Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 54 - 56)

Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật sử dụng cho các loài cây, dạng lập địa cũng như mục đích trồng rừng về cơ bản giống nhau, được trình bày trong bảng 4.8

Bảng 4.8: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh đƣợc áp dụng trong các mô hình T

T

Nội dung

công việc Biện pháp kỹ thuật cụ thể

1 Xử lý

thực bì

Phát dọn toàn diện, băm đoạn và dọn theo băng hoặc rải đều trên lô (để phân hủy tự nhiên). Không áp dụng biện pháp đốt thực bì. 2 Làm đất,

cuốc hố

Làm đất thủ công, cục bộ. Hố cuốc theo đường bình độ. Đào và lấp hố trước khi trồng 15-30 ngày. Hố đào kích thước 30x30x30 cm đối với hầu hết các loài cây. Riêng các loài cây bản địa kích thước hố 40 x 40x 40cm.

3 Loài cây, mật độ

- Mỡ, Thông mã vĩ, Keo các loại, Sa mộc, Tông dù: 1.600 cây/ha (hàng cách hàng 3m, cây cách cây 2 m) theo Dự án 661, Dự án trồng rừng nguyên liệu giấy, dăm, gỗ dán, Dự án chuyển đổi rừng nghèo kiệt sang trồng rừng sản xuất.

- Mỡ, Thông mã vĩ, Keo tai tượng: 2.500 cây/ha (hàng cách hàng 2m, cây cách cây 2 m) theo Dự án PAM-5322, Dự án 52, lâm trường Thạch An.

- Các loài bản địa như: Hồi, Quế: 500 cây/ha (hàng cách hàng 5m, cây cách cây 4m) theo Dự án 661.

- Thông mã vĩ hỗn giao Keo lá tràm với mật độ 2500 cây/ha (Thông 1.125 cây + 1.125 cây Keo lá tràm)

4 Nguồn giống

- Cây con gieo ươm từ hạt do lâm trường Thạch An và các cơ sở giống cây lâm nghiệp của tỉnh Cao Bằng.

- Keo lai: Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng - Viện KHLN Việt Nam (được sử dụng làm cây mẹ cấp hom).

5 Phương thức trồng

- Trồng thuần loài: Thông mã vĩ, Mỡ, Keo, Sa mộc,…

- Trồng hỗn giao: Lát - Quế, Thông mã vĩ - Keo lá tràm,… trồng theo hàng.

6 Phương pháp trồng

- Trồng bằng cây con có bầu.

7 Bón phân - Bón lót 100 gam NPK/ hố, tỷ lệ tương ứng 5:10:3 8 Thời vụ

trồng

Thường vào tháng 4,5 và tháng 8,9. Trồng dặm được tiến hành 2 lần sau trồng.

9 Chăm sóc Năm 1: chăm sóc 2 lần (tháng 7 và tháng 11).

Một số nhận xét đánh giá về các biện pháp kỹ thuật đang được sử dụng: - Xử lý thực bì theo phương thức phát dọn toàn diện trước khi trồng 1 tháng; làm đất đào hố cục bộ, phương pháp thủ công theo đường đồng mức.

- Nguồn giống cây trồng chủ yếu như: Thông mã vĩ, Mỡ, Keo tai tượng, Keo lá tràm,.. sử dụng các giống có xuất xứ rõ ràng của rừng giống quốc gia tại Đình Lập (Lạng Sơn), Vĩnh Phúc, …

- Kỹ thuật trồng và chăm sóc: Hầu hết các mô hình thực hiện chăm sóc trong 3 năm, riêng Dự án 661 chăm sóc 4 năm sau khi trồng mỗi năm 2 lần, biện pháp kỹ thuật chủ yếu là phát dọn thực bì, xới quanh gốc và bảo vệ rừng. Công tác trồng dặm được tiến hành 2 lần vào 2 lần chăm sóc đầu tiên, và đều được áp dụng biện pháp nông lâm kết hợp ở 1-2 năm đầu khi rừng chưa khép tán. Nhưng công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng trồng chưa thực sự được quan tâm.

Tóm lại các biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc hiện nay mới chỉ đáp ứng được yêu cầu tối thiểu trong thâm canh rừng trồng. Bởi lẽ tất cả các mô hình đang áp dụng do suất đầu tư thấp nên chưa thực hiện biện pháp bón thúc. Vấn đề này đặt ra một thách thức khá lớn cho trồng rừng sản xuất của Thạch An nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung. Vì vậy để thâm canh tăng năng suất rừng trồng đòi hỏi phải có những nghiên cứu kỹ hơn để cụ thể hoá các biện pháp tác động cho từng loài cây và lập địa sao cho có hiệu quả nhất.

* Nhận xét chung:

Trồng rừng sản xuất theo hướng thâm canh tăng năng suất tại tỉnh Cao Bằng nói chung và huyện Thạch An nói riêng đã bắt đầu được quan tâm chú ý, đặc biệt là từ khi có Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661).

Trồng rừng sản xuất của huyện Thạch An trong thực tế đã đạt được những kết quả khả quan so với các địa phương khác của tỉnh: Việc lựa chọn cơ cấu cây trồng bước đầu đã theo định hướng sản phẩm cũng như điều kiện

thực tế của huyện. Hiện tại, Thạch An là một trong những vùng nguyên liệu giấy, gỗ ván dăm, gỗ dán lạng đưa về các tỉnh miền xuôi, đồng thời là nơi cung cấp sản phẩm cho thị trường nội, ngoại tỉnh và xuất khẩu với các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ như: nhựa Thông, quả Trám, hoa Hồi, quả Trẩu, vỏ Quế, hạt Dẻ,…và đang được đánh giá là một vùng nguyên liệu tiềm năng hơn cả cung cấp nguyên liệu gỗ tròn các loại cho nhà máy sản xuất ván ghép thanh, ván OKAL, ván MDF, của Công ty TNHH chế biến lâm sản Quang Minh tại tỉnh Cao Bằng.

Với diện tích rừng trồng hiện có và quỹ đất dành cho trồng rừng, Thạch An nói riêng và tỉnh Cao Bằng nói chung thực sự đã có những bước tiến đáng kể trong phát triển rừng trồng sản xuất trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 54 - 56)