Mục tiêu trồng rừng sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 46 - 48)

Qua điều tra, khảo sát ở huyện Thạch An cho thấy mục tiêu trồng rừng sản xuất có thể chia thành 2 nhóm chính:

+ Nhóm cung cấp sản phẩm gỗ: Vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, gỗ nguyên liệu giấy, dăm, gỗ dán.

+ Nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ: Nhựa Thông, quả Trám trắng, Hồi hoa, Trúc sào, Quế vỏ, Chè đắng lá, Trẩu quả, Mác mật quả, Măng tre, thân Trúc sào,…

Với quy mô khối lượng sản phẩm tạo ra tương đối lớn và tập trung nên nhóm cung cấp sản phẩm gỗ rừng trồng sản xuất có vai trò quan trọng hơn nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ. Tuy vậy, nhóm cung cấp lâm sản ngoài gỗ cũng giữ vai trò không kém phần quan trọng đối với đời sống hàng ngày của một bộ phận người dân.

Hiện nay, rải rác ở các tỉnh chúng ta đã quy hoạch và xây dựng được một số nhà máy giấy, dăm, ván dán và chế biến lâm sản khác, những cơ sở chế biến này đã tiêu thụ một khối lượng lớn sản phẩm rừng trồng sản xuất. Mục tiêu trồng rừng ở Thạch An là cung cấp các nhu cầu về gỗ vật liệu xây dựng, gỗ gia dụng đến nay đã khá rõ ràng, nhưng vẫn còn ở quy mô nhỏ.

Mục tiêu trồng rừng sản xuất của huyện Thạch An được trình bày trong bảng 4.2.

Bảng 4.2: Mục tiêu trồng rừng sản xuất ở huyện Thạch An Nhóm sản phẩm Mục tiêu, sản phẩm

trồng rừng sản xuất Loài cây trồng chính

A. Nhóm cung cấp sản phẩm gỗ.

1. Nguyên liệu giấy, dăm, gỗ dán,…

Các loại Keo lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Mỡ

2. Vật liệu xây dựng Các loại Keo, Thông mã vĩ, Xoan ta, Mỡ, Tông dù, Sa mộc,…

3. Gỗ gia dụng Mỡ, Xoan ta, Thông mã vĩ,

Tông dù, Sa mộc, Lát và Keo các loại,…

B. Nhóm cung cấp sản phẩm ngoài gỗ

1. Thân tre, Vầu nứa, trúc sào

- Tre; - Vầu, nứa; - Trúc sào

2. Măng tre, măng vầu, Măng tre bát độ

Tre, vầu, Trúc,..

3. Nhựa thông Thông mã vĩ

4. Quả Trám trắng 5. Hoa hồi 6. Quả Trẩu 7. Vỏ Quế 8. quả Mác mật 9. Dẻ hạt 10. Chè đắng lá Trám trắng, Hồi, Quế, Dẻ…

Có thể thấy rằng mục tiêu trồng rừng sản xuất tập trung ở Thạch An đã được định hình khá rõ ràng, cụ thể nhằm cung cấp nguyên liệu giấy, gỗ ván dăm, gỗ ván dán,... với các nhóm loài cây chủ yếu là, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lai, Mỡ,...Cùng với mục tiêu trồng RSX đem lại sản phẩm phục vụ cho xây dựng, gỗ gia dụng vẫn là các loại cây trồng như: Thông mã vĩ, Sa mộc, Xoan ta, Tông dù (xoan hôi), Lát hoa, Mỡ, Keo.

Về lâm sản ngoài gỗ, mục tiêu trồng rừng cũng đã định hình tương đối rõ ràng, các sản phẩm đang được thị trường ưa chuộng và tiêu thụ tương đối mạnh như: hoa Hồi khô (35.000đ/kg), quả Mác mật tươi (10.000đ/kg), lá Chè đắng (7.000 đ/kg),… vì vậy việc phát triển mặt hàng này đang có những lợi thế nhất định. Ngoài ra các sản phẩm là thân Trúc sào cũng đang được quan tâm phát triển để nhằm cung cấp cho Công ty trúc tre xuất khẩu Cao Bằng và sản phẩm nhựa Thông, vỏ Quế cũng đang được Trung Quốc thu mua.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 46 - 48)