Văn hoá giáo dục

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 38 - 42)

Trong những năm qua điều kiện về giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội có bước phát triển:

+ Các cấp học bao gồm: Theo số liệu báo cáo huyện có 38 trường mẫu giáo, 13 trường tiểu học, trung học cơ sở 09 trường, 01 trường THPT, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên và 01 trường phổ thông cấp 2,3. Trường học, phòng học đã được đầu tư xây dựng khá kiên cố đáp ứng nhu cầu học tập cho con em trong vùng.

+ Toàn huyện Thạch An có 01 bệnh viện đa khoa, 01 phòng khám đa khoa khu vực, Trung tâm y tế dự phòng và 16 trạm y tế xã, thị trấn, tổng số lượt khám bệnh năm 2001 là 72.636 lượt người. Nhìn chung các trạm xá đã và đang được xây dựng kiên cố, trình độ chuyên môn y, bác sỹ ngày càng được nâng cao đủ điều kiện khám chữa bệnh cho người dân trong vùng.

+ Đa số các xã trên địa bàn có các hệ thống mạng điện thoại cố định và di động đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc.

+ Tỷ lệ hộ nghèo trên toàn huyện là 44,2% giảm 11,3% so với năm 2010. Số hộ nghèo được cứu đói 406 hộ.

* Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu:

+ Thuận lợi:

- Huyện Thạch An là một trong những huyện khó khăn của tỉnh Cao Bằng nói riêng và Việt Nam nói chung nên luôn nhận được sự quan tâm, đầu tư đặc biệt của Nhà nước thông qua các chương trình hỗ trợ 134,135 chương trình 30a cũng như nhiều các chương trình hỗ trợ khác.

- Nhìn chung, cơ cấu kinh tế của huyện đang có xu hướng chuyển đổi tích cực, mở rộng quan hệ sản xuất với các địa phương lân cận. Lực lượng lao động khá dồi dào, người dân có truyền thống sản xuất nông, lâm nghiệp và quan tâm, gắn bó với rừng.

- Tiềm lực về tài nguyên rừng, diện tích đất lâm nghiệp, đất chưa sử dụng còn khá lớn, phù hợp với nhiều loài cây lâm nghiệp. Đây là một tiềm năng rất lớn để phát triển trồng rừng sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tiếp cận với khoa học kỹ thuật: được hỗ trợ kinh nghiệm từ nhiều dự án đầu tư phát triển lâm nghiệp cả trong nước và nước ngoài như: dự án 327; PAM 5322; dự án 661; trồng rừng nguyên liệu giấy, dăm, gỗ dán; dự án trồng rừng trên đất nương rẫy không cố định (theo Thông tư số: 52/2008/TT-BNN) theo chương trình mục tiêu quốc gia và Dự án chuyển đổi rừng tự nhiên nghèo kiệt sang trồng rừng sản xuất.

+ Khó khăn:

- Mặc dù diện tích rừng trồng sản xuất của huyện Thạch An chưa phát triển ra tất cả các xã trong huyện và chủ yếu mới được phát triển trong những năm gần đây nên loài cây, mô hình rừng trồng,… đang trong quá trình thử nghiệm, xây dựng. Diện tích rừng đến tuổi khai thác rất ít nên vấn đề chế biến gỗ chưa phát triển.

- Do địa hình bị chia cắt mạnh, rất phức tạp nên khó khăn cho việc sản xuất nông, lâm nghiệp. Đất đai có độ dốc cao nên công tác trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng cũng còn gặp rất nhiều khó khăn.

- Huyện Thạch An mặt bằng trình độ dân trí nhìn chung còn thấp và không đồng đều gây khó khăn cho công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật nói chung và công tác phát triển rừng trồng nói riêng.

- Dân số chủ yếu là người dân tộc thiểu số, đa bản sắc. Tuy nhiên, trên địa bàn huyện vẫn còn nhiều phong tục lạc hậu, gây khó khăn cho việc tuyên truyền triển khai các chương trình, dự án.

- Do đời sống khó khăn, do sức ép của thị trường nên hiện tượng khai thác lâm sản, tàn phá tài nguyên rừng nhất là rừng phòng hộ, rừng tự nhiên hiện có khó bảo tồn nguyên vẹn, hiện tượng khai thác trái phép tài nguyên rừng vẫn thường xuyên xảy ra.

Tóm lại, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Thạch An tỉnh Cao Bằng có những nét đặc thù riêng, chi phối và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và hoạt động sản xuất lâm nghiệp của người dân trong vùng, vì vậy để phát triển trồng rừng sản xuất cần phải giải quyết được các yếu tố hạn chế như trên vừa nêu.

Chƣơng 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng trồng rừng sản xuất tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng và đề xuất các giải pháp phát triển (Trang 38 - 42)