồm Tp. Đà Nẵng và hai tỉnh Quảng Nam,

Quảng Ngãi.

- Trung tâm của tiểu vùng là Tp. Đà Nẵng, đồng thời là trung tâm đồng vị của vùng BTB.

Vùng BTB có hai thành phố lớn với các điều kiện về vị trí địa lý, tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kỹ thuật ngành... Là Tp. Huế và Tp. Đà Nẵng. Hai thành phố này là trung tâm đồng vị của vùng, có vai trò và vị trí quan trọng, bổ sung cho nhau trong việc hình thành và phát triển hoạt động du lịch của vùng.

c. Các điểm, tuyến vùng du lịch Bắc Trung Bộ

* Điểm du lịch

Vùng Bắc Trung Bộ có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa và các tài nguyên du lịch khác. Điều đó tạo cho vùng có nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Mỗi điểm mang những nét đặc sắc riêng và có giá trị nhất định đối với hoạt động du lịch.

Có thể chia các điểm du lịch ở Bắc Trung Bộ thành hai nhóm chủ yếu:

+ Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia - quốc tế: Đặc trưng của nhóm này là sự độc đáo về tài nguyên du lịch và sự thu hút khách cao độ.

+ Nhóm điểm du lịch có ý nghĩa địa phương: Tài nguyên du lịch ở các điểm này hoặc không thật đặc sắc, hoặc cách xa đường giao thông nên sức hấp dẫn khách du lịch từ phương xa tới không nhiều. Tuy vậy có thể khai thác chúng một cách có hiệu quả nếu biết kết hợp với các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia - quốc tế trên một tuyến du lịch nhất định.

- Các điểm du lịch có ý nghĩa quốc gia - quốc tế

Điểm DL Vị trí Điểm DL Vị trí

1 Động Phong

Nha

Quảng Bình 10 Bãi biển Thuận

An

TT –

Huế 2 Thành cổ Quảng

Trị

Quảng Trị 11 Bãi biển Lăng

TT –

Huế

3 Nghĩa trang

Trường Sơn

Quảng Trị 12 Đèo Hải Vân Huế -

Đà Nẵng

4 Địa đạo Vĩnh Mốc

Quảng Trị 13 Cù Lao Chàm Quảng

Nam

5 Khe Sanh Quảng Trị 14 Ven biển Đà

Nẵng

Đà Nẵng 6 Quần thể di tích

Huế*

TT – Huế 15 Hội An Quảng

Nam 7 VQG Bạch Mã TT – Huế 16 Thánh Địa Mỹ Sơn Quảng Nam 8 Bãi biển Cảnh Dương TT – Huế 17 BT Chàm Quảng Nam

9 A Lưới TT – Huế 18 Sơn Mỹ Quảng

Ngãi

(*Quần thể di tích cố đô Huế bao gồm: Kinh thành và Đại Nội, khu lăng tẩm, Đàn Nam Giao, Hổ Quyền, chùa Thiên Mụ, sông Hương, núi Ngự, đồi Vọng Cảnh).

- Các điểm du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương

Điểm DL Vị trí Điểm DL Vị trí

1 Bãi biển Nhật Lệ Q.Bình 18 Đầm Cầu Hai TT - Huế

2 Bãi biển Đá Nhảy Q.Bình 19 Suối khoáng Mỹ

An

TT - Huế

3 Đèo Lý Hóa Q.Bình 20 P.viện bảo tàng

HCM

TT - Huế

4 Đèo Ngang Q.Bình 21 KDT Phan Bội

Châu

TT - Huế

5 Hang Rục Q.Bình 22 Chùa Bảo Quốc TT - Huế

6 Đ. Hòn La, Hòn Gió Q.Bình 23 Núi và chùa Túy

Vân

TT - Huế

7 Bãi biển Cửa Tùng Quảng

Trị 24 Phật viện Đồi Dương Đà Nẵng 8 Đảo Cồn Cỏ Quảng Trị 25 Chiên Đàn Đà Nẵng

9 Nhà thờ La Vang Quảng Trị

26 Bà Nà Q.Nam

10 Làng Vân Kiều Quảng

Trị 27 Núi Thành Q.Nam 11 Hệ thống giếng cổ Quảng Trị 28 Hồ Phú Ninh Q.Nam 12 Làng khảm xà cừ Cát Sơn Quảng Trị

29 Bãi biển Tam

Thanh

Q.Nam

13 Nhà tù Lao Bảo Quảng

Trị

30 Bãi biển Mỹ Khê Q. Ngãi

14 Suối khoáng Đakrong Quảng

Trị

31 Bãi biển Sa Huỳnh Q. Ngãi

15 Suối nước nóng Tân Lân Quảng Trị 32 Ba Gia - Vạn Tường Q. Ngãi

16 Hàng rào Macnamara Quảng

Trị

33 Ba Tơ Q. Ngãi

17 Phá Tam Giang TT -

Huế

34 Quảng Ngãi Q. Ngãi

* Tuyến du lịch

Việc xác định tuyến du lịch phải căn cứ vào một số tiêu chuẩn nhất định. Để xác định các tuyến du lịch ở vùng Bắc Trung Bộ, các tiêu chuẩn chủ yếu làm căn cứ bao gồm: Định hướng tổ chức không gian du lịch chính của toàn vùng; Tài nguyên du lịch (tự nhiên, nhân

văn) và khả năng thu hút khách của chúng; Khả năng tiếp cận (mạng lưới giao thông), các điều kiện về cơ sở hạ tầng; Các cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí với khả năng thu hút khách của chúng.

Các tiêu chuẩn trên quyết định thời gian du lịch (dài hay ngắn) của khách đối với từng tuyến du lịch. Việc xác định các tuyến du lịch mang tính chất tương đối, thường gắn với mạng lưới giao thông của vùng.

- Các tuyến du lịch có ý nghĩa quốc gia - quốc tế

+ Tuyến nội vùng

Tuyến Đà Nẵng - Huế (104 km): Đây là tuyến du lịch chính của vùng du lịch Bắc Trung Bộ, là tuyến nối hai trung tâm đồng vị của vùng. Các điểm tham quan chính: Non Nước, Ngũ Hành Sơn; đèo Hải Vân - Lăng Cô; quần thể di sản thế giới cố đô Huế.

Tuyến Huế - Đông Hà - Đồng Hới - Phong Nha - Đèo Ngang (230 km): Điểm tham quan chính là: di sản văn hóa thế giới Huế; di tích kháng chiến chống Mỹ ( Đông Hà - Đồng Hới); hang động Phong Nha, tắm biển, nghỉ dưỡng.

Tuyến Đà Nẵng - Tam Kỳ - Sơn Mỹ - Mỹ Khê - Quảng Ngãi - Sa Huỳnh

(450 km): Điểm tham quan chính: Dải ven biển Sơn Hà, Non Nước, Ngũ Hành;

thăm làng nghề, di tích lịch sử ở Quảng Ngãi; tắm biển (Mỹ Khê, Sa Huỳnh).

Tuyến Đà Nẵng - Non Nước - Hội An - Mỹ Sơn (80 km): Điểm tham quan chính: Thắng cảnh Non Nước; Di sản thế giới Hội An; Di sản thế giới Mỹ Sơn.

+ Tuyến liên vùng quốc gia

Tuyến Đà Nẵng - Huế - Vinh - Thanh Hóa - Hà Nội: Nối vùng du lịch Bắc Trung Bộ với vùng du lịch Bắc Bộ.

Tuyến Huế - Đà Nẵng - Quy Nhơn - Nha Trang - TP. Hồ Chí Minh: Nối

vùng du lịch Bắc Trung Bộ với vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

Tuyến Huế - Đà Nẵng - Kon Tum - Đà Lạt - Ninh Chữ - Nha Trang - Quy Nhơn - Đà Nẵng - Huế: Đây là tuyến du lịch tiểu vùng hấp dẫn nhất nối vùng du lịch Bắc Trung Bộ với vùng du lịch Nam Trung Bộ (Tây Nguyên và ven biển Nam Trung Bộ).

+ Các tuyến du lịch quốc tế

- Tuyến Đà Nẵng - Huế - Lao Bảo - Savanakhet - Thái Lan (đường 9). - Tuyến Huế - Đà Nẵng - Ngã 3 Đông Dương (Việt Nam - Lào - Campuchia) theo đường 14.

Ngoài ra, tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú của vùng du lịch Bắc Trung Bộ còn cho phép tổ chức các tuyến điểm du lịch chuyên đề như:

- Tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa các triều Nguyễn. - Tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử văn hóa Chăm.

- Tuyến du lịch tham quan văn hóa các dân tộc miền núi (Pa Cô, Tà Ôi...). - Tuyến du lịch tham quan phong cảnh đảo.

- Tuyến du lịch tham quan các di tích lịch sử cách mạng. - Tuyến du lịch sinh thái (rừng, đảo, biển).

- Tuyến du lịch thăm quan, nghiên cứu hang động.

Trong điều kiện nước ta hiện nay, khi ngành du lịch không thể có khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho mục đích phát triển riêng của ngành, thì các tuyến, điểm du lịch đã, đang và sẽ được tổ chức khai thác có mối quan hệ chặt chẽ với sự phân bố và phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng, mà trước hết là mạng lưới giao thông. Các hoạt động chủ yếu đối với khách như ăn, nghỉ, mua sắm hàng lưu niệm, ... vẫn phải dựa vào hệ thống các đô thị và các điểm quần cư

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN VỀ TỔ CHỨC LÃNH THỔ DU LỊCH (Trang 100 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)