Sự nuôi cấy in vitro và quan sát hoạt động của mô phân sinh dày cấp

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự tăng trưởng và tích lũy tinh dầu trong thân rễ của cây nghệ đen curcuma zedoaria rosc (Trang 27 - 32)

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1.3 Sự nuôi cấy in vitro và quan sát hoạt động của mô phân sinh dày cấp

một

Sự nuôi cấy in vitro

Sau hai tuần nuôi cấy, các chồi mầm bắt đầu tăng trưởng trên môi trường MS. Ở tuần thứ sáu, chồi mầm tăng trưởng mạnh, phát triển thành cây mang 1 – 2 lá và được cấy chuyền sang môi trường MS có bổ sung BA 2 mg/l và IBA 0,5 mg/l để tạo cụm chồi (ảnh 3.7).

Quan sát hoạt động của mô phân sinh dày cấp một

Thân Nghệ đen gia tăng đường kính từ vùng mô với các tế bào phân chia mạnh, được gọi là mô phân sinh dày cấp một. Lát cắt dọc qua vùng mô phân sinh ngọn của thân cây Nghệ đen in vitro ba tháng tuổi cho thấy mô phân sinh dày cấp một phân bốngay dưới mô phân sinh ngọn và các sơ khởi lá (ảnh 3.8A). Ở lát cắt ngang thân gần mô phân sinh ngọn, mô phân sinh dày cấp một sắp xếp thành một vòng tròn xung quanh bó mạch (ảnh 3.8B). Mô phân sinh dày cấp một xuất hiện ở vùng trụ bì, ở giữa vùng vỏ có tương đối ít bó mạch và vùng trung tâm có sự tập trung nhiều bó mạch hơn, và bao gồm các tế bào dẹp, dài, xếp xuyên tâm. Các tế bào này phân chia tiếp tuyến hình thành nhu mô vỏ và nhu mô lõi (ảnh 3.8 C - D). Trong khi đó, ở các lát cắt ngang qua thân tại vị trí xa mô phân sinh ngọn hơn, một số vùng mô phân sinh dày cấp một phân chia lộn xộn hình thành nên bó mạch hướng vào trong ( ảnh 3.9).

Ở các lát cắt ngang thân cây Nghệ đen in vitro ở vị trí gần gốc thân cho thấy mô phân sinh dày cấp một biệt hóa thành nội bì, trụ bì (ảnh 3.10) và ngừng hoạt động (khoảng nách lá thứ bảy trở đi) (ảnh 3.11).

Ảnh 3.7. Cây Nghệ đen in vitro sáu tuần tuổi trên môi trường MS (A) và sau ba tháng tuổi trên môi trường MS bổ sung BA 2 mg/l và IBA 0,5 mg/l (B).

Ảnh 3.8. Mô phân sinh dày cấp một ở thân cây Nghệ đen in vitro ba tháng tuổi. A, Lát cắt dọc thân cho thấy mô phân sinh dày cấp một nằm ngay dưới mô phân sinh ngọn và các sơ khởi lá, phân bố dọc ở vùng ngoại vi của thân.

B, Lát cắt ngang thân ngay dưới mô phân sinh ngọn cho thấy mô phân sinh dày cấp một phân bố thành vòng tròn quanh trục.

C-D, Chi tiết vùng mô phân sinh dày cấp một ngay dưới mô phân sinh ngọn cho thấy các tế bào dài, dẹp và xếp xuyên tâm. PTM, mô phân sinh dày cấp một.

1 mm PTM A PTM 500 µm B 500µm PTM C 30 µm PTM D

Ảnh 3.9. Sự hình thành bó mạch từ vùng mô phân sinh dày cấp một ở các lát cắt ngang thân cây Nghệđen in vitro tại vị trí xa mô phân sinh ngọn.

A, Các tế bào mô phân sinh dày cấp một (PTM) phân chia mạnh hình thành nên ống sàng (s), tế bào kèm (k) thuộc bó libe và các tế bào nhu mô mộc (m).

B, Các tế bào nhu mô mộc ngấm mộc tố có màu xanh. Bó libe mộc dần được hình thành nằm ngay dưới vùng mô phân sinh dày cấp một.

C,Vùng mô phân sinh dày cấp một tiếp tục phân chia hình thành nên bó mạch mới gần mô phân sinh dày (mũi tên tr ắng). Bó mạch trưởng thành với libe và mộc xếp chồng lên nhau bịđẩy dần ra xa vùng mô phân sinh dày.

D, Sự hình thành bó mạch từ mô phân sinh dày cấp một với các bó mạch (gồm libe và mộc) hướng vào trong lõi.

C 45 µm D 300 µm A 30 µm m s k PTM B 30 µm m s k PTM

Ảnh 3.10. Nội bì và trụ bì hình thành ở lát cắt ngang phần gốc thân cây Nghệđen in vitro.

A, Mô phân sinh dày cấp một biệt hóa thành nội bì ngấm mộc tố (mũi tên).

B, Chi tiết vùng mô phân sinh dày cấp một đã biệt hóa thành nội bì và trụ bì nằm ngay dưới nội bì

Ảnh 3.11. Lát cắt dọc qua vùng mô phân sinh ngọn của thân cây Nghệ đen in vitro

cho thấy ở phần gốc thân (khoảng nách lá thứ bảy trở đi) vùng mô phân sinh dày cấp một đã biệt hóa hoàn toàn (mũi tên).

500 µm

A B 30 µm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu sự tăng trưởng và tích lũy tinh dầu trong thân rễ của cây nghệ đen curcuma zedoaria rosc (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)