7. Đóng góp của luận văn
2.2.2. Nghệ thuật chiến dịch
Chiến dịch là tổng thể các trận chiến đấu (trong đó có những trận chiến đấu then chốt) có tác động liên quan đến nhau chặt chẽ, diễn ra trong một không gian, thời gian nhất định, dưới quyền chỉ huy thống nhất của một bộ phận, nhằm hoàn thành những nhiệm vụ do chiến lược vạch ra. Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã có trên 50 chiến dịch được thực hiện. Sự hình thành và phát triển chiến dịch - Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ được thể hiện ở các nội dung sau:
Thứ nhất: Loại hình chiến dịch
Trên cơ sở chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch Việt Nam luôn phát triển cả chiều rộng và chiều sâu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Chúng ta đã tổ chức và thực hiện nhiều loại hình chiến dịch như:
Chiến dịch tiến công: Thành công trong vận dụng, phát triển cách đánh chiến dịch của ta là đã dự kiến, chuẩn bị nhiều phương án tác chiến để tiêu diệt địch trên đường bộ và trên không. Tận dụng địa hình, lập thế trận tiến công vững chắc, cơ động biến hoá. Dù trong tình huống nào cũng giành quyền chủ động tiến công tiêu diệt địch. Trong tiến công, ta tập trung lực lượng, phương tiện trên những hướng chủ yếu theo phương án tác chiến, tạo ưu thế về lực lượng, đồng thời vận dụng linh hoạt nhiều hình thức chiến thuật (vận động tiến công, đánh đổ bộ đường không, vận động phục kích, tập kích...) kết hợp nhiều thủ đoạn chiến đấu (chốt chặn, chia cắt, thọc sâu, bám sát, đánh gần) để hạn chế hoả lực, khoét sâu chỗ yếu sợ đánh gần của quân Mỹ; đánh thắng trận then chốt chiến dịch, đánh gẫy từng cánh quân địch làm đảo lộn ý chí tiến công của chúng, buộc địch từ chủ động tiến công sang bị động đối phó, chịu thất bại và rút lui.
Chiến dịch phản công ta kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự, ngăn chặn với cơ động tiến công. Bước phát triển về cách đánh chiến dịch thời kỳ này so với thời kỳ kháng chiến chống Pháp là ta sử dụng lực lượng vũ trang tại chỗ để ngăn chặn các mũi tiến công đường bộ của bộ binh, xe tăng, thiết giáp địch, kết hợp với cơ động tiến công tiêu diệt quân đổ bộ đường không trong căn cứ. Đồng thời sử dụng một bộ phận cơ động tiến công vững và lớn vào bên sườn phía sau quân địch, cùng lực lượng vũ trang địa phương bẻ gẫy các hướng tiến công chủ yếu, quan trọng của quân Mỹ.
Ví dụ: Chiến dịch phản công Việt Bắc năm 1947, chiến dịch phản công đường số 9-Nam Lào năm 1971
Chiến dịch phòng ngự: ta xác định đúng thời điểm, chủ động chuyển vào phòng ngự (chiến dịch cách đồng Chum) xây dựng các trận địa chính diện có chiều sâu hợp lý, có khả năng bám trụ dài ngày, giảm thương vong, tổn thất cho lực lượng phòng ngự.
Kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự tích cực, vững chắc, ngoan cường với liên tục phản kích và các trận phản đột kích; kết hợp các hình thức vận động tiến công, tập kích, phục kích sau lưng địch của bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương dân quân du kích. Đánh địch trên nhiều hướng đồng thời tập trung đánh gẫy cánh quân tiến công chủ yếu của địch. Có lực lượng dự bị, kịp thời bổ sung quân số, vũ khí, trang bị. Trong phòng ngự có phòng ngự trận địa, phòng ngự kết hợp chốt và vận động, cùng các hình thức chiến thuật khác.
Chiến dịch tiến công tổng hợp: phương thức hoạt động chủ yếu là kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị trên quy mô chiến dịch kết hợp chặt chẽ với chiến dịch và chiến thuật giữa tấn công quân sự của chủ lực và lưc lượng vũ trang địa phương với nổi dậy của quần chúng và công tác binh vận.
Thứ hai: Quy mô chiến dịch
Về số lượng, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nghệ thuật chiến dịch được phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) ta huy động 4 quân đoàn và đoàn 232 (tương đương quân đoàn), tổng cộng có 15 sư đoàn, 2 lữ đoàn, 3 trung đoàn; Bộ binh - pháo binh: 20 lữ đoàn, trung đoàn và 8 tiểu đoàn; xe tăng - thiết giáp, 3 lữ đoàn, trung đoàn và 6 tiểu đoàn; Đặc công - biệt động: 6 trung đoàn, 4 tiểu đoàn, một số đại đội độc lập và 60 tổ biệt động. Ngoài ra còn có các đơn vị binh chủng Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
như: Cao xạ, công binh, thông tin, trinh sát, một bộ phận của lực lượng không quân, hải quân, cùng các bộ đội địa phương, du kích, đoàn thể chiến đấu, phục vụ chiến đấu...
Về địa bàn, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì ở giai đoạn đầu các chiến dịch diễn ra ở các miền vùng, vùng núi là chủ yếu, giai đoạn cuối kháng chiến chống Mỹ, chiến dịch diễn ra trên tất cả các địa bàn rừng núi, trung du, đồng bằng, đặc biệt là chiến dịch HCM đánh vào thành phố Sài Gòn, trung tâm kinh tế, chính trị của Ngụy quyền Việt Nam Cộng Hoà, kết thúc chiến tranh.
Thứ ba:Cách đánh
Chiến dịch của ta là chiến dịch chiến tranh nhân dân phát triển cao, là vận dụng cách đánh của nhiều lực lượng, kết hợp nhiều phương thức, quy mô tác chiến, trong đó tác chiến hiệp đồng ngày càng giữ vai trò chủ yếu.
Thời kỳ đầu chiến tranh, cách đánh chiến dịch chủ yếu là cách đánh du kích đánh vận động, tiêu diệt địch ngoài công sự là chính, đồng thời phát triển cách đánh địch trong căn cứ điểm và cụm cứ điểm. Bởi vì so sánh lực lượng địch ta còn nhiều chênh lệch mà mục đích chiến dịch, lấy tiêu diệt sinh lực địch là chính.
Thời kỳ cuối chiến tranh, cách đánh chiến dịch của ta phát triển đánh địch trong tập đoàn cứ điểm, hệ thống, phòng ngự vững chắc ở cả vùng rừng núi, nông thôn, đồng bằng và thành phố.
Nghệ thuật chiến dịch Việt Nam đã phát triển lên một bước mới, phát triển cao và hoàn chỉnh trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975. Ta đã giải quyết công việc tổ chức các chiến dịch đồng thời và kế tiếp, vừa theo kế hoạch, vừa phát triển khi thời cơ xuất hiện. Trung tâm của toàn bộ cuộc tổng tiến công và chiến dịch lớn có ý nghĩa chiến lược là Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng và chiến dịch Hồ Chí Minh. Đó là nghệ thuật tạo ưu Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
thế lực lượng, đảm bảo đánh địch trên thế mạnh, hình thành sức mạnh áp đảo trong chiến dịch.
Khi địch còn ổn định, có tổ chức thì cần tập trung lực lượng hơn địch ở trọng điểm đánh có chuẩn bị, chắc thắng (chiến dịch Tây Nguyên). Khi địch hoang mang rút chạy thì cái chính là chớp thời cơ đánh trong hành tiến (Huế - Đà Nẵng). Khi đánh vào sào huyệt cuối cùng của địch thì tập trung lực lượng ưu thế đến mức cao nhất có thể tập trung được, đảm bảo chắc thắng, thắng nhanh (chiến dịch Hồ Chí Minh).
Mỗi chiến dịch tiến công lớn trong cuộc tổng tiến công chiến lược năm 1975 có những đặc điểm về địch, ta, địa hình và thời cơ chiến lược khác nhau, cách đánh cụ thể khác nhau nhưng chúng ta đã vận dụng hai phương pháp tác chiến đó là:
Một là, lần lượt tiêu diệt từng sư đoàn địch, đánh chiếm từng mục tiêu chiến dịch, tiến tới tiêu diệt làm tan rã toàn bộ quân địch, giải phóng toàn bộ không gian chiến dịch (chiến dịch Tây Nguyên, Huế - Đà Nẵng).
Hai là, đồng loạt tiêu diệt các sư đoàn địch phòng ngự ở vòng ngoài đồng thời thọc sâu đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu của chiến dịch ở bên trong, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ tập đoàn phòng ngự chiến dịch của địch, giải phóng không gian chiến dịch trong khoảng thời gian ngắn (chiến dịch Hồ Chí Minh).
Nét đặc sắc về nghệ thuật chiến dịch của ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là các cuộc tiến công như vũ bão của các binh đoàn chủ lực ở bất cứ hướng nào, trong chiến dịch nào cũng luôn gắn liền với nổi dậy của quần chúng ở cả nông thôn và đô thị trên địa bàn chiến dịch, thực hiện kết hợp chặt chẽ giữa tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ. Đó là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển, kết hợp hai hình thức đấu tranh: Đấu tranh vũ trang
với đấu tranh chính trị, hai phương thức tiến hành chiến tranh: chiến tranh
chính quy với chiến tranh du kích, kết hợp tiến công với nổi dậy tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ trong phạm vi chiến dịch tạo sức mạnh phi thường trong các chiến dịch tiến công mùa xuân 1975.