7. Đóng góp của luận văn
2.1.2.2. Toàn dân là binh cả nước đánh giặc
Đây là nghệ thuật về tổ chức, sử dụng lực lượng, động viên tinh thần, phát huy sức mạnh, cách đánh giặc theo sở trường của từng người, từng lực lượng, mỗi bản làng, thôn xóm...trên cả nước tạo thành sức mạnh "toàn dân là binh cả nước đánh giặc".
Toàn dân là binh, cả nước đánh giặc là nghệ thuật đánh giặc truyền thống độc đáo, sáng tạo của dân tộc ta, là chiến thuật chiến tranh nhân dân toàn dân đánh giặc. Nó được thể hiện trong cả khởi nghĩa vũ trang, trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc.
Thắng lợi của nhân dân ta chống kẻ thù xâm lược trong lịch sử đều do biết tiến hành chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh" toàn dân là binh, cả nước đánh giặc" mà nội dung thực chất là nghệ thuật quân sự dựa vào dân, lấy dân làm gốc để tiến hành chiến tranh. Nó mang tính truyền thống của nghệ thuật quân sự Việt Nam, nó đã trở thành nguyên lý sâu sắc nhất để tiến hành giành thắng lợi khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh cách mạng suốt hàng ngàn năm lịch sử.
* Cơ sở phát động toàn dân đánh giặc.
Các cuộc chiến tranh mà nhân dân ta tiến hành đều là chiến tranh yêu nước chính nghĩa để bảo vệ Tổ quốc hoặc giải phóng dân tộc. Đây là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn thúc đẩy toàn đân hăng hái tham gia, nhà nhà hưởng ứng, người người đứng lên đánh giặc cứu nước. Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, yêu nước, thương nòi, ý chí đấu tranh kiên cường bất khuất, Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
tinh thần quyết đánh quyết thắng quân xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc.
Từ xa xưa, nhân dân ta đã biết đứng lên chống giặc ngoại xâm, biết dựa vào sức lực của chính mình, tạo ra sức mạnh đoàn kết và kiên trì đấu tranh lâu dài, cuối cùng giành được thắng lợi, mở đầu cho trang sử chống ngoại xâm rất vẻ vang của dân tộc. Lực lượng chủ yếu ấy là những người dân của các bộ tộc, bộ lạc được huy động ra đi làm dân binh để chiến đấu. Với trang bị vũ khí lúc ấy vừa bằng tre, gỗ, vừa bằng sắt, đồng, đá. Tre, gỗ, đá dùng làm gậy gộc, mũi tên, lao và đá ném; sắt đồng làm ra giáo, mác, rìu, lao...
Những trang bị ấy thường ngày là những phương tiện lao động sản xuất, săn bắn thú rừng để sinh sống, đồng thời cũng là vũ khí chiến đấu chống giặc khi cần thiết. Sức mạnh đó là sức mạnh dựa vào sự đoàn kết của các bộ tộc chống ngoại xâm để bảo vệ dân tộc, bảo vệ giống nòi.
Thực hiện “trăm họ là binh, toàn dân đánh giặc”. Do có bước phát triển tiến bộ về tư tưởng, tổ chức xây dựng đất nước, củng cố quốc phòng, các nhà nước phong kiến Đại Việt đã gắn chặt dân với nước, nước với dân, tạo cơ sở vững chắc cho nghệ thuật đánh giặc “toàn dân vi binh, cử quốc nghênh địch” thời chiến đã có bước phát triển quan trọng, ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Trải qua bao nhiêu thế hệ, dân tộc Việt Nam với khí phách anh hùng ngày càng nảy nở và phát triển, đã kiên quyết liên tục đứng lên chống ngoại xâm, sẵn sàng chịu đựng mọi gian khổ, bảo vệ quyền sống của mình trên mảnh đất quê hương.
*Nội dung nghệ thuật phát huy sức mạnh toàn dân là binh, cả nước đánh giặc.
Thứ nhất, tổ chức động viên lực lượng
Là tổ chức động viên toàn dân, mọi nhà, mọi người đều đánh giặc,
“trăm họ là binh, cả nước đánh giặc” tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc. Với truyền thống yêu nước nồng nàn, tự lập tự cường, anh dũng bất khuất gắn liền với ngọn cờ đại nghĩa chiến đấu vì độc lập, thống nhất đất nước
“nhân dân ta đã sớm có ý thức gắn quyền lợi của Tổ quốc với quyền lợi của gia đình và bản thân, gắn bó nước với nhà, làng với nước trong mối quan hệ keo sơn bền chặt”, “nước mất nhà tan”. Câu nói đó đã có từ lâu đời cho nên mỗi khi có giặc xâm lược thì mọi người đều đồng lòng đứng dậy chống giặc để giữ nước, giữ nhà. “Cả nước chung sức đánh giặc đó là truyền thống quân sự của dân tộc Việt Nam”.
Trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, các nhà nước phong kiến Đại Việt đã tổ chức sử dụng lực lượng vũ trang cùng nhân dân biên giới, đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn mua chuộc lôi kéo, kích động...của kẻ thù, giữ vững biên cương của Tổ quốc, các địa phương còn tích cực tổ chức lực lượng, động viên nhân dân chủ động xây đồn luỹ, chuẩn bị vũ khí sẵn sàng đánh giặc.
Thời nhà Lý đã động viên hàng trăm vạn dân tham gia lập nên thế "hoành trận” để đánh giặc ở sông Cầu (sông Như Nguyệt). Do cũng chuẩn bị tốt lực lượng, thế trận nên quân dân địa phương vùng Lạng Sơn, Cao Bằng cùng quân đội triều đình sang đất Tống để phá thế tiến công chuẩn bị trước của giặc. Sự tham gia đông đảo của quần chúng nhân dân với khí thế tiến công ngày càng mạnh đã trở thành nhân tố rất quan trọng trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng và bảo tồn dân tộc.
Thời nhà Trần tổ chức hội nghị “Diên Hồng”, cùng nhân dân bàn cách đánh giặc. Sau hội nghị cả nước dấy lên phong trào đánh giặc lập công. Tiêu biểu là đội dân binh người Tày ở Lạng Sơn do Nguyễn Thế Lộc và Nguyễn Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
Lĩnh chỉ huy cùng một bộ phận quân triều đình liên tục chặn giặc trong nhiều ngày đêm. Đội quân gia nô của Nguyễn Địa đã chém chết tên phản bội Trần Kiệm ngay trên mình ngựa trước cửa Chi Lăng. Lực lượng dân binh ở Tây Bắc do Hà Bổng, Hà Đặc, Hà Chương đã chặn đánh kiên quyết liên tục quân Nguyễn ở Thu Vạt, Bạch Hạc...Khi tiến công địch ở Nam Thăng Long, lực lượng dân binh, quân các lộ phủ của Trần Thống, Nguyễn Khả Lạp đã phối hợp với quân triều đình đánh giặc lập nên chiến công ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương.
Chiến thắng Vạn Kiếp có công to lớn của Hoài Văn Hầu, Trần Quốc Toản người đã tổ chức chặn đánh quyết liệt ở sông Như Nguyệt buộc quân Nguyên phải đi vào đúng thế trận của ta. Trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng được nhân dân đồng lòng, quyết tâm ra sức ủng hộ Trần Quốc Toản, đã giàn thế trận hiểm, kết hợp với tài nghi binh lừa địch của dân binh địa phương, ta đã bắt gọn quân giặc, bắt sống nhiều tướng giặc như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Trích Lê Cơ. Ba lần xâm lược Đại Việt, cả 3 lần đều thất bại dưới quân và dân ta, làm cho kẻ thù khiếp sợ không dám xâm phạm. Thắng lợi của dân tộc ta đã góp phần làm suy yếu thế lực của đế quốc Mông Cổ, làm thất bại âm mưu biến nước ta thành bàn đạp để mở rộng xâm lược xuống các nước Đông Nam Á. Đó là những cống hiến quan trọng có ý nghĩa lớn lao của dân tộc ta đối với cuộc chiến tranh của các dân tộc Châu Á¸ chống xâm lược và thống trị của đế quốc Nguyên - Mông hồi thế kỉ XIII.
Khởi nghĩa Lam Sơn với mục tiêu “kéo cùng dân ra khỏi lầm than”, quân khởi nghĩa được nhân dân ủng hộ mạnh mẽ phát triển lên thành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Khi đánh giặc, quân khởi nghĩa đi đến đâu cũng “chật đất người theo”, nghĩa quân đánh giặc ở đâu nhân dân ở đó nổi Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
dậy hưởng ứng. Quân Lam Sơn tiến quân vào Nghệ An, Tân Bình, Thanh Hoá người trẻ gia nhập nghĩa quân, người già cũng tham gia đánh giặc, chỉ riêng Trà Lân đã có hơn 5000 thanh niên được tuyển vào quân đội. Khi tiến quân ra Bắc Bộ, cả đồng bằng vùng lên đánh giặc. Chiến thắng Tốt Động, Chúc động, Đông Quan, Chi Lăng đều có dân binh và nhân dân trong vùng giúp sức mà sử sách còn ghi “Hào kiệt các lộ ở kinh đô và nhân dân các lộ, phủ, huyện tấp nập kéo đến cửa quân hết sức liều chết đánh thắng giặc ở các xứ”. Sau mười năm chiến đấu bền bỉ, gian khổ và ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã hoàn thành vẻ vang nhiệm vụ giải phóng dân tộc. Thắng lợi của cuộc chiến thật là oanh liệt, toàn diện và triệt để đã đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược nước ta của nhà Minh, đất nước được giải phóng và nền độc lập dân tộc nhờ đó mà được bảo đảm gần 4 thế kỉ (đầu thế kỉ XV đến cuối thế kỉ XVIII) không bị nạn ngoại xâm, phong kiến phương Bắc đe doạ.
Dưới chế độ hà khắc và ngột ngạt của họ Nguyễn, nhân dân ta từ lâu đã tích chứa nhiều bất mãn oán giận và căm thù. Trước họa xâm lược của giặc Thanh, mùa xuân năm 1789 Quang Trung cấp tốc mở cuộc hành binh ra Bắc, chỉ dừng lại Nghệ An có 10 ngày mà đã có hàng vạn thanh niên tình nguyện gia nhập nghĩa quân. Trong các trận quyết chiến ở Ngọc Hồi, Khương Thượng, Thăng Long có sự giúp đỡ phối hợp của nhân dân, nghĩa quân đã có
“luỹ mộc” để cản phá hoả lực của Hứa Tế Hanh lập thành “trận rồng lửa” (hoả long trận) quân vây kín bốn mặt thành, đánh tan hàng vạn quân của Sầm Nghi Đống, Tổng đốc Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp vượt cầu phao nhằm hướng Bắc mà chạy.
Trong các cuộc chiến tranh này, ngoài lực lượng quân sự thì dân chúng cũng tham gia trực tiếp chống giặc bằng nhiều hình thức rất phong phú, ra sức hỗ trợ về mọi mặt để đánh thắng kẻ thù. Đối với đất nước ta, trước nạn xâm Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
lược thường xuyên đe dọa của kẻ thù, các vị lãnh tụ luôn biết dựa vào dân, coi việc chăm lo sức mạnh của nhân dân làm nền tảng cho việc giữ nước và giải phóng đất nước. Hình thức chiến tranh nhân dân sớm xuất hiện, không những kế thừa được phong trào đấu tranh có tính chất quần chúng rộng rãi với truyền thống anh hùng bất khuất đã có từ xa xưa, mà còn phát triển lên một trình độ mới rất cao, lập nên những kỳ tích vang dội với những chiến công hiển hách. Hình thức tổ chức lực lượng quân sự lúc này bao gồm ba thứ quân (quân cấm của triều đình, quân các lộ các địa phương và dân binh) ngày càng hoàn thiện, gồm bộ binh, thuỷ quân và các loại hình binh chủng khác. Tổ tiên ta đánh thắng địch không chỉ ở miền rừng núi, trung du mà ở cả đồng bằng, trên sông nước và ngoài cửa biển. Đánh thắng giặc Tống, Nguyên, Minh, Xiêm, Thanh đã chứng minh sức mạnh toàn dân trong nghệ thuật đánh giặc “toàn dân là binh cả nước đánh giặc”. Điều đó được nhà quân sự thiên tài Trần Quốc Tuấn khẳng định “Sở dĩ nước ta thắng được giặc ngoại xâm qua nhiều thời đại là do ta biết đồng lòng đánh giặc, cả nước chung sức…”. Ngược lại thời Hồ dựng nước và giữ nước theo tư tưởng “ích kỉ phi gia”, “để trong nước lòng dân oán hận”. Vì thế dù cho Hồ Quý Ly có xây thành cao, đắp được luỹ dày thì khi chiến tranh xảy ra mà “dân không theo” cũng dẫn đến thất bại thảm hại, làm cho đất nước bị đô hộ kéo dài hàng ngàn năm.
Thứ hai, với sức mạnh“toàn dân là binh, cả nước đánh giặc” đã hình thành nên thế trận đánh giặc độc đáo, sáng tạo ra nhiều cách đánh đạt hiệu quả cao.
Trong quá trình đánh giặc, quân và dân nước Đại Việt đã khéo léo vận dụng kết hợp chặt chẽ giữa mưu, kế, thế, thời, lực để tạo ra sức mạnh của ta đánh phá, làm suy yếu hạn chế thế mạnh của địch trên phạm vi chiến lược và chiến đấu tiêu diệt chúng. Thế trận của ta là kết hợp chiến tranh nhân dân địa Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
phương (thế của các lộ, các vương hầu xưa kia, thế bộ đội địa phương và quân du kích) với thế trận chiến tranh bằng hoạt động tác chiến của quân chủ lực (du quân của triều đình) là thế trận chiến lược của các lực lượng vũ trang kết hợp với các lực lượng chính trị triển khai trên các địa bàn xung yếu và kết hợp chặt chẽ với nhau hãm địch vào thế không có lợi.
Thời nhà Lý do tạo được thế bất ngờ chủ động đánh trước, phá được thành lũy của giặc ở hai đầu đất nước, đã làm đảo lộn kế hoạch xâm lược của kẻ thù. Trong trận tiến công thành Ung Châu, tướng giặc Tô Giám thúc quân phòng thủ chống trả quyết liệt. Quân ta đã sử dụng cách đánh vừa vây hãm vừa công thành. Trong đột phá ta sử dụng hoả công, thang mây (vân thê) để nhập thành, đào hầm qua chân thành, dùng bao đất xếp thành bậc cao đưa quân vào thành đánh phá. Khi lui về phòng thủ đất nước, quân dân tổ chức thành hai tuyến chặn giặc. Tuyến trước do quân các lộ, phủ cùng dân binh địa phương bố trí lực lượng dọc các tuyến đường bộ và đường sông mà địch tiến công, dựa vào thế hiểm trở của núi rừng, sông suối, đèo ải để chặn đánh giặc. Tuyến sau dựa vào thế núi, thế sông ta xây dựng chiến luỹ dài hàng trăm dặm, cao mấy thước. Ở nam sông Như Nguyệt, phía trước đóng cọc tre dày đặc với nhiều hầm chông. Lực lượng bố trí có quân bộ, quân thủy cùng với dân binh tại chỗ, có cả thế phòng và thế công tạo nên thế trận vững chắc, có cả chính diện, chiều sâu và trọng điểm phát huy sức mạnh, sở trường của các lực lượng, chặn giặc ở phía trước, tiến đánh giặc ở phía sau, hãm địch vào thế bất lợi để ta chuyển sang phản công. Trong tiến công, quân ta lại dùng kế
“dương Đông kích Tây”, tổ chức những trận tập kích bất ngờ làm cho quân Tống không kịp chống đỡ tổn thất rất nhiều. Kết hợp với đòn tiến công ngoại giao, dân tộc ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của giặc Tống. Thắng lợi huy hoàng của cuộc kháng chiến trước hết là kết quả của một bước phát Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
triển vượt bậc của dân tộc ta mọi mặt về tinh thần, vật chất và tổ chức. Sau hơn một thế kỉ giành được độc lập (thế kỉ X), do sự lớn mạnh đó quân dân thời Lý đã tiến hành cuộc kháng chiến với tinh thần chủ động, tư thế đạp lên đầu kẻ thù, khí phách hiên ngang và ý thức sâu sắc về quyền bất khả xâm phạm của dân tộc, làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
Khởi nghĩa Lam Sơn, nghĩa quân đã phát huy thế mạnh của chiến tranh giải phóng dân tộc, sức mạnh của toàn dân, vận dụng cách đánh vây hãm thành, đánh quân cứu viện. Với tư tưởng “Giặc đông ta ít, lấy ít đánh đông, chỉ ở nơi đất hiểm mới được công” ta thực hiện “nhử người đến chứ không để người nhử đến” trong trận Chúc Động, Tốt Động.
Sau chiến thắng Ninh Kiều, nghĩa quân Lam Sơn được tăng cường cả về số lượng cũng như chất lượng và trang bị vũ khí. Trên cơ sở đó nghĩa quân tiếp tục vây hãm thành Đông Quan và các thành luỹ nằm sâu bên trong hậu phương của ta (như thành Nghệ An, Diễn Châu, Tây Đô, Cổ Lộng, Chí Linh...) còn những thành luỹ nằm trên hai đường tiếp viện của địch từ Vân Nam và Quảng Tây đến Đông Quan (Như thành Điêu Diêu, Thị Cầu, Xương Giang, Khâu Ôn, Tam Giang...) thì nghĩa quân chủ trương kiên quyết tiêu diệt địch cho kỳ hết trước khi viện binh của nhà Minh kéo sang. Đặc biệt trong giai đoạn này, công tác vận động và thuyết phục kẻ thù được đẩy mạnh nhằm hỗ trợ cho cuộc tiến công bằng quân sự. Đúng như dự kiến của ta, Vương Thông tập trung 9 vạn binh, sử dụng hai mũi chính kỳ vây chặt Cao Bộ nhằm