Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghệ thuật quân sự của ông cha ta docx (Trang 48 - 50)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.2.3. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh

- Cơ sở xác định:

Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh xuất phát từ điều kiện thực tiễn chiến tranh ở nước ta. Một nước đất không rộng, người không nhiều, luôn phải chống lại nhiều kẻ thù lớn mạnh, chúng có lực lượng quân đội, trang bị vũ khí, kinh tế ...lớn hơn ta rất nhiều lần . Đó là vấn đề tưởng chừng như không thể trong cuộc đối đầu giữa một quốc gia nhỏ bé với những kẻ thù lớn mạnh. Thế nhưng lịch sử Việt Nam chứng minh được rằng kẻ địch dù có đến từ đâu, lớn mạnh cỡ nào ta cũng tìm cách tiêu diệt chúng. Trong binh pháp người việt, kỹ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh đã trở thành nghệ thuật quân sự. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước của dân tộc, nghệ thuật quân sự Việt Nam có nhiều sáng tạo và linh hoạt, phù hợp với tương quan lực lượng giữa địch và ta để định ra phương thức sử dụng lực lượng phù hợp với tình hình đặc điểm của từng cuộc chiến tranh. Lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta mỗi thời một khác nhưng đều để lại truyền thống “Biết địch, biết ta trăm trận không nguy”. Nghệ thuật sử dụng lực lượng trên cơ sở đánh giá địch một cách chính xác, từ so sánh lực lượng và phân tích thế địch, thế ta, dự báo hình thái đôi bên sẽ diễn biến trên chiến trường từ đó đưa ra phương thức để đánh địch. Đánh giá so sánh lực lượng địch ta là nghệ thuật quân sự của dân tộc để vận dụng quan điểm tổng hợp không chỉ dựa vào số lượng quân đội, vũ khí, phương tiện mà Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?

còn xem xét toàn diện: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hoá, vật chất và tinh thần, số lượng và chất lượng, điều kiện thế giới và trong nước có liên quan...đồng thời không chỉ nhìn trước mắt, ban đầu, tìm ra chỗ mạnh, chỗ yếu của mỗi bên để định ra hình thức và phương thức cho phù hợp. Do đó, đối với một dân tộc nhỏ bé như chúng ta nếu không biết lựa sức mình thì không bao giờ có thể đánh bại được kẻ thù hùng mạnh. Vì thế chủ động bất ngờ là mạch sống tác chiến trong nghệ thuật quân sự của dân tộc ta.

- Nội dung tiến hành

Trong quá trình dựng nước và giữ nước từ thế kỉ X đến thế kỉ XVIII, nghệ thuật đánh giặc dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh đã có bước phát triển mới, được vận dụng rất linh hoạt trong chiến tranh, chiến lược và chiến đấu. Quân dân ta kết hợp rất chặt chẽ mưu, kế, thế, thời, lực... để nâng cao sức mạnh chiến đấu đạt hiệu quả đánh tan mọi âm mưu,thủ đoạn. Thời nhà Trần, sử dụng cách đánh giặc: “Dĩ đoản chế trường”, lực lượng quân đội chỉ có 20 vạn, nhà Trần đã động viên nhân dân cả nước tham gia đánh giặc. Trong đánh giặc quân dân đã kết hợp chặt chẽ giữa đánh giặc phía trước với tiến công ở phía sau, bằng cả đòn quân sự, kinh tế, binh vận, ngoại giao, giỏi sử dụng mưu kế lập được thế trận, tạo được thời cơ, quân dân thời Trần chuyển sang phản công kiên quyết, tiến công liên tục, ba lần đánh bại quân Nguyên, lần cao nhất chúng sử dụng tới 50 vạn quân. Khởi nghĩa Tây Sơn, khi quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đem mười vạn quân mở cuộc hành binh thần tốc, bất ngờ tiến công mạnh, đánh liên tục cả phía trước bên sườn phía sau, chỉ trong 5 ngày đánh tan 29 vạn quân Thanh, cùng 2 vạn tàn quân Lê Chiêu Thống. Trong trận Khương Thượng, Đống Đa, ta có một vạn quân vận dụng cách đánh bất ngờ táo bạo, Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?

bao vây chặt, tiến công nhanh tiêu diệt 3 vạn quân của Sầm Nghi Đống, thọc sâu vào cung Tây Long tiêu diệt một vạn quân của Tôn Sỹ Nghị.

Tuy vậy trong chiến đấu, khi cần thiết tổ tiên ta cũng đã tập trung lực lượng lớn tạo ưu thế để đánh bại kẻ thù. Trận đánh vận động ở Bến Đông năm 1258, Trần Hưng Đạo đã tập trung lực lượng ngang bằng với lượng binh Nguyên -Mông, đánh bại chúng. Trận công thành Xương Giang, Lê Lợi tập trung 5 nghìn quân, tiêu diệt 2 nghìn quân Minh. Trận Ngọc Hồi, Quang Trung sử dụng tới 2 trăm voi chiến, gần hết pháo binh, đánh tan lực lượng phòng ngự ngăn chặn của Hứa Thế Hanh...

Qua đó cho thấy nghệ thuật dùng nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh là nghệ thuật đánh giặc độc đáo, sáng tạo của dân tộc ta. Đòi hỏi các nhà lãnh đạo, chỉ huy phải có tài thao lược, biết động viên, phát huy sức mạnh toàn diện, vận dụng cách đánh phải tạo ra được nhiều lợi thế hơn kẻ thù, để tiêu diệt chúng. Trong đánh giặc nếu ta chưa tạo được lợi thế hơn địch, thì nhất thiết phải tập trung binh lực mạnh để đánh thắng chúng. Nó đã trở thành nét đặc sắc trong nghệ thuât đánh giặc truyền thống của dân tộc ta.

Một phần của tài liệu Luận văn: Nghệ thuật quân sự của ông cha ta docx (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w