Xuất các giải pháp phát triển

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 29 - 111)

- Giải pháp về kỹ thuật.

- Giải pháp về cơ chế chính sách - Giải pháp về kinh tế - xã hội

- Giải pháp về thông tin, tuyên truyền phổ cập

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp tiếp cận

- Kế thừa các kết quả nghiên cứu, đánh giá đã có về tình hình thực hiện, triển khai và các cơ chế chính sách, các hướng dẫn kỹ thuật, các MH lâm sinh áp dụng cho trồng RSX.

- Kết hợp giữa đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất của địa phương (thông qua các báo cáo kết quả thực hiện) với kết quả khảo sát, đánh giá trên thực địa.

Sơ đồ 2.1: Các bước nghiên cứu của đề tài

Thu thập các thông tin ở huyện Thạch An

Các thông tin về kỹ thuật

Các thông tin về cơ chế, chính sách, suất

đầu tư Điều tra, khảo sát thực địa, các mô hình

rừng sản xuất, các cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm Đề xuất các giải pháp phát triển Phân tích, xử lí thông tin, số liệu Các thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm

2.4.2. Phương pháp cụ thể

2.4.2.1. Thu thập các thông tin, số liệu, kết quả nghiên cứu đã có theo phương pháp kế thừa

Trong quá trình nghiên cứu kế thừa các nội dung số liệu sau:

- Các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu. - Các số liệu về diện tích các loại rừng do Huyện, Tỉnh và Bộ NN & PTNT công bố trong các năm qua.

- Các văn bản pháp quy liên quan đến chính sách phát triển trồng rừng sản xuất, các định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình và quy phạm kỹ thuật trồng rừng,…

- Thu thập các báo cáo khoa học, các kết quả nghiên cứu về kỹ thuật

trồng RSX tại địa phương và tại những vùng có điều kiện tương tự.

- Thu thập thông tin về cơ chế chính sách, tổ chức thực hiện. Các thông tin, số liệu về tình hình, tiến độ thực hiện .

- Các tài liệu khoa học, các kết quả nghiên cứu có liên quan.

2.4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát, đánh giá trên thực địa

* Tìm hiểu quá trình trồng rừng sản xuất tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.

Áp dụng phương pháp Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (Participatory Rural Appraisal - PRA), trong đó công cụ chủ yếu được sử dụng là phỏng vấn người cung cấp tin chính: các cán bộ quản lý hoặc cán bộ kỹ thuật lâm nghiệp trên địa bàn; những người dân trực tiếp tham gia sản xuất lâm nghiệp.

Nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề:

+ Xây dựng bộ câu hỏi phỏng vấn, thảo luận nhóm, short thị trường + Các dự án đầu tư vào hoạt động trồng rừng sản xuất, bao gồm vốn đầu tư, mục tiêu đầu tư, địa điểm thực hiện, thời gian và kết quả,...

+ Loài cây trồng rừng chủ yếu; các biện pháp kỹ thuật được áp dụng. + Diện tích rừng trồng,...

Trên cơ sở đó, chọn địa điểm khảo sát và đánh giá ngoài thực địa.

2.4.2.3. Tổng kết và đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng

Làm việc với Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh (Chi cục PTLN, Chi cục Kiểm lâm), Ban quản lý rừng phòng hộ huyện, phòng Nông nghiệp & PTNT huyện, Hạt Kiểm lâm huyện và UBND huyện Thạch An và các đơn vị có liên quan để nắm tình hình chung về các hoạt động trồng rừng sản xuất cũng như thu thập các tài liệu có liên quan. Sử dụng phương pháp điều tra theo các bước:

Bước 1. Điều tra khảo sát tổng thể, nắm tình hình chung, trên cơ sở đó

tiến hành phân loại đối tượng và lựa chọn các điểm điều tra chi tiết tiếp theo. - Đã khảo sát, đánh giá thực địa các mô hình rừng trồng sản xuất tại địa bàn 05/16 xã, thị trấn; đánh giá ảnh hưởng của các chính sách, thị trường đến phát triển rừng trồng sản xuất tại địa bàn huyện Thạch An.

- Đã tổ chức tiếp xúc, trao đổi với 2 đối tượng chính:

+ Các nhà quản lý sản xuất lâm nghiệp từ tỉnh tới xã (10 người);

+ Những người trực tiếp sản xuất (30 hộ dân). Các thông tin trao đổi, mạn đàm là nguồn dữ liệu quan trọng được xử lý, tổng hợp, hệ thống sử dụng không chỉ cho đánh giá mô hình trồng rừng về mặt kinh tế, xã hội mà cho cả đánh giá ảnh hưởng của các chính sách, thị trường tới phát triển trồng rừng sản xuất.

Bước 2. Trên cơ sở những kết quả thu được ở bước 1, tiến hành đánh

giá chi tiết các mô hình:

+ Các mô hình rừng trồng đã có.

+ Các loài cây, giống đã được sử dụng.

- Thu thập số liệu sinh trưởng bằng phương pháp điều tra ÔTC điển hình tạm thời, ÔTC bao hàm đầy đủ các điều kiện kiện lập địa, loài cây, cỡ tuổi (ưu tiên các cỡ tuổi lớn). Với mỗi loài cây lập 3 ÔTC (diện tích 500m2) và tiến hành điều tra, thu thập các số liệu về: loài cây, phương thức trồng, lập địa trồng, kỹ thuật trồng, năm trồng (tuổi rừng), D1,3, Hvn, Dtán,....của ô tiêu chuẩn.

- Đã lập 30 ô tiêu chuẩn (ÔTC) tạm thời diện tích 500m2/ô cho 2 dạng mô hình rừng trồng sản xuất của các loài cây trồng chủ yếu ở 5 xã để đánh giá định lượng về sinh trưởng và năng suất, cũng như hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội của các mô hình:

+ Mỡ thuần loài (tuổi 9): 15 ÔTC (3 ÔTC/xã x 5 xã)

+ Thông mã vĩ thuần loài (tuổi 12): 15 ÔTC (3 ÔTC/xã x 5 xã)

* Đánh giá sinh trưởng:

- Sinh trưởng đường kính ngang ngực (D1.3), đo bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến 0,1cm; thước dây có độ chia vạch đến 1cm để đo chu vi D1.3.

- Sinh trưởng chiều cao vút ngọn (Hvn), dùng sào kết hợp với thước Blumeleiss có độ chính xác đến 0,1m;

- Sinh trưởng đường kính tán (Dtán) dùng thước dây có độ chính xác đến 1cm.

- Đánh giá sinh trưởng của cây rừng trong các mô hình điển hình theo các chỉ tiêu: D1,3, Hvn, Dtán thông qua chiều cao tầng trội (Ho), xác định chỉ tiêu về cấp đất của từng mô hình

* Đánh giá về năng suất: Sử dụng biểu quá trình sinh trưởng theo cấp

đất để tính toán năng suất, sản lượng của từng mô hình.

* Đánh giá về hiệu quả kinh tế: Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để đánh giá hiệu quả kinh tế thông qua chi phí và thu nhập của từng loại mô hình.

2.4.2.4. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chính sách, thị trường và chế biến lâm sản

* Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chính sách:

Được chia thành 2 bước:

- Bước 1: Tổng luận và phân tích các chính sách hiện có liên quan đến

phát triển trồng rừng sản xuất tại huyện Thạch An.

- Bước 2: Trên cơ sở phân tích các chính sách, tiến hành khảo sát thực

địa để xem xét những tác động tích cực và những mặt còn hạn chế đối với phát triển trồng rừng sản xuất ở địa phương, đặc biệt chú ý đến các ý kiến đề xuất của cơ sở. Nội dung nghiên cứu này được tiến hành đồng thời với nội dung tổng kết và đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất. Các chính sách quan trọng được phân tích đánh giá gồm:

- Chính sách về quản lý rừng. - Chính sách đất đai.

- Chính sách thuế, đầu tư và tín dụng.

- Chính sách khai thác, vận chuyển và thị trường lâm sản.

- Các chính sách khác có liên quan như: các dự án quốc tế và trong nước, chính sách của tỉnh,…

* Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của thị trường và chế biến lâm sản:

- Đã khảo sát 11 cơ sở chế biến lâm sản với các quy mô, sản phẩm và thành phần kinh tế khác nhau trên địa bàn huyện Thạch An và 01 nhà máy chế biến ván ghép thanh, ván OKAL, MDF tại thị xã Cao Bằng (có sử dụng nguồn nguyên liệu từ rừng trồng sản xuất của huyện).

- Phân tích các kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất thông qua

điều tra khảo sát các đối tượng có liên quan như các chủ rừng (hộ gia đình, lâm trường, xí nghiệp,…), tư thương, công ty cung ứng và vận chuyển lâm sản, các nhà máy, xí nghiệp và xưởng chế biến,… Các vấn đề được quan tâm là giá cả, nguồn nguyên liệu, công nghệ chế biến, cơ sở hạ tầng.

2.4.2.5. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

Xử lý các số liệu thu thập sẽ được tính toán và xử lý trên các phần mềm Excel 5.0 của máy vi tính thông dụng.

- Trị số trung bình được tính theo số trung bình cộng:

n Xi

X (3.1)

Trong đó:

X: Trị số trung bình;

xi: Giá trị của các cá thể theo i; n: Dung lượng mẫu.

- Hệ số biến động được tính theo công thức: S% = *100

Xtb S

(3.2)

* Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình theo phương pháp động như sau:

Sử dụng các chỉ tiêu sau để đánh giá và phân tích kinh tế.

+ Giá trị lợi nhuận ròng (NPV - Net Present Value).

NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của các hoạt động sản xuất trong các mô hình, sau khi đã chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại và được tính theo công thức:

NPV =    n t t r Ct Bt 0 (1 ) (3.3) Trong đó:

- NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng). - Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng).

- Ct: Giá trị chi phí ở năm t (đồng).

- t: Thời gian thực hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0 đến năm t. - 

n t 0

NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau, mô hình nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn hơn. Chỉ tiêu này nói lên được quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV  0 thì mô hình có hiệu quả và ngược lại. Chỉ tiêu này nói lên được mức độ (độ lớn) của các chi phí đạt được NPV, chưa cho biết được mức độ đầu tư.

+ Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR - Benefits to cost Ratio).

BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

Công thức tính: BCR =       n t t n t t r Ct r Bt 0 0 ) 1 ( ) 1 ( = CPV BPV (3.4) Trong đó:

- BCR: Là tỷ suất giữa lợi nhuận và chi phí (đ/đ). - BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đ).

- CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đ).

Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các mô hình, mô hình nào có BCR1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Thạch An là một huyện vùng cao miền núi nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Cao Bằng, thuộc vùng Đông Bắc Bắc Bộ Việt Nam. Tọa độ địa lý từ 220

23’đến 220

34’ độ vĩ Bắc và từ 1060 05’ đến 1060 35’ độ kinh Đông. - Phía Bắc: giáp huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng.

- Phía Đông: giáp huyện Phục Hòa và Trung Quốc - Phía Tây: giáp huyện Ngân Sơn tỉnh Bắc Kạn. - Phía Nam: giáp huyện Tràng Định tỉnh Lạng Sơn

Huyện Thạch An gồm 15 xã và 01 thị trấn, nằm trên trục quốc lộ 4A từ Cao Bằng đi Lạng Sơn. Trung tâm huyện là thị trấn Đông Khê cách Thị xã Cao Bằng 40 km về phía Nam. Đây là một điểm tương đối thuận lợi của huyện Thạch An trong giao lưu văn hoá, trao đổi buôn bán và cũng là một thế mạnh cho phát triển thị trường lâm sản rừng trồng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lâm sản trong và ngoài vùng.

3.1.2. Địa hình

Thạch An là một Thung Lũng chạy dài được bao bọc bởi các dải đồi núi cao địa hình bị chia cắt tương đối phức tạp, có độ dốc trung bình từ 18 - 300, độ cao trung bình 350 - 400 m so với mực nước biển. Với diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, có thể dùng cho sản xuất kinh doanh rừng trồng.

Vì vậy, có thể nói Thạch An có nhiều thuận lợi cho phát triển kinh tế đồi rừng cũng như đẩy mạnh phát triển sản xuất lâm nghiệp.

3.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

3.1.3.1. Khí hậu

Huyện Thạch An mang đặc trưng khí hậu vùng Đông Bắc, biểu hiện 2 mùa rõ rệt:

- Mùa mưa: kéo dài từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Vào mùa này gió mùa Đông Nam mang hơi nước từ biển Đông vào nên thường gây ra mưa lớn; lượng mưa tập trung vào tháng 7, tháng 8: bình quân 1.450 mm, cao nhất 1.780 mm và thấp nhất 912 mm.

- Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc thường gây rét đậm kéo dài, nhiệt độ có khi xuống tới 10C vào tháng 12 và tháng giêng. Lượng bốc hơi lớn, độ ẩm không cao, khoảng 70 - 75% vào tháng 11, 12, tiết trời rất hanh khô. Vào mùa này cũng thường xuất hiện sương muối.

- Độ ẩm bình quân hàng năm và khoảng 75-80%..

- Nhiệt độ trung bình hàng năm 20-22oC, trung bình cao nhất từ 25- 30oC, trung bình thấp nhất 10-11o

C.

3.1.3.2. Thuỷ văn

Là một địa phương vùng cao nên Thạch An có hệ thống khe, suối, các hồ nhỏ khá nhiều nhưng phần lớn cạn nước vào mùa khô và chảy xiết, dâng cao vào mùa mưa, gây khó khăn ảnh hưởng không nhỏ cho sản xuất nông lâm nghiệp.

3.2. Điều kiện kinh tế, xã hội

3.2.1. Tình hình dân cư, văn hóa xã hội

* Dân số: Dân cư là yếu tố quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã

hội của bất kỳ địa phương nào, theo tài liệu điều tra sơ bộ dân số năm 2011 dân số toàn huyện Thạch An có tổng số 30.728 nhân khẩu, trong đó có 15.359 nam 15.369 nữ.

* Lao động: Với khoảng 20.588 người trong độ tuổi lao động, Thạch

An là một địa phương có điều kiện khá thuận lợi để phát triển sản xuất, đặc biệt là ngành nông lâm nghiệp vốn là thế mạnh của một huyện miền núi.

* Dân tộc: Thành phần dân tộc huyện Thạch An có 5 dân tộc anh em

yếu sống quần cư thành những làng bản, gần trục đường giao thông, gần những cánh đồng nơi có địa hình bằng phẳng.

3.2.2. Giao thông và cơ sở hạ tầng

Ngoài quốc lộ 4A từ Thị xã Cao Bằng đi Lạng Sơn, Thạch An còn nằm trên tỉnh lộ 208 đi sang huyện Phục Hòa và cửa khẩu Tà Lùng và cửa khẩu Đức Long thông thương sang Trung Quốc. Các tuyến đường liên thôn, xã nối với quốc lộ chính đến trung tâm huyện đã và đang được cải tạo, nâng cấp cũng đã từng bước tạo thành mạng lưới giao thông, vận tải cho việc vận chuyển lưu thông hàng hoá trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh.

3.2.3. Văn hoá- giáo dục

Trong những năm qua điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội có bước phát triển:

+ Các cấp học bao gồm: Theo số liệu báo cáo huyện có 38 trường mẫu giáo, 13 trường tiểu học, trung học cơ sở 09 trường, 01 trường THPT, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên và 01 trường phổ thông cấp 2,3. Trường học, phòng học đã được đầu tư xây dựng khá kiên cố đáp ứng nhu cầu học tập cho con em trong vùng.

+ Toàn huyện Thạch An có 01 bệnh viện đa khoa, 01 phòng khám đa khoa khu vực, Trung tâm y tế dự phòng và 16 trạm y tế xã, thị trấn, tổng số lượt khám bệnh năm 2001 là 72.636 lượt người. Nhìn chung các trạm xá đã

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 29 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)