Đo trong

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá sản phẩm phần mềm theo các tiêu chuẩn chất lượng (Trang 34 - 35)

Các độ đo trong được đo trong quá trình thiết kế và viết code lệnh chương trình (trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển). Độ đo trong thường sử dụng để:

- Mô tả chất lượng sản phẩm phần mềm, bao gồm các đặc điểm cụ thể đã được định nghĩa trong ISO/IEC 9126-1 khi kiểm thử hay vận hành.

- Khẳng định rằng một phần mềm đạt được các yêu cầu chất lượng bên trong. Ngoài ra còn để đánh giá số các thuộc tính của một sản phẩm quyết định khả năng của nó có thoả mãn các yêu cầu đã đặt ra và các yêu cầu có liên quan hay không khi được sử dụng dưới những điều kiện đã xác định.

Độ đo trong có thể được sử dụng để đo đạc các thuộc tính bên trong, hay chỉ ra các thuộc tính bên ngoài theo quan điểm của người thiết kế. Quan điểm này là không thay đổi trong phần mềm trung gian hay các sản phẩm có thể thực hiện được. Các số đo của độ đo trong sử dụng số lần hay tần số của các thành phần tạo nên phần mềm mà chúng xuất hiện trên văn bản mã nguồn, trên sự biểu diễn đồ thị hay bảng các điều khiển, luồng dữ liệu, hay cấu trúc chuyển đổi trạng thái hay trên văn bản của chính sản phẩm và chúng có thể được đo đạc không cần hoạt động.

Mặc dù được chỉ ra riêng rẽ, nhưng độ đo trong và độ đo ngoài có mối quan hệ gần gũi với nhau. Khi đã xác định được các yêu cầu chất lượng sản phẩm phần mềm, mỗi đặc điểm cụ thể về chất lượng được lên danh sách, những yếu tố đó được coi là cần thiết cho sự hoạt động của phần mềm hay hệ thống chứa phần mềm đó và người dùng. Khi đó, các độ đo ngoài tương ứng cùng với mức độ đáp ứng được xác định rõ ràng để lượng hoá các yêu cầu chất lượng và để sử dụng cho việc xác nhận phần mềm thoả mãn các yêu cầu sử dụng cụ thể trong khi phần mềm đang hoạt động.

Mặt khác, các thuộc tính chất lượng bên trong của sản phẩm phần mềm được xác định rõ ràng để hình thành kế hoạch xác định các thuộc tính chất lượng bên ngoài và sau đó đưa chúng vào trong các sản phẩm trung gian trong quá trình phát triển.

Từ đó, các độ đo trong tương ứng và mức độ đáp ứng được chỉ rõ để xác định số lượng các thuộc tính chất lượng phần mềm bên trong và để sử dụng trong việc xác định các phần mềm trung gian phù hợp với sự đặc tả chất lượng bên trong trong thời gian phát triển phần mềm.

Người ta cho rằng, độ đo trong nên được thiết kế càng phù hợp với mục đích của độ đo ngoài (nếu có thể) càng tốt, để tạo ra tính hợp lý của sự dự đoán các giá trị đã đo đạc của độ đo ngoài. Tuy nhiên, nhìn chung là khó có thể thiết kế một mô hình lý thuyết chặt chẽ mà mô hình đó có các độ đo trong quan hệ chặt với mục đích độ đo ngoài. Vì vậy, một mô hình lý thuyết không rõ ràng có thể được tạo ra và mức độ của mối quan hệ có thể được xây dựng qua thống kê trong thời gian sử dụng độ đo.

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá sản phẩm phần mềm theo các tiêu chuẩn chất lượng (Trang 34 - 35)