Mô hình ISO/IEC-14598

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá sản phẩm phần mềm theo các tiêu chuẩn chất lượng (Trang 27 - 31)

ISO/IEC-14598 đưa ra quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng các sản phẩm phần mềm dựa trên ISO/IEC 9126, bao gồm 6 phần chính dưới tiêu đề chung: Công Nghệ Thông Tin - Đánh giá sản phẩm phần mềm.

Quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm được thực hiện với các bước được chỉ ra như hình sau:

Hình 1.2. Qui trình kiểm tra đánh giá sản phẩm phần mềm

Bước 1. Thiết lập các yêu cầu đánh giá

a) Xác định mục đích đánh giá: Người đánh giá cần xác định rõ mục đích đánh giá nhằm quyết định sản phẩm có được chấp nhận, nghiệm thu hay không. Hoặc nhằm so sánh các sản phẩm phần mềm hay lựa chọn sản phẩm trong số các sản phẩm được chỉ định.

b) Xác định kiểu sản phẩm phần mềm : Kiểu sản phẩm được đánh giá sẽ phụ thuộc vào giai đoạn tiến hành đánh giá trong chu trình s ản xuất và mục đích của việc đánh giá. Mục tiêu của bước này là đảm bảo khi sản phẩm cuối cùng được sử

dụng bởi người dùng, nó sẽ đáp ứng nhu cầu của người dùng và như vậy nó có đủ các chất lượng cần thiết. Chất lượng ngoài có thể chỉ được đánh giá đối với một hệ thống hoàn chỉnh mà sản phẩm phần mềm là một phần của nó. Các độ đo ngoài áp dụng khi thực thi phần mềm. Các giá trị của các phép đo ngoài phụ thuộc vào phần mềm, như vậy phần mềm phải được đánh giá như một bộ phận của một hệ thống hoạt động. Đối với phần mềm mà có các chất lượng đang sử dụng, nó phải đáp ứng các nhu cầu của người dùng để thực hiện nhiệm vụ đặc biệt trong các môi trường cụ thể. Phần mềm mà thực hiện thành công trong một môi trường này vẫn có thể có khiếm khuyết trong môi trường khác. Việc đánh giá ngoài của các thuộc tính chất lượng nên thực hiện dưới các điều kiện càng gần với các điều kiện trông đợi càng tốt. Nếu các yêu cầu chất lượng ngoài chưa đạt được, thì các k ết quả của việc đánh giá có thể được sử dụng như sự phản hồi để sửa đổi phần mềm và từ đó cải thiện chất lượng ngoài, như vậy sẽ hỗ trợ quá trình cải tiến liên tục.

Các yêu cầu chất lượng trong được xác định và sẽ cho phép kiểm tra chất lượng của các sản phẩm trung gian. Những thuộc tính trong c ủa phần mềm có thể được đo bởi độ đo trong. Các độ đo trong nhìn chung được quan tâm khi sản phẩm phần mềm ở trong giai đoạn phát triển. Những phép đo trong có thể được sử dụng như những chỉ dẫn cho các thuộc tính ngoài.

c) Xác định mô hình chất lượng: Theo mục tiêu và kiểu phần mềm đã xác định chúng ta có thể lựa chọn một mô hình đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm, trong đó bao gồm các luật và các tiêu chí đánh giá từ khâu thiết kế, xây dựng đến khi đạt được sản phẩm đầu cuối. Xác định mô hình ch ất lượng là một khâu quan trọng trong bước xác định các yêu cầu. Để đánh giá phần mềm cần thiết phải lựa chọn các tiêu chuẩn chất lượng thích hợp từ các mô hình ch ất lượng. Một mô hình trong ISO/IEC 9126-1 là một ví dụ điển hình. Những thuộc tính chất lượng cho từng trường hợp cụ thể phụ thuộc vào mục đích của việc đánh giá được xác định bởi một nghiên cứu về yêu cầu chất lượng. Mô hình ISO /IEC 9126-1 cung cấp một danh sách kiểm tra hữu ích cho các vấn đề liên quan đến chất lượng, tuy nhiên những mô hình khác có thể thích hợp hơn trong các hoàn cảnh đặc biệt.

Bước 2. Xác định chi tiết kỹ thuật

a) Lựa chọn độ đo: Các độ đo có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào các môi trường và giai đoạn của quá trình phát tri ển trong đó chúng được sử dụng. Phép đo được sử dụng trong quá trình phát tri ển cần phải được tương quan với người dùng tương ứng phép đo , vì phép đo t ừ cách nhìn c ủa người dùng là cần thiết. Những ví dụ về độ đo là các luật trong ISO/IEC 9126-2 và 3. Khi tiến hành đo đạc, các phép đo cần phải khách quan, có tính chất thực tiễn và có thể tái thực hiện dễ dàng.

b) Thiết lập thang điểm đánh giá : Thiết lập các mức thang đánh giá cho các độ đo, kết quả số sau khi thực hiện đánh giá sẽ được phân loại dựa theo một thang đo có các mức khác nhau. Các miền giá trị có thể được chia thô như sau:

- Chia thang thành hai miền chính: Không thoả mãn và thảo mãn. - Các miền này lại được chia thành 4 miền con (Hình 1.3).

Các tiêu chí đánh giá thường liên quan đến việc chỉ ra các thuộc tính con về chất lượng hoặc các liên kết mà có đánh trọng số giữa các thuộc tính con.

Hình 1.3. Thang đo chất lượng

c) Thiết lập tiêu chí đánh giá: Trong mỗi luật bao gồm nhiều tiêu chí hoặc thuộc tính tạo cơ sở cho việc đánh giá các luật đó.

Bước 3. Thiết kế việc đánh giá.

Thực chất của việc này là xây dựng kế hoạch đánh giá mà trong đó qui định các hình thức đánh giá và lịch trình cho các công việc đánh giá.

Một trong những bước quan trọng trong việc đánh giá là xây dựng bộ dữ liệu kiểm tra. Dữ liệu kiểm tra thường là:

Dữ liệu kiểm tra chức năng: Bao gồm các dữ liệu cho phép kiểm tra đánh giá hoạt động của các chức năng trong chương trình.

Dữ liệu kiểm tra điều kiện biên: Một số chú ý khi thực hiện kiểm tra điều kiện biên: - Nếu các giá trị đầu vào được giới hạn bởi hai giá trị A và B thì các trường hợp kiểm tra nên là A, B, các giá trị ngay trước A và ngay sau B.

- Nếu các giá trị đầu vào yêu cầu một số lượng các giá trị khác nhau, hãy thử với các giá trị nhỏ nhất, lớn nhất các giá trị nhỏ hơn và lớn hơn của các giá trị này.

- Nếu kết quả đầu ra là một bảng dữ liệu, hãy thử các dữ liệu đầu vào sao cho sinh ra bảng kích thước lớn nhất và bảng kích thước nhỏ nhất.

- Đối với các cấu trúc dữ liệu bên trong, nên thử với các giá trị tới hạn của chúng. - Độ lớn của cơ sở dữ liệu: Chương trình sẽ ra sao nếu nhập số lượng dữ liệu rất lớn.

Bước 4. Thực hiện đánh giá.

Đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm được tiến hành với các bước: Đo đạc trực tiếp, so sánh các tiêu chí đánh giá, dựa trên các kết quả thu được và bảng định mức để đưa ra những kết luận.

a) Đo đạc các thuộc tính: Bằng các công cụ phần mềm hoặc kinh nghiệm của các chuyên gia, dựa vào bộ tiêu chuẩn đã được xây dựng tiến hành đánh giá các sản phẩm phần mềm.

b) So sánh các tiêu chí: Theo quy trình đã xây dựng, để có một đánh giá phù hợp với mục tiêu của công việc, trong các công thức tính điểm đánh giá cần phải xác định một số các hệ số trọng số, nhằm ưu tiên một số tiêu chí nhất định.

c) Đánh giá các kết quả thu được: Đánh giá kết quả thu được dựa vào hệ số chất lượng, được tính bởi công thức:

S V Q T I S V Q T F Q  Trong đó:

TQVS - Tổng giá trị chất lượng phần mềm được đánh giá.

ITQVS - Tổng giá trị chất lượng phần mềm trong trường hợp lý tưởng. Việc phân cấp phần mềm được dựa trên giá trị của hệ số chất lượng (QF)

STT Hệ số chất lượng (QF) Chất lượng

1 0.00 ≤ QF ≤ 0.40 Kém

2 0.41 ≤ QF ≤ 0.65 Đạt

3 0.66 ≤ QF ≤ 0.85 Tốt

4 0.86 ≤ QF ≤ 1.00 Xuất sắc

* Nhận xét: Như đã nói ở trên, ISO/IEC 14598 đưa ra quy trình kiểm tra đánh giá chất lượng sản phẩm phần mềm dựa trên ISO/IEC 9126. Hai mô hình này có những điểm chung bằng hình sau:

Tài nguyên và môi trường Quá trình đánh giá Ảnh hưởng của sản phẩm phần mềm Hỗ trợ đánh giá Quá trình

đánh giá Phép đo trong

Phép đo

ngoài lượng sử dụngPhép đo chất

14598-1 14598-2 14598-6 9126-3 9126-2 9126-4 14598-3 14598-4 14598-5 9126-1 Sản phầm phần mềm

Hình 1.4. Mối liên hệ giữa tiêu chuẩn ISO 9126 và ISO 14598

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá sản phẩm phần mềm theo các tiêu chuẩn chất lượng (Trang 27 - 31)