Nguồn vốn đầu tư trồng rừng sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 45 - 46)

Bảng 4.1: Nguồn vốn đầu tƣ trồng rừng sản xuất ở huyện Thạch An

Nguồn vốn Thời gian

thực hiện Vùng trồng (xã) Loài cây trồng Đối tƣợng

1. Vốn ngân sách Nhà nước trước chương trình 327 Trước 1993 Rải rác ở các xã trong huyện Thông mã vĩ, Mỡ,

Lát hoa, Trẩu Trồng rừng tập trung quy mô nhỏ theo kế hoạch

2. Chương trình Dự án 327

1994-1998 Toàn huyện Thông mã vĩ, Lát

hoa, Trám trắng, Trẩu Trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc (vốn ngân sách trung ương cấp 3. Vốn Dự án PAM 5322 1997-2002 Các xã: Kim Đồng, thị trấn Đông Khê Lê Lai, Thái Cường, Danh Sỹ, Vân Trình, Đức Long, Thụy Hùng, Canh Tân, Minh Khai, Trọng Con Thông mã vĩ, Mỡ, Hồi, Sa mộc, Quế Đầu tư trồng rừng tập trung và trồng rừng phân tán các hộ dân (do FAO tài trợ)

4. Vốn Dự án trồng rừng nguyên liệu giấy, dăm, gỗ dán

2003 xã: Kim Đồng Keo Tai tượng, Mỡ Đầu tư trồng rừng

tập trung (vốn ngân sách, vốn doanh nghiệp, vốn vay ưu đãi, vốn tự có của nhân dân) 5. Dự án 661 1999 - 2010 15 xã, 01 thị trấn Thông mã vĩ, Sa mộc, Keo các loại, Mỡ, Chè đắng, Trám trắng, Mác mật, Hồi, Lát hoa, Quế, Tông dù, Xoan ta, Trúc sào, Dẻ…

Trồng rừng sản xuất tập trung

( vốn do ngân sách trung ương và ngân sách địa phương cấp) 6. Dự án trồng rừng trên đất nương rẫy không cố định (Dự án 52) 2008 - 2012 Xã: Kim Đồng Mỡ Vốn NSNN thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

7. Dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng SX

2010 Xã Kim Đồng Keo lai, Keo Tai

tượng, Keo lá tràm Nguồn vốn doanh nghiệp tư nhân, vốn vay ưu đãi và vốn do nhân dân đóng góp

Số liệu bảng 4.1 cho thấy nguồn vốn trồng rừng sản xuất ở huyện Thạch An cũng khá đa dạng và bao gồm 4 nhóm nguồn vốn chủ yếu. Tuy nhiên, nguồn vốn lớn và tập trung nhất cho trồng rừng sản xuất ở Thạch An vẫn chủ yếu là từ nguồn ngân sách Nhà nước cấp. Nguồn vốn này được đầu tư dựa trên các dự án trồng rừng của Lâm trường Thạch An, Ban quản lý dự án nông lâm nghiệp huyện Thạch An hợp đồng với các hộ dân trồng rừng và thông qua Chi cục phát triển lâm nghiệp tỉnh Cao Bằng thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt. Nguồn vốn dự án hỗ trợ nước ngoài cũng đã đầu tư trồng rừng sản xuất cho huyện Thạch An từ các dự án: PAM-5322, tạo ra những tiền đề hết sức quan trọng cho phát triển rừng trồng sản xuất của huyện. Ngoài ra còn có một số nguồn vốn vay ưu đãi của các công ty doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng sản xuất và vốn tự có của dân cũng đã bắt đầu được thực hiện từ những năm 2003 đến nay, tuy nhiên số lượng chưa nhiều và quy mô chưa được lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 45 - 46)