Virus máy tính là những chương trình hay đoạn mã được thiết kế để tự nhân bản và sao chép chính nó vào các đối tượng lây nhiễm khác (file, ổ đĩa, máy tính). Virus có các hành động như: Cho một chương trình không hoạt động đúng, xóa dữ liệu, làm hỏng ổ cứng, lấy cắp các thông tin mật (các mã số thể tín dụng), giúp cho tin tặc đột nhập chiếm quyền điều khiển... nhằm có lợi cho người phát tán và gây khó chịu cho người dùng máy tính.
Từ đó rất nhiều phần mềm diệt virus đã ra đời. Nó có tính năng phát hiện, loại bỏ các virus máy tính, khắc phục (một phần hoặc hoàn toàn) hậu quả do virus gây ra và có khả năng được nâng cấp theo thời gian để nhận biết các loại virus mới trong tương lai. Để đạt được các mục tiêu đó và mở rộng thêm tính năng, phần mềm diệt virus thường hoạt động trên các nguyên lý cơ bản sau:
- Kiểm tra (quét) các tập tin để phát hiện các virus đã biết trong cơ sở dữ liệu nhận dạng về virus của mình.
- So sánh với mẫu virus biết trước: Các file cần kiểm tra virus được phân tích và so sánh với các mẫu virus đã biết trước, nếu phát hiện một đoạn mã virus thì file đó có thể bị lây nhiễm. Khi đó phần mềm thực hiện biện pháp loại bỏ virus khỏi file bị lây nhiễm. Phương pháp này khiến cho các phần mềm liên tục phải cập nhật cơ sở dữ liệu để có khả năng nhận biết các loại virus mới cùng các biến thể của nó. Có hai dạng cập nhật cơ sở dữ liệu:
+ Cập nhật bằng hình thức tải file từ Internet;
+ Cập nhật trực tiếp bằng tính năng tự động của phần mềm diệt virus.
- Nhận dạng hành vi đáng ngờ: Phần mềm sẽ theo dõi sự hoạt động bất thường của hệ thống, phát hiện các virus chưa được biết đến (trong file dữ liệu của nó) hoặc các phần mềm độc hại để từ đó đưa ra cảnh báo người sử dụng, cô lập virus để sẵn sàng gửi mẫu đến hãng bảo mật, sau đó phân tích và cập nhật vào bản nâng cấp của cơ sở dữ liệu kế tiếp.
- Kiểm soát liên tục theo thời gian để bảo vệ hệ thống. Hình thức này sẽ quét virus mọi file mà hệ thống truy cập đến và theo dõi hành động đáng ngờ.
- Kết hợp mọi phương thức: Virus có thể đặt các dòng lệnh trong registry lây nhiễm virus từ một file nén nào đó hoặc vô hiệu hóa phần mềm diệt virus. Cũng có thể virus thiết lập tải về máy khi sử dụng trình duyệt để kết nối vào mạng Internet. Do vậy phần mềm diệt virus cần phải kết hợp mọi phương thức để ngăn chặn virus.
Từ những nguy cơ và các phương thức hoạt động của virus, cùng với nguyên lý hoạt động của phần mềm diệt virus nói trên, ta đề xuất các tiêu chí đánh giá cho một phần mềm diệt virus như sau (giả sử thang điểm tối đa là 100 điểm):
TT Tiêu chí đánh giá Điểm
tối đa Tỉ trọng 1 Tính chức năng (Functionality): 30 Chiếm 30% 1.1 Các nút lệnh, đường dẫn di chuyển có tính trực quan cao. 2
1.2 Có khả năng kiểm soát được những thay đổi về dữ liệu
1.3
Có các chức năng thông dụng: quét toàn bộ, quét nhanh, quét định kỳ, quét theo yêu cầu; Phòng chống malware, bảo mật hệ thống…
4
1.4 Luôn kiểm tra các mối đe dọa an ninh tiềm ẩn như các lỗ
hổng bảo mật và tìm cách giảm (loại bỏ) lỗ hổng. 3
1.5 Làm sạch, cách ly, xóa đi các file bị lây nhiễm, ngăn
chăn sự lây nhiễm trong hệ thống hoặc trong mạng. 3
1.6 Có khả năng bảo vệ khỏi spyware, adware và những
phần mềm độc hại khác, tiêu diệt virus, trojan hiệu quả. 3
1.7
Ngăn ngừa đánh cắp mật khẩu như: Số tài khoản ngân hàng, chi tiết thẻ tín dụng… khỏi sự đánh cắp của chính máy tính.
3
1.8
Phát hiện các thông số trong registry đã bị thay đổi hay chưa và sự thay đổi đó là do virus, người dùng hay phần mềm của bên thứ 3 tác động.
3
1.9 Ngăn chặn được các truy nhập bất hợp pháp tới chương
trình, dữ liệu. 2
1.10
Giám sát những hoạt động của tất cả các tiến trình đang thực thi trong RAM, thông báo cho người dùng những tiến trình nguy hiểm, ngăn ngừa những thay đổi có hại đến hệ thống.
4
2 Tính ổn định và Tin cậy (reliability): 11
Chiếm 11% 2.1
Các thông báo lỗi đưa ra dễ hiểu. Hướng dẫn khắc phục lỗi rõ ràng và cho phép người sử dụng lựa chọn trường hợp giải quyết hợp lý.
3
2.2 Có tính năng phục hồi hoặc rollbock vào một cơ sở dữ
dễ dàng, nhanh chóng.
2.3
Khả năng tạo đĩa khởi động cứu hộ chứa một ảnh đĩa (ISO file) có thể chạy trên bootup và giúp phục hồi một máy tính chết.
2
2.4 Phần mề chạy không bị lỗi, có tính riêng tư và bảo mật
khi sử dụng. 2
3 Tính khả dụng (Usability): 25
Chiếm 25% 3.1 Giao diện thiết kế rõ ràng, thân thiện, dễ hiểu và dễ sử
dụng, bố cục hợp lý. 2
3.2
Giao diện có các biểu tượng để nhận dạng, sử dụng trực quan, tín hiệu thể hiện để người dùng luôn biết tình trạng an ninh của máy tính.
3
3.3
Tài liệu hướng dẫn sử dụng rõ ràng, dễ hiểu, mang tính phổ thông. Cung cấp một số hỗ trợ tìm kiếm, hỏi đáp trực tuyến.
3
3.4 Ngôn ngữ đặt tên các lệnh đơn giản, ngắn gọn, sử dụng
chính xác văn phạm và chính tả. 3
3.5 Chỉ hiển thị những thông tin phù hợp với ngữ cảnh
hiện tại. 2
3.6 Tối thiểu số hành động đưa vào mà người sử dụng
thực hiện. 2
3.7 Có hộp hội thoại cho người sử dụng lựa chọn khi dùng
các chức năng không thích hợp trong ngữ cảnh hiện tại. 3 3.8 Thiết kế đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng. 4
3.9 Chi phí bản quyền hợp lý so với các chương trình
tương tự. 3
4.1 Luôn cập nhật dữ liệu virus mới nhất qua việc kết nối
vào cơ sở dữ liệu từ máy chủ thông qua Internet. 3
12%
4.2 Thời gian cập nhật nhanh, dung lượng dữ liệu nhỏ. 3 4.3 Cài đặt nhanh chóng, dễ dàng. Thời gian quét nhanh. 3 4.4 Chiếm ít tài nguyên hệ thống khi sử dụng. 3
5 Tính bảo trì (Maintainability): 12
Chiếm 12% 5.1 Cho phép sửa đổi, nâng cấp, sẵn sàng đáp ứng các hỗ trợ
về mặt kỹ thuật; Được nâng cấp và hỗ trợ miễn phí. 3
5.2 Có thể sửa chữa, cải tiến, thay đổi cho phù hợp với môi
trường và các yêu cầu đặc thù chức năng mới. 3
5.3 Cấu trúc hệ thống có thể hiểu được, có sẵn các trường
hợp kiểm thử và tiện nghi gỡ rối bên trong. 3
5.4 Có thể chuẩn đoán sự thiếu sót hay các nguyên nhân
gây lỗi. 3
6 Tính linh hoạt (portability): 10
Chiếm 10% 6.1 Có thể chuyển từ môi trường này sang môi trường khác. 2
6.2 Có thể chuyển đổi môi trường giữa các nền tảng phần
cứng hay phần mềm. 2
6.3 Cài đặt trên các môi trường hệ điều hành khác nhau. 3
6.4 Không xung đột với các phần mềm cùng loại khác trên
cùng một máy tính. 3
Kết luận: Việc đề xuất các tiêu chí đánh giá và thang điểm cụ thể cho mỗi nhóm phần mềm trên chỉ mang tính chất tham khảo về cách đánh giá. Mỗi nhóm phần mềm có đặc thù riêng về chức năng, về nhu cầu của người sử dụng... Vì vậy chính người sử dụng trực tiếp phần mềm đó sẽ đưa ra các tiêu chí phù hợp nhất để đánh giá phần mềm mà họ đang sử dụng dựa theo cách đánh giá trên.
Chƣơng 3
XÂY DỰNG MỘT SỐ TIÊU CHUẨN CHẤT LƢỢNG PHẦN MỀM
3.1. Bài toán quản lý trƣờng học và những phần mềm ứng dụng.
Trong những năm trở lại đây, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học và quản lý trường học thì việc ứng dụng Công nghệ Thông tin trong nhà trường không ngừng được đẩy mạnh. Có thể nói Công nghệ Thông tin ngày càng giữ vai trò xương sống trong các ngành nghề nói chung và trong việc Quản lý trường học nói riêng. Việc ứng dụng thể hiện trên nhiều phương diện, như khai thác tài nguyên Internet, sử dụng Email trong liên lạc giữa các cấp quản lý và đơn vị, giữa các đồng nghiệp trao đổi chuyên môn, soạn giảng điện tử, sắp xếp thời khóa biểu, ứng dụng vào quản lý nhân sự, quản lý học sinh, thư viện, thiết bị…
Công nghệ Thông tin được ứng dụng vào việc thiết kế và xây dựng các phần mềm Quản lý trường học đang nhận được sự quan tâm của các trường Trung học Phổ thông, các trường Cao đẳng - Đại học, cũng như các Sở Giáo dục và Đào tạo. Việc lựa chọn phần mềm để phục vụ cho công tác xây dựng mô hình Quản lý trường học hiện đại trong xu thế hội nhập đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trên cơ sở phần mềm đó phải phù hợp với điều kiện nhân lực, vật lực và tài lực của từng trường, nhất là các trường vừa và nhỏ như ở Việt Nam.
Trên cơ sở đó các tổ chức, cá nhân và các nhà quản lý có mối quan tâm đặc biệt đến vấn đề Quản lý trường học đang nỗ lực đi tìm lời giải cho bài toán. Trong nhiều năm gần đây đã xuất hiện rất nhiều phần mềm ứng dụng cho việc Quản lý trường học và có nhiều phần mềm đang được thử nghiệm, ứng dụng rộng rãi ở nhiều trường học trong cả nước, đáp ứng một số nhu cầu thiết thực cho Bài toán Quản lý trường học hiện nay.
Một số phần mềm ứng dụng đang nhận được sự quan tâm của đông đảo người dùng:
- Các phần mềm hỗ trợ dạy học như: Microsoft Power Point (hỗ trợ trình chiếu giáo án điện tử); Lecture Maker (soạn thảo bài giảng đa phương tiện); Adobe Presenter (giúp chuyển đổi các bài trình chiếu PowerPoint sang dạng tương tác
Multimedia); Violet (soạn bài giảng điện tử trực tuyến); FlashPlayer (hỗ trợ trình duyệt, tạo hình ảnh động); NetOp School (dạy học thực hành tin học, ngoại ngữ); WIN CAM (thiết kế bài giảng); Mathematica v3.0 (Toán học đa chức năng); Autorun Presenter (hỗ trợ trình chiếu giáo án điện tử)…
- Các phần mềm hỗ trợ Quản lý trường học như:
+ School Viewer 6.0: Quản lý toàn bộ quá trình học tập của học sinh trong nhà trường Phổ thông. Sau khi nhập các thông tin điểm, hạnh kiểm… thì toàn bộ việc tính điểm trung bình; Phân loại học lực; Xét danh hiệu thi đua… của học sinh được tiến hành hoàn toàn tự động.
+ Perfect UNIMARK: Giải pháp giúp cho nhân viên Phòng Đào tạo của các trường Đại học, Cao đẳng, các trường Phổ thông… trong việc quản lý điểm của sinh viên, học sinh. Hỗ trợ và khả năng quản trị hệ thống có thể tùy biến theo điều hành của doanh nghiệp. Phần mềm hoạt động trực tuyến qua mạng Internet với công nghệ Silverlight 4.0.
+ Phần mềm SMAS: Do Viettel phát triển, phần mềm tích hợp 139 tính năng ngành. Chương trình đáp ứng các nghiệp vụ giáo dục về quản lý hồ sơ giáo viên, công tác giảng dạy, hồ sơ học sinh, quá trình học tập rèn luyện và quản lý thi, báo cáo thống kê… Phần mềm chạy trên môi trường web và tương thích với mọi loại trình duyệt, ứng dụng mô hình điện toán đám mây để quản lý tập trung dữ liệu nhằm dễ dàng liên thông, liên kết thông tin trong tương lai.
+ Eschool: Là phần mềm dạng web-based phục vụ cho quản lý học sinh, giáo viên, sổ điểm điện tử… cho các trường cấp II và III. Phần mềm được xây dựng theo dạng hệ thống mở để các trường có thể ứng dụng phục vụ yêu cầu quản trị học sinh, giáo viên và sổ điểm điện tử.
+ My school (Phiên bản My school 3.0): Với ba phiên bản dành riêng cho cấp tiểu học, Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, giúp quản lý toàn bộ các thông tin liên quan đến quá trình học tập của học sinh trong thời gian học tập tại trường như: Hồ sơ lý lịch, giáo viên giảng dạy, quá trình học tập, rèn luyện, tổng kết cuối năm học, thi tốt nghiệp, xét lên lớp… Các tiêu chí phổ cập giáo dục (tiểu học, Trung học cơ sở).
+ V.EMIS - Phần mềm Quản lý trường học do dự án SREM (dự án hỗ trợ đổi mới Quản lý giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban Châu Âu) xây dựng. Phần mềm được triển khai trong các trường học trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Tỉnh, Thành phố để thu thập thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về Giáo dục Phổ thông. V.EMIS có nhiệm vụ hỗ trợ các trường quản lý các hoạt động cơ bản trong trường học. Từ cơ sở dữ liệu của trường, các thông tin sẽ được truyền tải tới các cơ quan quản lý cấp trên, phục vụ các nhu cầu quản lý. Hệ thống V.EMIS được triển khai sử dụng có nhiều phân hệ rất thiết thực cho việc Quản lý trường học như: Phân hệ quản lý học sinh; Quản lý thư viện; Quản lý thiết bị; Quản lý nhân sự; Quản lý giảng dạy; Quản lý tài chính, tài sản và Phân hệ giám sát, đánh giá.
Kết luận: Việc xuất hiện nhiều phần mềm nhằm đáp ứng nhu cầu và mối quan tâm của người dùng là việc tất yếu. Tuy nhiên, các phần mềm đó có phù hợp với điều kiện nhân lực, vật lực và tài lực của từng trường hay không, mức độ đáp ứng như thế nào, đã được đánh giá chưa, có những tiêu chí gì để đánh giá… Đó là mối quan tâm lớn cần được đưa ra bàn luận và công khai hóa để giải quyết bài toán Quản lý trong nhà trường.
3.2. Đánh giá Phần mềm Quản lý trƣờng học - V.EMIS
3.2.1. Tổng quan về V.EMIS
V.EMIS - Do dự án SREM xây dựng - Một dự án hỗ trợ đổi mới giáo dục được bắt đầu thực hiện vào tháng 4 năm 2006, theo kết quả của Hiệp định tài chính AIDCO/VNM/2004/016-841 giữa Cộng đồng Châu Âu và Chính phủ Việt Nam, được ký kết ngày 01/09/2005. V.EMIS Là phần mềm Quản lý trường học hiện đại, giúp thực hiện các quy trình quản lý tự động hóa trong trường học, có nhiều chức năng phục vụ cho công tác quản lý trong trường học. Phần mềm hiện đang được triển khai, sử dụng thống nhất trong các trường học trực thuộc các Sở Giáo dục và Đào tạo trên toàn quốc. V.EMIS nhằm xây dựng CSDL điện tử dùng chung về Giáo dục Phổ thông (thực hiện theo quyết định số: 558/QĐ-BGDĐT ra ngày 13 tháng 02 năm 2012). Phần mềm trong quá trình sử dụng luôn được cập nhật thường xuyên, phiên bản mới nhất hiện nay là phiên bản V.EMIS 1.1.4.
Vì phần mềm V.EMIS nhằm xây dựng CSDL điện tử dùng chung, nên ở cấp trường, V.EMIS được xây dựng với mục tiêu là công cụ chính để quản lý các hoạt động hàng ngày của nhà trường. Chẳng hạn như việc xử lý các thông tin về việc nhập học của học sinh cho đến việc quản lý hiệu quả sử dụng thiết bị dạy và học, cũng như theo dõi việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của giáo viên và lưu giữ toàn bộ thông tin về nhân thân và quá trình học tập, công tác của học sinh và giáo viên.
Ở cấp quản lý giáo dục cao hơn, V.EMIS sẽ hỗ trợ cấp Phòng và cấp Sở quản lý các trường trong phạm vi quản lý của mình. Hỗ trợ việc phân bổ kinh phí cho các trường và giám sát việc chi tiêu ngân sách, hỗ trợ việc tổ chức thi đua trong, ngoài trường và các hoạt động giám sát đánh giá, lập kế hoạch. Ngoài ra phần mềm còn hỗ trợ xây dựng kế hoạch thanh tra và thực hiện các cuộc thanh tra.
Dữ liệu sử dụng trong các hoạt động hàng ngày của V.EMIS sẽ được kết xuất thành các báo cáo và số liệu thống kê theo các chủ đề khác nhau. Các báo cáo này sẽ không cần nhập dữ liệu bổ sung. Tất cả dữ liệu đều sẵn có từ các thông tin do việc quản lý các hoạt động hàng ngày mang lại.
V.EMIS được cài đặt trên mô hình mạng Client/Sever (máy trạm/máy chủ)