Các nghiên cứu trong và ngoài nước về Nghệ đen

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự tăng trưởng và tích lũy tinh dầu trong thân rễ của cây nghệ đen curcuma zedoaria rosc (Trang 63 - 65)

Các nghiên cứu trong nước

Các chồi mầm từ củ nghệ đen được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung 20 gam đường sucrose, 20% nước dừa và BA nồng độ từ 0,5 – 5 mg/l. Tiếp tục cấy chuyền các chồi vào môi trường MS bổsung 20% nước dừa và BA đơn lẻ hay kết hợp với kinetin, IBA và NAA. Kết quả cho thấy, trên môi trường MS bổ sung 20% nước dừa, BA 3 mg/l, IBA 0,5 mg/l cho số lượng chồi cao sau 30 ngày nuôi cấy (Nguyễn Hoàng Lộc và cs, 2005).

Thành phần hóa học và tính kháng oxi hóa của Nghệ đen Curcuma zedoaria

cũng được tìm hiểu. Những phương pháp ly trích tinh dầu (chưng cất lôi cuốn hơi nước, gia nhiệt đốt nóng thông thường, gia nhiệt bằng vi sóng), thành phần hóa học, hoạt tính kháng oxi hóa được khảo sát trên hai loại nguyên liệu là củ Nghệ đen tươi và khô. Qua quá trình khảo sát cho thấy thành phần tinh dầu thu được từ các phương pháp khác nhau thì khác nhau r ất nhiều. Kết quả khảo sát tính kháng oxi hóa cho thấy tinh dầu Nghệ đen có mức độ kháng oxi hóa tương đối cao ở nồng độ 20 mg/ml (Trần Thị Việt Hoa và cs, 2007).

Đặc tính của các enzyme kháng oxi hóa (peroxidase, superoxide dismutase, catalase) được theo dõi từ tế bào Nghệđen nuôi cấy trong hệ lên men 5 lít (Nguyễn Hoàng Lộc và cs, 2008). Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu chiết xuất từ

tế bào Nghệđen nuôi cấy trong hệ lên men 10 lít. Kết quả cho thấy hoạt tính kháng khuẩn của tinh dầu được tách chiết từ chúng có khảnăng ức chế mạnh sinh trưởng của ba chủng vi khuẩn là Bacillus cereus ATCC 11778, Staphylococcus aureus

ATCC 6538 và Escherichia coli ATCC 25922 (Nguyễn Thị Phúc Lộc và cs, 2010). Sesquiterpenoid từ thân rễ Nghệ đen Curcuma zedoaria của Việt Nam cũng được tìm hiểu từ rất sớm (Phan Minh Giang và cs, 1998). Sự tích lũy các sesquiterpen và polysaccharide được tìm hiểu trong tế bào Nghệ đen (Curcuma zedoaria Rosc) nuôi cấy trong hệ lên men 10 lít. Sự tích lũy sesquiterpen và polysaccharide trong tế bào Nghệ đen từ 2 đến 18 ngày nuôi cấy được phân tích đều đặn bằng phương pháp HPLC và phenol – sulfuric acid. Kết quả cho thấy lượng polysaccharide tổng số gia tăng sau 2 – 10 ngày nuôi cấy và đạt giá trị cao nhất là 6,55%. Phân tích HPCL đã phát hi ện ra vài sesquiterpen và hàm lượng cũng gia tăng sau 2 – 10 ngày nuôi cấy (Nguyễn Hoàng Lộc và cs, 2009).

Kết quả tìm hiểu một vài yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát sinh hình thái ở cây Nghệ đen Curcuma zedoaria Rosc cho thấy BA kích thích mạnh đến sự phát triển của chồi và môi trường MS chứa BA 4 mg/l kích thích tạo cụm chồi. Mô sẹo tám tuần tuổi nuôi cấy trên môi trường MS chứa 2,4-D 0,5 mg/l có khả năng phát sinh chồi và rễ khi được chuyển sang môi trường MS không bổ sung chất điều hòa sau hai tuần. Cây Nghệ đen có khả năng cảm ứng tạo củ tốt trên môi trường MS chứa BA 3 mg/l kết hợp với đường sucrose 60 g/l (Đào Thị Ngọc Mai, 2010).

Các nghiên cứu nước ngoài

Sử dụng các chồi mầm trên củ Nghệđen nuôi cấy với môi trường MS bổ sung 30 g/l đường sucrose và 2 mg/l BAP để vi nhân giống cây Nghệ đen (Miachir và cs, 2004). Kết quả nghiên cứu bốn hệ thống vi nhân giống tạo cây con ở Curcuma zedoariaZingiber zerumbet cho thấy hệ thống nuôi cấy lỏng lắc và ngập chìm tạm thời là kỹ thuật phù hợp nhất cho việc tạo các cây con ở hai loại cây này (Stanly và cs, 2010).

Tìm hiểu về sự tăng trưởng dịch treo tế bào của ba loại thực vật là Bahinia forficate Link, Curcuma zedoaria Rosc và Phaseolus vulgaris với các nguồn carbon khác nhau. Với mục đích là tìm các nguồn carbon khác thay thế cho sucrose, nghiên cứu này đã dùng glycerol, sorbitol và galactose. Tuy nhiên kết quả cho thấy sucrose là nguồn carbon tốt nhất cho ba loại thực vật trên. Galactose, glycerol và sorbitol làm chậm hoặc ngừng tăng trưởng trong hệ thống dịch treo tế bào của các loại thực vật này (Mello và cs, 2001).

Thành phần hóa học của tinh dầu một số loài nghệ ở Ấn Độ trong đó có Nghệ đen, Nghệ vàng,… được kiểm tra bằng phương pháp GC và GC – MS (Singh và cs, 2002). Hai sesquiterpenoid từ củ Nghệ đen là ar – tumerone và β – tumerone cũng được tìm hiểu (Hong và cs, 2001).

Tìm hiều về hoạt tính chống vi trùng ở củ của hai loài nghệ là Curcuma zedoaria

Curcuma malabarica trên 6 loại vi khuẩn và 2 loại nấm. Kết quả cho thấy, hoạt tính kháng khuẩn của Curcuma zedoaria chỉ cần ở nồng độ thấp (0,01 – 0,15 mg/ml). Với kết quảđó, bước đầu giúp cho việc sử dụng các loại củ này làm dược liệu đểđiều trị sự nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm (Wilson và cs, 2005). Báo cáo về thành phần hóa học và dược tính của Nghệ đen cho thấy khả năng kháng khuẩn, kháng độc, kháng ung thư, chống oxi hóa,… (Lobo và cs, 2008).

Tìm hiểu về sự tạo củ in vitro ở cây Nghệ đen. Từ 10 – 12 tuần tuổi, các cụm chồi được nuôi cấy trên môi trường MS bổ sung BAP đơn lẻ hoặc kết hợp với NAA với các nồng độ khác nhau. Ngoài ra còn tìm hiểu các nguồn carbon khác nhau. Kết quả là củ được tạo thành sau 7 – 9 tuần nuôi cấy, môi trường thích hợp cho việc tạo củ là MS có bổ sung BAP 4 mg/l và 6% sucrose (Anisuzzaman và cs, 2008).

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự tăng trưởng và tích lũy tinh dầu trong thân rễ của cây nghệ đen curcuma zedoaria rosc (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)