4.2.6.1. Các chính sách liên quan đến trồng rừng sản xuất
Các chính sách chủ yếu có ảnh hưởng đến phát triển trồng RSX của huyện Thạch An có thể phân chia thành 5 nhóm sau đây:
- Nhóm 1: Các chính sách về quản lý rừng: Bao gồm một số chính sách quan trọng sau đây:
+ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991, được sửa đổi lại vào năm 2004.
+ Quyết định số: 186/2006/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế quản lý rừng .
+ Quyết định số: 100/2007/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số: 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng.
- Nhóm 2: Các chính sách về đất đai: Bao gồm các chính sách chủ yếu sau đây:
+ Nghị định 02/ CP ngày 15/01/1994 quy định việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
+ Nghị định 01/CP ngày 01/01/1995 về giao khoán đất và rừng sử dụng vào mục đích nông, lâm nghiệp.
+ Nghị định 163/CP ngày 16/11/1999 về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
+ Luật đất đai sửa đổi năm 2003.
- Nhóm 3: Chính sách về thuế, đầu tư, tín dụng: Bao gồm các chính sách chủ yếu sau đây:
+ Quyết định số: 264/92/CP ngày 22/2/1992 về chính sách đầu tư phát triển rừng.
+ Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (sửa đổi).
+ Nghị định số: 106/2004/CP 1/4/2004 về tín dụng đầu tư phát triển. + Quyết định số:147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015.
+ Nghị định số: 74/CP ngày 25/10/1993 quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp.
+ Nghị quyết Quốc hội năm 2003 về miễn giá thuế sử dụng đất nông nghiệp.
+ Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 và QĐ số: 199/2001/QĐ- TTg ngày 28/12/2001 về đối tượng miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
- Nhóm 4: Chính sách về khai thác, vận chuyển lâm sản và thị trường: Bao gồm các chính sách chủ yếu sau đây:
+ Quyết định số: 136/CP ngày 31/7/1998 sửa đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu gỗ lâm sản.
+ Quyết định số: 661/98/CP phần chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm đối với rừng trồng sản xuất.
+ Chỉ thị số: 19/TTg ngày 16/7/1999 về biện pháp đẩy mạnh tiêu thụ gỗ rừng trồng.
+ Quyết định số: 80/02/TTg ngày 24/6/2002 về khuyến khích tiêu thụ nông sản (gồm lâm sản hàng hoá).
+ Quyết định số: 02/1999/BNN/PTLN ngày 05/01/1999; Quyết định số: 04/2004/BNN/LN (sửa đổi) ngày 02/02/2004 và Thông tư số: 35/2011/TT-BNN (thay thế Quyết định số: 40/2005/QĐ-BNN) về việc hướng dẫn thực hiện khai thác gỗ, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
- Nhóm 5: Một số chính sách chủ yếu khác có liên quan bao gồm: + Nghị Quyết số: 28/TW của Bộ Chính trị ngày 16/6/2003 về tiếp tục đổi mới nông lâm trường quốc doanh.
+ Quyết định số: 178/QĐ-TTg ngày 12/1/2001 về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ, cá nhân được giao, thuê, khoán rừng và đất lâm nghiệp.
+ Chỉ thị số: 19/04/CT-TTg ngày 01/6/2004 về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ.
+ Quyết định số: 187/CP về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh.
* Đánh giá chung ảnh hưởng của các chính sách trên liên quan tới việc phát triển trồng rừng sản xuất:
+ Tác động tích cực:
- Tạo ra khung pháp lý cho việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển rừng sản xuất, quy định về giao rừng, chuyển nhượng quyền sử dụng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng (Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004; Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên,…).
- Quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, tập thể, cá nhân, hộ gia đình tham gia phát triển rừng sản xuất, có chính sách khuyến khích người dân tham gia hoạt động phát triển rừng trong việc tạo điều kiện để thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,… Do vậy, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc quản lý, giao khoán rừng cũng như phát triển rừng sản xuất (QĐ 178/QĐ-TTg; QĐ 661/98/QĐ-TTg phần chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm đối với rừng trồng sản xuất,…).
- Có các chính sách ưu đãi về thuế, hỗ trợ người dân vùng khó khăn về chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hỗ trợ vốn trồng, khoanh nuôi, quản lý bảo vệ rừng hỗ trợ các đối tượng là tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, tập thể tham gia hoạt động phát triển rừng (Nghị định 01/CP, Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (sửa đổi), Nghị định 163/CP, Nghị quyết Quốc hội 2003 về miễn giá thuế sử dụng đất nông nghiệp,…). Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc khuyến khích người dân và các thành phần kinh tế tham gia hoạt động phát triển rừng trồng sản xuất.
- Quy định rõ về khai thác và tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng sản xuất, trong đó cho phép rừng tự nhiên có thể sử dụng làm rừng sản xuất đã mở ra hướng phát triển mới cho các đơn vị phát triển rừng trong việc mở rộng diện tích rừng, mở rộng phương án sản xuất kinh doanh (Chỉ thị 19/04/TTg ngày 01/6/2004 về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ, QĐ 02/1999/BNN/PTLN; QĐ 04/2004/BNN/LN (sửa đổi) ngày 02/02/2004 và QĐ 40/2005/BNN (sửa đổi) ngày 07/7/2005 về ban hành Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác, QĐ 136/CP,...).
- Triển khai phương án chủ động sản xuất kinh doanh lâm nghiệp đối với các lâm trường quốc doanh chuyển từ cơ cấu bao cấp sang tự hạch toán sản xuất kinh doanh, thực hiện triển khai cổ phần hóa Công ty Lâm nghiệp,… có tác dụng rất lớn trong việc phát huy năng lực của các đơn vị kinh doanh rừng, chủ động xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, mở rộng các hoạt động trồng và chăm sóc rừng, nhờ vậy mà diện tích rừng trồng của nước ta liên tục tăng trong những năm qua (QĐ 187/CP, Nghị quyết 28/TW của Bộ Chính trị,…).
- Đã xem xét tới các yếu tố bất lợi trong sản xuất để có biện pháp ưu đãi về vay vốn, thu thuế, đầu tư cơ sở hạ tầng,…(Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994 (sửa đổi), Nghị định 106/2004/CP, Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp năm 1993 và QĐ 199/2001/TTg ngày 28/12/2001 về đối tượng miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp,...).
- Các Quyết định 136/98/CP sửa đổi một số quy định về thủ tục xuất khẩu gỗ, lâm sản, Quyết định 661/98/CP phần về chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm đối với rừng trồng sản xuất, các Quyết định 02/1999/BNN/PTLN, 04/2004/BNN/LN, Thông tư số: 35/2011/TT-BNN thay thế Quyết định 40/2005/BNN ngày 07/7 /2005 về việc hướng dẫn thực hiện khai thác gỗ, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ, đã cho phép chủ rừng có quyền tự quyết định thời điểm, phương thức khai thác, tự do lưu thông sản phẩm gỗ rừng trồng sản xuất. Như vậy, vấn đề khai thác, lưu thông, tiêu thụ và thị trường gỗ rừng trồng sản xuất đã thông thoáng hơn trước rất nhiều.
- Các Quyết định 19/99/TTg, Quyết định 80/02/TTg khuyến khích sử dụng gỗ, xuất khẩu gỗ rừng trồng, khuyến khích doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ lâm sản với người sản xuất để chế biến tiêu thụ lâm sản hàng hoá, hộ gia đình được sử dụng giá trị sử dụng quyền sử dụng đất để góp vốn, liên doanh, liên kết chế biến, kinh doanh, xuất khẩu lâm sản,… Các quyết định này cũng khuyến khích chế biến, xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến,… từ đây đã mở đường cho việc xuất khẩu các sản phẩm đồ gỗ đã qua chế biến ở nước ta ra thị trường thế giới, kích thích trồng rừng sản xuất và chế biến,…Lần đầu tiên đã có chính sách tạo điều kiện liên kết cho dòng nguyên liệu từ trồng rừng đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm vốn đã bị chia cắt, kìm hãm phát triển trồng RSX cả thời gian rất dài trước đây.
4.2.6.2. Ảnh hưởng của chính sách đến giao đất, giao rừng
Số liệu thu thập được trình bày ở bảng 4.9.
Bảng 4.9: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã giao ở tỉnh Cao Bằng và huyện Thạch An Đơn vị: ha Đơn vị Tổng diện tích đất lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp đã giao Số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp Tổng diện tích % Tỉnh Cao Bằng 514.275,24 481.073,40 93,5 450.060,59 Huyện Thạch An 60.949,24 52.220,50 85,6 52.220,50
(Nguồn: Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Cao Bằng)
Qua bảng 4.9 cho thấy huyện Thạch An đã thực hiện được khá tốt công tác giao đất, giao rừng thể hiện ở diện tích đã giao lên tới 85,6%.
Kết quả khảo sát và đánh giá ở huyện Thạch An cho thấy ảnh hưởng của giao đất, giao rừng tới trồng RSX thể hiện ở một số nét chính được trình bày trong bảng 4.10.
Bảng 4.10: Ảnh hƣởng của giao đất, giao rừng tới phát triển trồng RSX Ảnh hƣởng tích cực Ảnh hƣởng tiêu cực
1. Đất lâm nghiệp được giao đã cơ bản được quản lý và sử dụng đúng mục đích, đang dần phát huy hiệu quả: Một số hộ gia đình, cá nhân đã có thu nhập từ rừng góp phần xóa đói giảm nghèo.
2. Phát huy quyền làm chủ, tạo động lực cho các chủ rừng đầu tư vốn trồng rừng, chủ động kế hoạch sản xuất hàng năm.
3. Diện tích và các mô hình rừng trồng sản xuất tăng lên đáng kể, các sản phẩm lâm sản ngày càng được đa dạng hoá trên thị trường 4. Nâng cao được ý thức trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, năng suất và chất lượng rừng trồng được nâng lên, Hộ gia đình, cá nhân và tập thể đã tự bỏ vốn đầu tư trồng RSX.
5. Số lượng trang trại lâm nghiệp hoạt động có hiệu quả xuất hiện.
6. Các mô hình tổ chức trồng RSX với các hình thức liên kết có xu hướng mở rộng.
1. Đất đai manh mún, nhỏ lẻ nên khó tạo ra số lượng nguyên liệu, hàng hoá tập trung quy mô lớn. 2. Đối với quy hoạch vùng nguyên liệu sau giao đất, giao rừng sẽ rất khó khăn trong việc giải quyết các thủ tục để đủ diện tích trồng rừng cần thiết.
3. Một số tổ chức, các nhân đã lợi dụng chính sách giao khoán đất để đầu cơ, buôn bán và kinh doanh đất lâm nghiệp.
+ Những ưu điểm và hạn chế trong việc giao đất giao rừng đối với phát triển trồng RSX ở huyện Thạch An
- Ưu điểm:
Kết quả nghiên cứu cho thấy một số nhận định chung về ưu điểm của giao đất giao rừng ở huyện Thạch An như sau:
+ Rừng và đất lâm nghiệp ở những nơi đã giao, cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức quản lý, bảo vệ đã thực sự có chủ, rừng đã được bảo vệ và chăm sóc tốt hơn, hạn chế đáng kể tình trạng phát nương làm rẫy, khai thác rừng trái phép, lấn chiếm đất đai,… đặc biệt là ở những vùng giáp ranh. Trách nhiệm của các chủ thể quản lý rừng đã được nâng lên một bước.
+ Do đã xây dựng được quy ước về sử dụng đất đai cũng như có sự đầu tư hỗ trợ từ các dự án nên tại địa phương đã có sự chuyển hướng tích cực, các chủ rừng đã chủ động sản xuất, nhiều hộ dân đã tự bỏ vốn trồng rừng, xây dựng trang trại lâm nghiệp và trồng cây ăn quả, cây đặc sản,… mang lại thu nhập lớn, góp phần xoá đói giảm nghèo.
+ Nhận thức của người dân đã được nâng lên, đã huy động được các nguồn lực về tài chính và lao động tại chỗ vào phát triển rừng, thực hiện chủ trương xã hội hoá nghề rừng.
+ Xuất hiện nhiều mô hình quản lý rừng tốt và kinh doanh có hiệu quả; một số trang trại lâm nghiệp đã bắt đầu hình thành.
- Một số hạn chế, tồn tại chính:
+ Diện tích giao còn manh mún, ranh giới giữa các hộ một số nơi chưa rõ ràng, chưa đóng được cọc mốc ranh giới lô ở ngoài thực địa nên còn hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm lẫn nhau.
+ Đánh giá hiệu quả sản xuất lâm nghiệp sau giao đất còn chưa thực hiện được. Chế độ kiểm tra, theo dõi và đánh giá không thường xuyên dẫn tới hiệu quả sử dụng đất chưa cao, có nơi sử dụng không đúng mục đích.
+ Hoạt động của một số tổ chức doanh nghiệp được giao đất chưa sử dụng đúng mục đích lâm nghiệp, vẫn còn hiện tượng đầu cơ kinh doanh buôn bán đất lâm nghiệp.
+ Ảnh hưởng của các chính sách đến việc hình thành các mô hình tổ chức trồng RSX ở huyện Thạch An
Các chính sách, đặc biệt là chính sách về đất đai đã tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân tiến hành trồng RSX trên các diện tích mà mình đã được giao. Qua điều tra, khảo sát ở huyện Thạch An cho thấy trong thời gian qua đã xuất hiện khá nhiều mô hình tổ chức trồng RSX có hiệu quả, cụ thể như sau:
* Mô hình 1: Chủ rừng tự tổ chức trồng RSX.
Đối với và các Công ty, doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình được giao đất, đây là dạng mô hình tổ chức trồng RSX cơ bản nhất. Đặc điểm của mô hình cũng như những thuận lợi, khó khăn được trình bày ở bảng 4.11
Bảng 4.11: Những đặc trƣng cơ bản của mô hình chủ rừng tự tổ chức trồng RSX trên đất đƣợc giao
Điều kiện để thực hiện mô hình Thuận lợi Khó khăn
1. Chủ rừng phải được giao đất đủ chu kỳ kinh doanh.
2. Có vốn tự có hoặc có khả năng vay vốn đủ để đầu tư trồng rừng. 3. Có hiểu biết nhất định về sản xuất kinh doanh lâm nghiệp.
1.Có quyền quyết định phương án tổ chức kinh doanh. 2. Chủ động được kế hoạch sản xuất kinh doanh.
1. Các hộ dân miền núi hoặc một số tổ chức khó có đủ vốn hoặc vay vốn. 2. Thiếu thông tin về thị trường, đặc biệt là các hộ và doanh nghiệp tư nhân. 3. Khó khăn về tiêu thụ sản phẩm nếu quy mô sản xuất nhỏ, phân tán.
Bảng 4.11 cho thấy để phát triển mô hình tổ chức trồng RSX này cần tạo điều kiện cho các chủ rừng vay vốn và giải quyết những khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là đối với các chủ rừng là doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình đây là những đối tượng có nhiều tiềm năng nhưng chưa thu hút được sự
quan tâm. Hiện nay, mô hình này vẫn được xem là chủ đạo ở huyện Thạch An. Tuy vậy, đối với các chủ rừng là hộ gia đình do khó khăn về vốn trồng rừng nên số lượng hộ tham gia sản xuất theo mô hình này còn rất hạn chế.
* Mô hình 2: Chủ rừng liên kết với các hộ gia đình có nhu cầu trồng
rừng sản xuất.
Đây là hình thức mới đang được triển khai năm 2011 tại huyện Thạch An do Công ty TNHH chế biến lâm sản Quang Minh làm chủ đầu tư. Mục đích chính trong việc liên kết trồng rừng này nhằm tích tụ đất đai đã được giao cho các hộ gia đình thành vùng lớn đủ để cung cấp nguyên liệu cho nhà máy và các cơ sở chế biến. Một thực tế hiện nay là đất giao cho các hộ gia