7. Đóng góp của luận văn
2.1.2.1. Tư tưởng, kế sách đánh giặc
Với tư tưởng tích cực chủ động tiến công và kế sách đánh giặc mềm dẻo, khéo léo của dân tộc ta đã được các triều đại Lí, Trần, Hậu Lê...và Quang Trung vận dụng một cách linh hoạt, sánh tạo, đưa quân và dân ta đánh Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
bại nhiều kẻ thù xâm lược, giữ vững nền độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc và được thể hiện qua các nội dung sau:
Thứ nhất, Tư tưởng tích cực, chủ động tiến công
Lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc cho thấy: “Tư tưởng chiến lược tiến công là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đánh thắng các đạo quân xâm lược đất nước ta”.
Quan điểm quân sự của dân tộc Việt Nam cho rằng: chỉ có tiến công và tiến công một cách kiên quyết mới có thể đánh bại được kẻ thù để giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Và trên thực tế, các cuộc chiến tranh chống xâm lược đã giành được thắng lợi, dân tộc Việt Nam đều rất coi trọng nghệ thuật tiến công và thực hiện tiến công rất tài giỏi.
Cách tiến công của chúng ta là tích cực chuẩn bị, tiến công liên tục, tiến công từ nhỏ đến lớn, từ cục bộ đến toàn bộ. Đạt được mục tiêu tiến công là tiêu diệt nhiều sinh lực địch, làm thay đổi so sánh lực lượng ta và địch trên chiến trường, thay đổi cục diện chiến tranh và ta dành thắng lợi. Tư tưởng tích cực chủ động tiến công là chủ động giành quyền đánh giặc trên các mặt trận của dân tộc, kiên quyết tiến công bằng sức mạnh tổng hợp toàn dân, không thụ động phòng ngự đó là yếu tố quyết định thắng lợi trong chiến tranh và là nét đặc sắc trong nghệ thuật đánh giặc giữ nước của dân tộc ta. Với thế cơ động tiến công từ mọi phía, hãm địch vào thế bị động lúng túng, nắm được thời cơ chuyển sang phản công, tiến công và giành thắng lợi. Từ thời nhà Trần vào thế kỉ thứ XIII, trước thế mạnh của quân Nguyên - Mông, tư tưởng tích cực chủ động tiến công được thể hiện bằng việc không chấp nhận yêu sách của Chúa Nguyên, mà động viên nhân dân cả nước chuẩn bị vũ khí kháng chiến, xây dựng quyết tâm đánh giặc cao cho quân dân cả nước với ý chí “sát thát” thề giết giặc Nguyên - Mông. Khi quân Nguyên Mông vào xâm Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
lược nước ta, nhà Trần đã phát huy sức mạnh toàn dân, thế trận làng nước, chặn giặc phía trước, đánh giặc phía sau, triệt phá đường tiếp tế lương thực, cô lập địch, tập trung lực lượng, kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và rút lui, phản công chiến lược và kết quả cả 3 lần đều đánh bại cuộc tiến công xâm lược của giặc Nguyên Mông.
Đầu thế kỉ XV trước sự xâm lăng của giặc Minh, Lê Lợi và Nguyễn Trãi đã đứng lên lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Với lòng yêu nước thương dân, ý chí căm thù giặc của nghĩa quân Lam Sơn “Không đội trời chung với giặc, thề không cùng sống chung với chúng” đã chuyển thành quyết tâm đánh giặc rất kiên cường của quân sĩ dù phải “Nằm gai nếm mật vẫn bền gan chiến đấu”. Thời kỳ đầu khởi nghĩa, nghĩa quân gặp muôn vàn khó khăn “Sớm tối không được hai bữa áo mặc, đông hè chỉ được có một manh, quân lính chỉ độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không”. Nhiều lần bị kẻ địch vây hãm, Lê Lợi đã tổ chức cuộc tiến công phá thế bao vây phong tỏa của kẻ thù. Đến năm 938 chỉ bằng một trận Ngô Quyền đã đánh tan đội thuỷ quân xâm lược của Lưu Hoằng Thao trên sông Bạch Đằng, kết thúc thời kỳ mất nước kéo dài hàng ngàn năm.
Thời nhà Lý, do có nhiều chính sách, cải cách tiến bộ để xây dựng đất nước, củng cố quốc phòng như: “khuyến nông”, “ngụ binh ư nông” (gửi quân ở dân)...đã tạo nên sức mạnh, giành quyền chủ động đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn mua chuộc lôi kéo, đe doạ, xâm lấn biên giới của kẻ thù. Trước nguy cơ bị quân Tống xâm lược, tư tưởng chỉ đạo tác chiến của nhà Lý là: “Giành quyền chủ động đánh trước để phá thế mạnh của giặc”. Lý Thường Kiệt nói
“Ngồi yên chờ giặc không bằng đem quân ra chặn trước mũi nhọn của chúng”.Bằng hành động thiết thực của mình, đích thân vua Lý Thái Tông cầm quân xuống phương Nam đánh giặc Chăm Pa, đã phá được thế liên kết gọng Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
kìm của kẻ thù từ hai đầu đất nước, tạo điều kiện tập trung lực lượng đánh giặc phương Bắc. Cuối năm 1075 đầu năm 1076, Lý Thường Kiệt đã mở cuộc tiến công chủ động đánh sang thành Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu phá thế chuẩn bị tiến công xâm lược của quân Tống. Sau đó chủ động lui về xây dựng phòng tuyến Sông Cầu (sông Như Nguyệt) thành thế “hoành trận” để đánh giặc. Tư tưởng chỉ đạo đánh giặc của quân và dân nhà Lý là kết hợp chặt chẽ giữa phòng ngự và phản công, xây dựng lực lượng phát triển mở rộng thế trận, chủ động tiến công địch, quy mô ngày càng lớn cả bằng quân sự, chính trị, binh vận kết hợp đánh tiêu diệt địch.
Khởi nghĩa Tây Sơn thế kỉ XVIII do ba anh em nhà Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo đã được nhân dân đồng lòng ủng hộ.
“Anh đi theo chúa Tây Sơn
Em về cày cuốc mà nuôi mẹ hiền” (ca dao)
Lực lượng nghĩa quân ngày càng phát triển mạnh, vốn tư tưởng tích cực chủ động tiến công nghĩa quân đã giải phóng một vùng rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận, đánh tan Chúa Nguyễn ở đằng trong, Chúa Trịnh ở đằng ngoài. Nghe tin bọn Nguyễn Ánh, Lê Chiêu Thống “Cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về giày mộ tổ” mở đường cho gần 3 vạn quân Xiêm và gần 30 vạn quân Mãn Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã tổ chức cuộc hành binh thần tốc, tập trung lực lượng mạnh, đánh bất ngờ, với sự hiệp đồng giữa quân thuỷ, kỵ binh, pháo binh và voi chiến đã đánh tan quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút tiêu diệt quân Mãn Thanh ở Ngọc Hồi - Đống Đa, giữ vững nền độc lập dân tộc, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Những lần đánh thắng quân xâm lược đó là những lần biểu hiện cho nghệ thuật tiến công rất tài giỏi của cha ông ta, là nét đặc sắc về tư tưởng, chủ Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
động và kiên quyết tiến công. Nghệ thuật tiến công còn gắn liền với tinh thần tích cực chủ động tiến công của một dân tộc nhỏ đánh thắng những kẻ thù xâm lược lớn hơn mình rất nhiều lần. Ở phạm trù chiến lược, nghệ thuật quân sự Việt Nam không có phòng ngự mà chỉ có tiến công, coi tiến công là tư tưởng chỉ đạo, cũng có nghĩa coi phòng ngự là tạm thời, là sách lược, là biện pháp cần thiết để tạo thế, tạo thời có lợi cho phản công. Nhưng không vì thế mà dân tộc ta coi nhẹ phòng ngự vì thành luỹ và tổ chức phòng ngự cũng là biện pháp, phương tiện tạo ra thế trận và thời cơ giống như các yếu tố khác để phát huy sức mạnh của mình, đạt tới mục đích tiến công và phản công. Bằng cách đó đã chặn đứng các cuộc tiến công quyết liệt của địch để tạo thời cơ, sau đó chuyển sang phản công và tiến công đánh bại quân giặc.
Trong nghệ thuật quân sự dân tộc Việt Nam, phòng ngự luôn gắn liền với tiến công và phản công. Vừa chặn địch ở chính diện, vừa đánh vào bên sườn phía sau, kết hợp phản công và tiến công ngay khi đang còn phòng ngự, tìm cách bộc lộ sơ hở để ta chuyển sang tiến công hoặc phản công, đó là cách phòng ngự thế công.
Thứ hai, kế sách đánh giặc
Chiến tranh là một quá trình đấu tranh vũ trang rất quyết liệt giữa hai bên tham chiến để dành ưu thế mà thắng. Sự đọ sức quyết liệt ấy đòi hỏi phải có lực lượng, song nó còn gắn liền với sự đấu tranh rất gay go quyết liệt về trí tuệ của các bên tham chiến, bên nào thông minh hơn sẽ thắng. Càng đọ sức quyết liệt và gay go thì càng biểu hiện quy luật chung của chiến tranh “Mạnh được yếu thua”. Mạnh yếu tuỳ thuộc vào số lượng, chất lượng mọi người tham chiến, trang bị vật chất kỹ thuật và nguồn lực bảo đảm các mặt cho cuộc chiến tranh đó và còn phụ thuộc rất lớn vào tài nghệ chỉ đạo, chỉ huy của người cầm quyền cùng năng lực sáng tạo trong vận dụng nghệ thuật của Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
người tham chiến trên chiến trường. Vì vậy ai có sức mạnh hơn, thông minh hơn và sáng tạo hơn thì ngưới đó sẽ chiến thắng.
Do đó kế sách đánh giặc ở đây là mưu kế, là sách lược đánh giặc của dân tộc. Kế sách phải mềm dẻo, khéo léo kết hợp chặt chẽ giữa tiến công và phòng ngự, quân sự với binh vận, ngoại giao tạo ra thế mạnh của ta phá thế mạnh của địch, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định. Kế sách đó được vận dụng linh hoạt sáng tạo cho từng cuộc chiến tranh. Vì vậy mưu kế và kế sách giữ vai trò hết sức quan trọng trong nghệ thuật đánh giặc.
Mưu kế trong chiến tranh tạo ra thế trận và thời cơ có lợi mà đánh thắng địch, đó là yếu tố thế và thời trong chiến tranh do mưu kế tạo nên. Trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, nhân dân ta luôn phải đương đầu với những kẻ thù lớn mạnh hơn mình rất nhiều lần, chúng vừa đông lại có tiềm lực kinh tế, quân sự to lớn hơn. Nhân dân ta đánh giặc trong điều kiện nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều, yếu chống mạnh và thường bị quân thù bao vây về mọi phía.
Từ đó mà nghệ thuật đánh giặc của cha ông ta kể từ xưa đến nay đều vì thế mà nghĩ đến mưu kế, tạo thời cơ, nắm bắt thời cơ, dành chủ động, đánh bất ngờ để thắng địch. Trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã dùng mưu trí cắm cọc nhọn bịt sắt chôn xuống lòng sông có quân mai phục tạo ra sức mạnh tổng hợp làm thế mạnh của ta dụ quân địch vào thế trận, rồi đánh quặt lại chúng lúc thuỷ triều rút nước xuống để tiêu diệt địch. Đây là nghệ thuật tạo, nắm thời cơ. Sự thông minh, sáng tạo trong chiến tranh là biểu hiện trước hết ở mưu kế hay và khéo léo. Mưu hay kế sâu không chỉ biểu hiện ở phạm trù chiến lược mà còn biểu hiện rất rõ ở phạm trù chiến dịch, chiến đấu trong nghệ thuật quân sự của dân tộc ta. Có mưu hay kế khéo thì các trận đánh lớn, nhỏ cũng như tác chiến đều cho phép ta với lực lượng ít hơn, có thể đánh Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
thắng được một đối thủ có lực lượng đông và vũ khí trang bị kỹ thuật mạnh hơn. Mưu hay kế khéo có thể buộc địch đánh theo cách đánh của ta, biến địch từ tiến công thành bị tiến công, quá trình giao chiến buộc địch bộc lộ ra những sơ hở để ta chủ động và bất ngờ đánh thắng .
Trước thế giặc Nguyên - Mông đang mạnh, mưu lược đánh gặc của quân dân thời Trần là: Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, nơi hiểm yếu của kẻ thù. “Nguyên binh nhuệ khí đang hứng kíp đánh chẳng bằng kiên thủ chờ suy”. Quân dân thời Trần vừa chặn đánh vừa rút lui từng bước, kết hợp với tổ chức cho toàn dân lập kế “thanh dã” (làm vườn không nhà trống) với đánh phá nhỏ lẻ ở phía trước, bên sườn phía sau. Quân dân ta đã đẩy quân Nguyên vào thế cùng lực kiệt tiến thoái lưỡng nan. Lúc đó ta mới tập trung lực lượng, chuyển sang phản công kiên quyết, tiến công liên tục, lập nên chiến thắng vang dội ở Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Chương Dương...Ba lần đem quân xâm lược Đại Việt, đạo kị binh thiện chiến Nguyên - Mông đã từng chinh phục khắp lục địa Âu - á đã bị đánh bại. Trong cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thời kỳ đầu khởi nghĩa, so sánh lực lượng ta yếu hơn địch, nhưng tổ tiên ta đã sử dụng nhiều kế sách đánh giặc rất mềm dẻo và vô cùng khôn khéo. Nghĩa quân Lam Sơn thì dùng kế “Bên ngoài giả thác hoà thân” để “bên trong lo rèn chiến cục”. Nghĩa quân lại dùng mưu: “Hoà hoãn với Chúa Trịnh ở đằng ngoài, để tập trung lực lượng đối phó với Chúa Nguyễn ở đằng trong”. Nhờ có nghệ thật khôn khéo đó mà ta đã tránh được sự đánh phá rất quyết liệt của kẻ thù, đưa phong trào khởi nghĩa phát triển mạnh mẽ trong công cuộc giải phóng dân tộc. Có mưu hay kế khéo không những tiêu diệt được nhiều địch ,phá huỷ được nhiều phương tiện chiến tranh, lấy được trang bị vũ khí phương tiện của địch để dùng cho ta, làm cho ta càng đánh càng mạnh, mà một vấn đề quan trọng hơn nữa là ta đã đánh bại được những chủ trương biện Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
pháp, thủ đoạn, tác chiến quan trọng của địch, làm cho địch quân đông mà không dám dùng, còn lực lượng tinh nhuệ mà không dám sử dụng để thi thố tài năng vào đúng nơi và đúng lúc.
Mưu đồ của địch từ đó mà đi tới chỗ dần dần suy sụp, càng đánh càng bị thua đau đớn, thiệt hại của chúng càng lớn hơn, tác động tinh thần đối với chúng còn nguy hại nhân lên gấp bội, dẫn đến ý chí tinh thần của chúng bị lung lay, âm mưu xâm lược bị nứt rạn, mâu thuẫn tăng lên cuối cùng bị tan vỡ. Mưu kế trước hết là lừa địch, tìm cách điều địch để phá thế địch mà tiêu diệt địch.
Trần Hưng Đạo nói “Đời xưa người giỏi dùng binh ý muốn như thế mà không là như thế, nay thì ý muốn không như thế cho nên làm như thế, khiến họ lại ngờ là ý muốn như thế. Đó là phép tinh vi để phá quân, bắt tướng. Cái làm chỉ là cái bóng, làm mà không nghĩ thế chỉ là cái bóng trong cái bóng mà thôi - như hai cái gương trao đổi nhau, thực là huyền ảo mà không huyền ảo”.
Ngoài ra mặt trận ngoại giao cũng giữ vai trò hết sức to lớn. Thời Trần đánh thắng giặc Nguyên - Mông đã mở mặt trận tiến công ngoại giao, buộc chúa Nguyên phải công nhận xâm phạm quốc cảnh “Đại Việt” để ta thả 5 vạn tù binh về nước.
Nghĩa quân Lam Sơn, Tây Sơn dùng kế sách “hoà hoãn” tránh sức mạnh ban đầu của giặc để xây dựng lực lượng phát triển thế trận, sau đó mới mở các cuộc tiến công ngày càng lớn .
Từ đó cho thấy tư tưởng chỉ đạo đánh giặc phải giữ vững quyền chủ động, liên tục tiến công địch. Nhưng tuỳ theo điều kiện của từng cuộc chiến tranh, so sánh lực lượng ta và địch, để tìm ra cách đánh thích hợp tiêu diệt chúng. Kế sách đánh giặc của nhân dân ta rất mềm dẻo, khôn khéo, kết hợp Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
chặt chẽ giữa tiến công quân sự với binh vận, ngoại giao...tạo ra thế mạnh của ta, phá thế mạnh của địch, đánh bại chúng, trong đó tiến công quân sự luôn giữ vai trò quyết định.