Xây dựng tiêu chí đánh giá phần mềm V.EMIS

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá sản phẩm phần mềm theo các tiêu chuẩn chất lượng (Trang 71 - 76)

Sau đây là đề xuất các tiêu chí đánh giá và thang điểm cho mỗi tiêu chí (giả sử thang điểm đánh giá tối đa cho phần mềm là 100 điểm).

TT Tiêu chí đánh giá Điểm

tối đa

Điểm đánh

giá 1 Tính hoàn thiện (Chiếm tỉ trọng 12%). 12

1.1 Dễ cài đặt, chiếm ít tài nguyên bộ nhớ. 4 1.2 Thời gian cài đặt hợp lý, chấp nhận được. 2

1.3 Cung cấp đầy đủ các tài liệu hướng dẫn sử dụng, rõ

ràng, dễ hiểu, chính xác kèm theo. 2 1.4 Thỏa mãn các yêu cầu đã được mô tả trong tài liệu. 2

1.5 Có chức năng phân quyền cho tùng đối tượng để tìm

kiếm thông tin (giáo viên, học sinh, người quản lý). 2 2 Tính thân thiện, phù hợp (Chiếm tỉ trọng 18%). 18 2.1 Giao diện phần mềm thân thiện, dễ sử dụng. 2

2.2

Giao diện có sự đồng nhất (menu, lệnh, hiển thị…), các thành phần điều khiển thể hiện rõ nét giúp người sử dụng kiểm soát nhanh chóng.

2

2.3 Các thông báo lỗi, hướng dẫn thao tác dễ hiểu, dễ thực

hiện, hợp tư duy từng đối tượng người dùng. 3 2.4 Yêu cầu kỹ năng công nghệ thông tin phù hợp với từng 3

đối tượng người sử dụng.

2.5 Các thông báo lỗi mô tả vấn đề người dùng có thể hiểu

được, có đưa ra những lời khuyên về cách xử lý. 2 2.6 Chỉ hiển thị thông tin phù hợp với ngữ cảnh hiện tại. 2 2.7 Sử dụng không gian màn hình một cách tối ưu. 2

2.8 Tối thiểu số thao tác đưa vào mà người sử dụng cần

thực hiện. 2

3 Tính tiện lợi và linh hoạt (Chiếm tỉ trọng 25%). 25 3.1 Thao tác nhanh, chính xác, không có lỗi. 3 3.2 Có các lựa chọn in ấn, sao chép, nhập, xuất dữ liệu… 3 3.3 Có thể cài đặt trên môi trường hệ điều hành khác nhau. 3

3.4

Cung cấp đầy đủ chức năng đặc thù (quản lý hồ sơ, phân lớp, tổ chức thi và kiểm tra, tính điểm trung bình, lập báo cáo...) phục vụ công tác quản lý trường học.

3

3.5 Việc thực hiện các chức năng quản lý nhanh chóng, tiết

kiệm thời gian và chi phí so với phương pháp thủ công. 3

3.6

Các chức năng như: Sắp xếp, tìm kiếm, lọc hồ sơ, lập báo cáo, tính điểm trung trình môn, đánh giá, xếp loại học sinh... nhanh chóng, chính xác.

4

3.7 Dữ liệu phần mềm chiếm ít tài nguyên bộ nhớ khi hoạt

động. 2

3.8 Có thể học cách sử dụng trong thời gian ngắn. 2 3.9 Thời gian hệ thống đáp ứng yêu cầu người sử dụng nhanh. 2

4 Tính lợi ích chung (Chiếm tỉ trọng 15%). 15

4.1 Đáp ứng được mục tiêu, nội dung và nhiệm vụ giáo

4.2

Thực hiện công việc nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí và hiệu quả, góp phần tạo một môi trường, phong cách làm việc mới, khoa học hơn.

3

4.3 Kích thích giáo viên, cán bộ quản lý làm việc khi sử

dụng phần mềm. 2

4.4 Cho phép theo dõi sự tiến bộ, yếu kém của học sinh để

kịp thời điều chỉnh. 2

4.5

Giúp giáo viên quản lý hồ sơ, tính điểm trung bình và xét kết quả học tâp, hạnh kiểm nhanh chóng, tiện lợi so với phương pháp thủ công.

3

4.6 Giúp cán bộ quản lý cập nhật hồ sơ, thống kê báo cáo

theo nhiều cách khác nhau phục vụ công tác quản lý. 3 5 Tính hữu hiệu, an toàn (Chiếm tỉ trọng 18%). 18

5.1 Hiệu quả về kinh tế. 3

5.2 Không bị lỗi trong quá trình thao tác, sử dụng chức

năng của chương trình. 3

5.3 Dữ liệu không bị mất khi có những thay đổi về chương

trình (cài đặt lại, nâng cấp phiên bản mới, Update...). 3 5.4 Không xung đột với phần mềm khác. 2

5.5 Có chức năng sao lưu và phục hồi dữ liệu khi có sự tấn

công và xâm nhập của virus. 2

5.6 Có khả năng kiểm soát được những thay đổi về dữ liệu

các trường từ phía người sử dụng. 2 5.7 Độ bảo mật về cả dữ liệu và người dùng cao. 3

6 Tính cập nhật - Bảo trì (Chiếm tỉ trọng 12%). 12 6.1 Công cụ hỗ trợ toàn diện có sẵn. 3

6.2 Sẵn sàng đáp ứng các hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Có hỗ trợ

trực tuyến nhanh chóng bất kỳ lúc nào người dùng cần. 3

6.3 Có thể truy cập vào phần trợ giúp khi đang sử dụng

chương trình. 2

6.4 Nội dung thông tin luôn được cập nhật mới khi có bản

cập nhật chương trình, có mục đích rõ ràng, chính xác. 2 6.5 Chi phí bản quyền hợp lý, nâng cấp, hỗ trợ miễn phí. 2

Ghi chú: Tác giả chỉ đưa ra đề xuất thang điểm tối đa cho mỗi tiêu chí (thang điểm này cũng có thể điều chỉnh), còn điểm đánh giá cho mỗi tiêu chí đó tác giả rất mong đông đảo những người trực tiếp đã và đang sử dụng phần mềm cùng thảo luận đánh giá (trên diễn đàn) và cho điểm.

Kết luận: Việc thử nghiệm đánh giá phần mềm V.EMIS nói chung và phân hệ V.EMIS.Student nói riêng còn mang tính chủ quan. Việc cập nhật các phiên bản mới của phần mềm cũng chưa được thường xuyên, nên việc tập hợp các ý kiến phản hồi của người dùng cũng chưa thật đầy đủ. Tuy nhiên tác giả đã đưa ra cách làm và phương pháp đánh giá có yếu tố định lượng có thể áp dụng cho phần mềm hay những nhóm phần mềm cùng loại khác.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Kết luận

Hiện nay Việt Nam vẫn chưa có một tiêu chuẩn chung để đánh giá sản phẩm phần mềm. Chưa thể trả lời được câu hỏi đánh giá phần mềm về mặt nào, sử dụng các tiêu chuẩn nào, làm thế nào để đánh giá được chất lượng của phần mềm, độ tin cậy và chính xác của các phương pháp đánh giá.

Dựa trên một số mô hình chất lượng đã có, tác giả đưa ra phương pháp đánh giá cho một số nhóm phần mềm và các tiêu chí đánh giá cụ thể có yếu tố định lượng. Tuy nhiên, việc đưa ra các tiêu chí đánh giá còn mang tính chủ quan, và việc cho điểm đánh giá cũng chưa thật đầy đủ. Phương pháp đánh giá minh họa theo quan điểm cá nhân nên chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót và thiếu tính toàn diện.

Để có đầy đủ các tiêu chí đánh giá mang tính đặc thù của phần mềm thì cần phải có cái nhìn khách quan và sự trải nghiệm thực tế của đông đảo người sử dụng chính phần mềm đó cùng đánh giá. Rất mong bạn đọc và người dùng thảo luận, bổ sung góp ý để hoàn thiện tiêu chuẩn đánh giá cho phần mềm và cho luận văn được hoàn thiện hơn.

Đề nghị

- Áp dụng các phương pháp đánh giá trên để xây dựng các tiêu chí cho các sản phẩm phần mềm cùng loại khác.

- Sử dụng đề xuất của tác giả về các tiêu chí đánh giá cho phần mềm Quản lý trường học V.EMIS để đánh giá, tham khảo cho phần mềm V.EMIS cũng như các phần mềm cùng loại khác.

- Xây dựng diễn đàn để cùng bàn luận, xây dựng các phương pháp đánh giá và tiêu chí cụ thể cho nhiều nhóm phần mềm khác nhau.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1]. Nguyễn Xuân Huy (2012), Giáo trình kiểm định phần mềm (bản thảo).

[2]. Nguyễn Thiện Luận (2012), Giáo trình đo lường phần mềm (bản thảo).

[3]. Lê Văn Phùng (2010), Kỹ nghệ Phần mềm, Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Quang Vinh (2008), Nghiên cứu tiêu chí và hướng dẫn đánh giá

sản phẩm phần mềm, Viện Khoa học kỹ thuật Bưu điện, Hà Nội.

Tiếng Anh

[5]. ISO 9126, Software Engineering - Product Quality, 2002.

[6]. ISO 14598, Information Technology - Software Product Evaluation, 2000. [7]. Ernest Wallmuller (1994), Software Quality Assurance - A Practical

Approach, Prentice Hall Internetional (UK) Ltd.

[8]. IEEE (1987), IEEE Std 1008-1987 - IEEE Standard for Software Unit

Một phần của tài liệu khảo sát và đánh giá sản phẩm phần mềm theo các tiêu chuẩn chất lượng (Trang 71 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)