Củlà cơ quan dự trữ nằm dưới đất, ở thực vật có nhiều nguồn gốc phát sinh khác nhau do đó có hình thái ngoài rất đa dạng. Có các loại củ:
Thân rễ là những thân dài, sống nhiều năm, mọc nằm ngang dưới đất giống như rễ nhưng khác rễ vì mang những lá biến đổi thành vảy khô. Thân rễ có mang chồi (chồi ngọn và chồi nách) và có những rễ phụ. Trong thân rễ thường có nhiều chất dự trữ như tinh bột. Ở mặt trên của thân rễ thường có những thẹo, đó là vị trí của những thân khí sinh kế tiếp. Thân rễthường được cấu tạo bởi một trục duy nhất và mỗi năm từ thân rễ mọc lên một hoặc đôi khi nhiều cành khí sinh,… Nhiều thân rễ được dùng làm thuốc như riềng, gừng, nghệ,…
Rễ củ là rễ có thể trở thành những bộ phận tích trữ dưỡng liệu như tinh bột hoặc inulin, khi đó rễ phồng to lên tạo thành rễ củ.
Một vài trường hợp củ xuất hiện ở nách lá, như loài Dioscorea bulbifera còn gọi là củ trên không.
Thân củ là những thân phình to thành củ vì chứa nhiều chất dự trữ (củ khoai tây). Trên mặt thân củ có chồi, khi phát triển cho ra cây mới.
Thân hành là thân đứng thẳng rất ngắn, mặt dưới mang rễ, xung quanh mang những lá biến đổi thành vảy mọng nước chứa nhiều chất dự trữ. Có ba loại thân hành:
- Thân hành áo: Các lá mọng nước ở bên ngoài bao bọc hoàn toàn các vẩy ở bên trong, các vẩy ở ngoài cùng chết, khô, tạo thành như một áo che chở hoàn toàn các lá ở bên trong (hành, tỏi).
- Thân hành vẩy: Các lá mọng nước úp lên nhau như những viên ngói trên mái nhà (Lys).
- Thân hành đặc: Phần thân phù to vì chứa chất dự trữ, chỉ có một số ít vẩy mỏng khô có nhiệm vụ che chở(la dơn) (Trương ThịĐẹp, 2007).