7. Đóng góp của luận văn
2.2.3. Chiến thuật
Chiến thuật là lý luận và thực tiễn về chuẩn bị và thực hành trận chiến đấu của phân đội, binh đội, binh đoàn lực lượng vũ trang, bộ phận hợp thành của nghệ thuật quân sự Viêt Nam. Quá trình hình thành và phát triển chiến thuật gắn liền với lịch sử xây dựng chiến đấu và trưởng thành của quân đội ta. Sự phát triển chiến thuật là kết quả của nghệ thuật chỉ đạo chiến lược, chiến dịch, nghệ thuật tổ chức và thực hành các trận chiến đấu thông qua việc vận dụng các hình thức chiến thuật của người chỉ huy và đối tượng, địa hình, thời gian cụ thể. Sự phát triển của chiến thuật trong từng cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược thể hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất: vận dụng các hình thức chiến thuật vào các trận chiến đấu Giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, chiến thuật thường được vận dụng là phục kích, tập kích, vận động tiến công, trong đó phục kích là chủ yếu. Các trận đánh diễn ra ở giai đoạn này chủ yếu diễn ra ở quy mô trung đội, đại đội, tiểu đoàn lấy đánh địch ngoài công sự là phổ biến.
Giai đoạn sau của cuộc chiến chúng ta vận dụng chiến thật công kiên, vây lấn tấn công. Bởi vì sự chỉ đạo chiến dịch giai đoạn này là tiêu diệt địch trong công sự, giải phóng đất đai, giải phóng dân. Mặt khác, do ta được tăng cường binh khí kỹ thuật nên các trận đánh mang tính chất cân đối không mấy sự chênh lệch giữa ta và địch.
Giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, trong các chiến dịch lớn mùa xuân năm 1975 ta đã chỉ đạo vận dụng các hình thức chiến thuật rất linh hoạt Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
như đánh các đường giao thông, tiến công đánh địch trong các căn cứ, thị xã thành phố lớn, vận dụng cả trong trường hợp có thời gian chuẩn bị, chuẩn bị gấp và tiến công trong hành tiến, vận động tiến công, đánh địch đổ bộ đường không, tập kích... Chiến thuật có bước phát triển lớn thể hiện ở bày mưu lập kế, điều khiển địch theo ý định của ta, lừa nhử địch vào kế của ta mà đánh, đánh cả trong công sự và ngoài công sự trên các loại địa hình (rừng núi, nông thôn, đồng bằng, đô thị và hải đảo), đánh địch co cụm, phản kích hoặc rút chạy, đánh địch trong điều kiện chuẩn bị hoặc chuẩn bị gấp, đánh trong hành tiến thọc sâu bằng các binh đoàn cơ giới vào trung tâm đầu não của địch ở thị xã, thành phố...đây là đỉnh cao về vận dụng nghệ thuật chiến thuật trong chiến tranh nhân dân Việt Nam.
Thứ hai: quy mô lực lượng tham gia trong các trận chiến đấu.
Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến, vũ khí ta còn hạn chế, chúng ta lấy vũ khí của địch để trang bị cho mình và tự tạo ra một số loại vũ khí để chiến đấu. Sau cuộc Đồng Khởi (1960) hiệp đồng giữa các đơn vị bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích ngày càng phát triển. Bộ đội địa phương, dân quân du kích tham gia hoạt động quấy rối, nghi binh kìm chân địch để bộ đội chủ lực có điều kiện đánh nhanh, gọn giành thắng lợi cao nhất.
Giai đoạn 1969 đến tháng 01/1973, đây là giai đoạn tập trung cao các loại hình chiến thuật với quy mô vừa, nhỏ và lớn, diễn ra các hoại địa hình, chủ yếu là rừng núi, thời gian dài, không gian rộng.
Giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến, quy mô lực lượng tham gia trong một trận chiến ngày càng lớn, tập trung ưu thế lực lượng ngày càng cao, có thể đồng thời hoặc kế tiếp vận dụng các hình thức chiến thuật vào một trận đấu, nhất là các trận then chốt của chiến dịch như trận đánh thị xã Buôn Ma Thuật năm 1975.
Thứ ba:cách đánh
Cách đánh là nội dung quan trọng nhất của lý luận chiến thuật, mỗi hình thức chiến thuật có cách đánh cụ thể, phù hợp với đối tượng và địa hình tác chiến. Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến, cách đánh trong các hình thức chiến thuật là đánh du kích nhỏ lẻ phân tán, đánh vận động, tiêu diệt địch ở ngoài công sự là chính, đồng thời phát triển cách đánh địch trong căn cứ, cụm, cứ điểm .
Cách đánh chiến thuật là thể hiện tính tích cực, chủ động tiến công bám thành luỹ địch, chia địch mà đánh, trói địch lại mà diệt. Trong một trận chiến, chúng ta thực hiện giữa chia cắt bộ binh và xe tăng địch, giệt địch mặt đất và trên không, giệt địch trong trận địa và ngoài trận địa và địch từ nơi khác đến chi viện, kết hợp giữa hành động tiến công và phòng ngự của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ trong thế trận của cấp trên để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Nội dung nghệ thuật trong giai đoạn này thể hiện tập trung ở tư tưởng kế sách đánh giặc, nghệ thuật chiến tranh nhân dân, toàn dân, diện đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít đánh nhiều, lấy yếu chống mạnh, nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao, binh vận.
Tóm lại: nghệ thuật quân sự Việt Nam từ khi có Đảng lãnh đạo đã kế thừa nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên, không ngừng phát triển cả ba bộ phận chiến lược quân sự, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật góp phần quyết định thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược. Để làm được điều đó phải có sự nhất quán về mục đích chính trị, hai là tinh thần cảnh giác trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, ba là đánh giá đúng kẻ thù, có quyết sách linh hoạt và chủ động, bốn là vận dụng linh hoạt về sách lược để đạt Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
mục đích chính trị của chiến tranh, năm là đoàn kết dân tộc, tạo ra sức mạnh đánh giá kẻ thù, sáu là nghệ thuật khởi đầu và kết thúc chiến tranh đã gắn bó rất chặt chẽ với truyền thống thượng võ của dân tộc ta suốt mấy ngàn năm lịch sử chống chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Những nội dung về nghệ thuật đánh giặc đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho kho tàng quân sự Việt Nam.