An, tỉnh Cao Bằng
Công tác trồng rừng nói chung và trồng rừng sản xuất ở Thạch An nói riêng về cơ bản có thể chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn trước 1993:
Trong giai đoạn này công tác trồng rừng sản xuất được thực hiện theo kế hoạch Nhà nước giao, quy mô trồng rừng nhìn chung nhỏ với mục tiêu phủ xanh là chủ yếu, mục tiêu trồng rừng phòng hộ và sản xuất lúc này chưa được đặt ra. Diện tích rừng và đất lâm nghiệp, cùng với công tác phát triển rừng trên toàn địa bàn được giao toàn bộ cho lâm trường Thạch An quản lý. Nguồn vốn trồng rừng trong giai đoạn này chủ yếu là từ ngân sách nhà nước cấp.
- Giai đoạn từ 1994 đến nay:
Thời kỳ đầu của giai đoạn này (1994 - 1998), rừng trồng sản xuất được xây dựng vẫn ở quy mô nhỏ, được thực hiện chủ yếu bởi lâm trường Thạch An từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Trong giai đoạn này trồng rừng với các loài cây chủ yếu là Thông mã vĩ, Mỡ, Lát, Trẩu đặt nền móng cho công tác trồng rừng sản xuất ở huyện Thạch An.
Chương trình 327 (1994 - 1998) trồng rừng trên đất trống đồi núi trọc với mục đích phòng hộ theo Quyết định số: 327-QĐ ngày 15/9/ 1992 của Thủ tướng chính phủ với tên gọi “Một số chủ trương, chính sách sử dụng rừng, đất trống đồi núi trọc, bãi bồi ven biển và mặt nước” được thực hiện trên địa bàn 13 huyện, thị xã Theo Quyết định số: 214/CT ngày 17/7/1993 của chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng. Công tác trồng rừng trong giai đoạn đầu của chương trình 327 chủ yếu tập trung vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc. Phương thức trồng thuần loài với các loài cây trồng như Thông mã vĩ. Sau khi có điều
chỉnh bổ sung, rừng trồng được xây dựng theo phương thức hỗn giao giữa cây bản địa gỗ lớn, cây lấy quả, cây đặc sản có tác dụng phòng hộ lâu dài với các loài cây phù trợ. Các loài cây trồng chính bao gồm: Lát hoa, Trám trắng, Trẩu.... Diện tích rừng trồnggiai đoạn này của toàn tỉnh Cao Bằng đạt 5.319,3 ha. Riêng huyện Thạch An trồng được 685,55 ha.
Chương trình trồng rừng Dự án PAM 5322 “Phát triển lâm nghiệp hộ
gia đình tại 5 tỉnh Đông Bắc Việt Nam” trong đó có tỉnh Cao Bằng đã được
thực hiện tại 5 huyện gồm: Hòa An, Thạch An, Hà Quảng, Nguyên Bình và Thị xã, trong phạm vi 48 xã, 396 thôn bản, 10.576 hộ gia đình. Kết quả trồng được 9.757,9 ha, nguồn vốn để thực hiện do Tổ chức nông lương thế giới (FAO) tài trợ thực hiện trong những năm 1997 - 2002. Mục tiêu chính của dự án là cải thiện đời sống của đồng bào dân tộc cũng như các nhóm người nghèo trong vùng dự án, PAM 5322 đã có những đóng góp nhất định cho công tác trồng rừng của huyện Thạch An, nhất là trên địa bàn 10 xã, 01 thị trấn thực hiện dự án là: Kim Đồng, thị trấn Đông Khê, Lê Lai, Thái Cường, Thụy Hùng, Danh Sỹ, Đức Long, Đức Thông, Canh Tân, Minh Khai, Trọng Con. Diện tích rừng trồng được 2.181,3 ha, với tổng số hộ tham gia là 2.299 hộ. Các loài cây trồng rừng chính là Thông Mã vĩ, Mỡ, Sa mộc, Hồi, Quế… với phương thức trồng thuần loài. Với mỗi ha rừng trồng, người dân được nhận 500 kg gạo và giống cây con, phân bón để trồng rừng và chăm sóc rừng trồng trong 3 năm.
Trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện thực sự được chú ý và tập trung đầu tư trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (DA 661) chuyển tiếp của chương trình 327. Theo số liệu tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Dự án 661 toàn tỉnh trồng được 12.198 ha, trong đó trồng rừng sản xuất được 3.163 ha còn lại là rừng phòng hộ và đặc dụng. Ngoài loài cây trồng rừng chính vẫn là Thông mã vĩ, Mỡ, Hồi, Quế. Ban quản lý dự án 5 triệu ha rừng cơ sở huyện Thạch An đã đưa vào trồng các loài Sa
mộc, Lát, Chè đắng, Trám trắng, Mác mật, Keo các loại, Xoan ta, Tông dù, Trúc sào, Dẻ,... Kết quả là từ năm (1999 - 2010) đã trồng được 1.944,4 ha trong đó có 330,54 ha là rừng trồng sản xuất còn lại là rừng trồng phòng hộ và đặc dụng. Đồng thời tạo việc làm cho 6.552 hộ gia đình và 11.052 lao động của địa phương tham gia dự án.
Ngoài các chương trình trồng rừng sản xuất trên, huyện còn thực hiện Dự án xây dựng vùng nguyên liệu theo Quyết định số: 51/QĐ-UB ngày 16/3/2003 của UBND tỉnh Cao Bằng về việc giao chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng nguyên liệu giấy, gỗ ván dán, gỗ ván dăm cho Ban quản lý dự án nông lâm nghiệp huyện Thạch An, với diện tích 168,63 ha Mỡ và 136,1 ha Keo Tai tượng, có 196 hộ tham gia. Dự án" Hỗ trợ người dân vùng cao canh tác nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy giai đoạn 2008-2012" (Dự án 52), được phê duyệt theo Quyết định số: 517/QĐ-UBND ngày 15/7/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng thực hiện trên phạm vi 06 huyện trên địa bàn tỉnh Cao Bằng. Kết quả huyện Thạch An triển khai trồng được 59,87 ha rừng sản xuất thuộc xã Kim Đồng với loài cây trồng chủ yếu là Mỡ. Thực hiện theo Quyết định số: 1237/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng và Công văn hướng dẫn số: 556/SNN-KHĐT ngày 16 tháng 9 năm 2008 của Sở NN&PTNT về việc phê duyệt dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng mới, kết quả huyện Thạch An đã thực hiện được 387,0 ha tại xã Kim Đồng với loài cây chủ yếu là Keo các loại, được đầu tư bởi Doanh nghiệp TNXD Thắng Lợi, hợp đồng ăn chia sản phẩm với các hộ dân. Cho đến nay chương trình này vẫn đang tiếp tục triển khai thực hiện bởi vì đối tượng rừng này diện tích còn rất lớn và đây là chủ trương lớn về phát triển rừng sản xuất không những ở huyện Thạch An mà trên toàn địa bàn của tỉnh Cao Bằng.