- Xác định các chỉ tiêu: NNH3, Naa, N T, thành phần acid amin.
2.2.5.3. Xác định Nitơ tổng số theo phương pháp Kjeldahl [4]:
* Nguyên tắc:
Chất đạm khi đem vô cơ hóa sẽ chuyển thành dạng amonium sulfat, khi cho tác dụng với chất kiềm mạnh như NaOH sẽ phóng thích ra amoniac.
Lượng amoniac phóng thích ra được hơi nước lôi cuốn bằng một dụng cụ là máy P arnas- Wargner và được dẫn đến một bình tam giác có chứa một lượng thừa H2SO4. Từ đây cho chúng ta xác định hàm lượng amoniac phóng thích ra ngoài, nghĩa là xác định hàm lượng Nitơ trong mẫu nguyên liệu.
*Hóa chất:
- Dung dịch NaOH N/100, dung dịch H2SO4 N/100, dung dịch (COOH)2 N/100, H2SO4 đậm đặc, NaOH đ ậm đ ặc
- Thuốc thử metyl đỏ 0,5% pha trong ethanol, thuốc thử phenolphtalein 1% trong ethanol.
*Cách tiến hành: a/ Vô cơ hóa:
Hút chính xác vào mỗi bình 1ml dịch nước mắm theo từng thời gian, tiếp theo cho vào mỗi bình 0,2g chất xúc tác (hỗn hợp 9K2SO4:1 CuSO4) và 5ml H2SO4 đậm đặc. Để trong tủ Hoffer đun đến khi dung dịch thành trong suốt, sau đó để nguội.
Mỗi bình được pha loãng với nước cất thành 100ml. (NH4)2SO4 + 2NaOH 2NH4OH + Na2SO4
Chƣơng 2: Vật liệu và phƣơng pháp Trang 47
b/ Tiến hành cất đạm:
Tiến hành c ất đạm thu nhận bằng H2SO4, sau đó đem định phân với dung dịch NaOH đến khi dung dịch có màu vàng cam.
Các mẫu được thực hiện 3 lần.
Dung dịch NaOH N/100 được hiệu chỉnh bằng dung dịch (COOH)2 N/100.
* Cách tính:
Số gam Nitơ tổng có trong 1 lít nguyên liệu. NT=
Gọi:
- V0: thể tích trung bình dung dịch NaOH x.N/100 của ba lần thử không (ml). - V1: thể tích trung bình dung dịch NaOH x.N/100 của ba lần thử thật (ml). ΔV= V0-V1 là lượng NaOH tương đương với lượng amoniac phóng thích bởi 10ml dịch vô cơ pha loãng (ml).