7. Đóng góp của luận văn
3.6.3. Đánh tiêu diệt
Là tiêu diệt lớn và đánh tan rã lớn những đạo quân, những tập đoàn lực lượng chủ chốt của địch. Trong điều kiện nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều, phải đánh tiêu diệt mới chóng chuyển hoá được lực lượng của ta với địch, tạo nên so sánh lực lượng có lợi cho ta: Đánh tiêu diệt là đánh cả vào thể xác và tinh thần quân địch, khiến chúng phải suy sụp nhanh. Có thể nêu lên vài ví dụ lịch sử như sau:
Đứng trước tình thế 15 vạn binh nhà Minh chia làm 2 cánh ùn ùn kéo vào, với 10 vạn quân Vương Thông trong nội địa sẵn sàng phản kích đón quân viện trợ, Lê Lợi - Nguyển Trãi đã hạ quyết tâm, tiến hành vây hãm quân Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
Vương Thông, chặn giữ cánh quân Tây Bắc của Mộc Thạnh, tập trung lực lượng tiêu diệt cánh quân mạnh 10 vạn viện binh của Liễu Thăng trên hướng Đông Bắc là một thế hiểm để đánh. Cánh quân Liễu Thăng bị tiêu diệt, ta không phải đánh mà Mộc Thạnh phải rút quân, Vương Thông xin hàng.
Quang Trung cùng một lúc bằng nhiều mũi, trên nhiều hướng bất ngờ tiến công vào toàn thế trận của quân Thanh, đánh thẳng vào Thăng Long, đầu nảo của địch, khiến địch không kịp trở tay dẫn đến tan vỡ nhanh chóng.
Cuối cuộc kháng chiến chống Pháp ta đã kéo khối chủ lực cơ động của địch ra 5 hướng cách xa nhau, để tập trung sức tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, buộc chúng phải ký hiệp định đình chiến, giải phóng nữa nước. Cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta đã căng toàn bộ chủ lực địch ra hai đầu chiến tuyến, buộc địch phải sơ hở ở Tây Nguyên và ven biển Miền Trung để ta tổ chức chiến dịch mở màn chắc thắng Buôn Ma Thuật, điểm yếu và hiểm yếu của cả chiến trường. Ta chiếm được Buôn Ma Thuật làm đảo lộn thế trận địch, dẫn đến sự sụp đổ dây chuyền của chúng, v.v...
Như vậy, nếu tập trung lực lượng chủ lực đánh trúng vào điểm hiểm yếu trong đội hình tác chiến của địch thì có thể từ sự tháng lợi mang ý nghĩa chiến thuật tạo nên hiệu quả về chiến dịch và tiến tới phá vỡ quân địch về chiến lược.
3.7. Xây dựng thế trận vưnhx chắc lợi hại.
Xây dựng thế trận là một vấn đề cơ bản của nghệ thuật quân sự, một nội dung quan trọng của nền quốc phòng toàn dân hiện nay. Thế trận là hình thái bố trí lực lượng, tổ chức hệ thống trận địa, căn cứ vào thiết bị chiến trường tạo ra điều kiện để lực lượng vũ trang nhân dân hành động theo ý định của ta. Trong quá trình chiến tranh, thế trận phản ánh thực chất và xu thế phát triển của sức mạnh tổng hợp của chiến tranh nhân dân nói chung, của Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
LLVT nhân dân nói riêng. Nó là sự liên kết hữu cơ giữa lực lượng chiến đấu của toàn dân và quân đội nhân dân, giữa chuẩn bị và thực hành tác chiến của dân quân tự vệ ở làng bản, xí ngiệp, khu phố, cơ quan, trường học với sự chuẩn bị và thực hành tác chiến của bộ đội địa phương và bộ đội chủ lực trên từng hướng, từng địa bàn và trên phạm vi toàn quốc. Đó là xây dựng thế trận làng, nước, thế trận chiến tranh nhân dân trong cả nước. Thế trận trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược thể hiện một trí tuệ rất lớn ở sự tổ chức và bố trí lực lượng có trọng tâm trọng điểm, làm cho cả nước là một chiến trường, ở đâu cũng có người đánh giặc, đánh giặc bằng mọi vũ khí, phương tiện, buộc đối phương sa vào tình thế bị tiến công mọi mặt cả phía trước và phía sau, bên sườn, trên trời, dưới đất, cả ở ngoài biển buộc lực lượng địch luôn phải phân tán dàn mỏng để đối phó, dẫn đến bị sa lầy mất quyền chủ động tiến công và sẽ mắc những sai lầm về chiến lược
Lập thế trận là xác định và tìm các biện pháp để các lực lượng của ta có vị trí đứng chân thích hợp, có nhiều điều kiện phát huy đầy đủ hiệu lực để hoàn thành nhiệm vụ tác chiến, có xu thế phát triển thuận lợi. Để lập thế trận vững chắc, cần nắm vững máy vấn đề sau:
- Trước hết cần nắm vững tình hình địch, hiểu rõ và dự kiến sát đúng phương hướng, thủ đoạn tác chiến cụ thể của địch nếu xẩy ra tác chiến trên từng địa bàn. Đó là điều kiện rất quan trọng để bố trí lực lượng và phương tiện, xác định đội hình tác chiến phù hợp nhất của ta, dự kiện các tình huống có thể xẩy ra và xử lý một cách đúng đắn, có như vậy mới dành thế chủ động tư đầu.
- Lập thế trận, ta luôn gắn với phương án dự kiến phá thế trận địch, thực hiện các yêu cầu về cách đánh của ta. Phải cài thế và tạo thế đánh được cả phía trước mặt, bên sườn và sau lưng địch, chia cắt, dàn mỏng đội hình tác Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
chiến địch. Dự kiến những điểm yếu của đội hình địch, những tình huống sẽ diễn ra và tạo thành hình thế cài xen vào đội hình địch. Thế trận cài xen kẽ là một thế trận vô cùng lợi hại, là thế trận đánh gần. Nó làm cho địch phải căng mỏng ra khắp nơi, phải phân tán khối lực lượng chủ lực, đong mà hoá ít và luôn luôn bị động. Còn ta thì tập trung và giữ được chủ động để tự do hành động, khối chủ lực của ta có thể chủ động tìm chổ hiểm và đánh vào chổ hiểm của địch. Một quân đội ít địch và một đội quân đông, nếu không có thế trận cài xen kẽ của chiến tranh nhân dân thì khó mà thắng được. Thế trận càng hiểm hóc thì tình huống diễn ra càng đơn giản, xử lý càng dễ dàng.
- Cần vận dụng mưu kế trong lập thế. Tích cực vận dụng rộng rãi các thủ đoạn nghi binh lừa địch, khoét sâu mâu thuẩn của địch, dụ, nhữ, điều động địch theo dự kiến của ta để tạo sơ hở của địch và đánh chúng ở địa bàn ta có thuận lợi hơn, ở nơi mà ta đã chuẩn bị chắc. Cần giữ bí mật tuyệt đối các phương án của thế trận và thủ đoạn chuyển hoá thế trận của mình. Bất cứ loại đấu tranh nào cũng cần đến mưu kế. Mưu kế là suy nghĩ đầu tiên, là bước đầu của quyết tâm và kế hoạch. Ít địch nhiều, nhỏ thắng lớn thì yếu tố mưu kế càng quan trọng. Trong trăm ngàn mưu kế, cái hay nhất là nhử địch vào kế của ta.
Mưu kế hay, bố trí và điều khiển thế trận tài giỏi là nghệ thuật quân sự sáng tạo và tuyệt vời của dân tộc ta đánh thắng các kẻ thù xâm lược, vì thế mà nhỏ thắng lớn, ít địch nhiều, yếu địch được mạnh, đó cũng là nghệ thuật tạo ra sức mạnh mới của ta. Lực lượng mạnh, thế trận hay thì ngày càng giành được nhiều chiến thắng lớn, kết thúc chiến tranh ngày càng nhanh chóng, ngược lại lực lượng mạnh thế trận bố trí tồi, điều khiển thế trận dở thì dễ sa vào bị động lúng túng, phạm sai lầm mà hạn chế kết quả, thậm chí thất bại nặng nề và cuộc kháng chiến nhà Hồ thất bại là một minh chứng cho điều đó.
3.8. Tích cực tạo ra thời cơ và hành động kịp thời.
Thời cơ là một yếu tố rất quan trọng của nghệ thuật quân sự. Hành động động trên mọi chiến trường. Thời cơ là cơ hội thuận lợi nhất, tốt nhất, là tình huống chín muồi nhất diễn ra trong một thời điểm nhất định, trong một không gian nhất định. Trong thời điểm ấy nó cho ta những điều kiện thuận lợi nhất để hành động đạt hiệu quả cao. Nguyễn Trãi nói:“Được thời có thế thì mất thành còn, nhỏ hoá ra lớn; mất thời không thế thì mạnh hoá ra yếu, yên lại thành nguy”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nói: “Lạc nước hai xe đành bỏ phí, được thời một tốt cũng thành công”. Đúng vậy, thời cơ không tự nhiên đến, mà do kết quả sự nổ lực chủ quan của ta, hành động phù hợp với quy luật và điều kiện khách quan tạo nên. Thời cơ trong tác chiến xuất hiện chủ yếu do thắng lợi của tác chiến, phản ánh sự thay đổi so sánh thế và lực ta, địch, có lợi cho ta. Vì vậy thời cơ có thể tạo ra trên cơ sở sử dụng đúng lực lượng, lập thế trận hiểm, điều hành chuyển hoá thế trận linh hoạt, thực hiện các yêu cầu của cách đánh và xử lý các tình huống diễn biến chính xác. Muốn hành động đúng thời cơ thì cơ quan lãnh đạo, chỉ huy cần có khả năng phân tích tình hình, dự kiến thời cơ, nắm đúng thời cơ khi nó xuất hiện trên cơ sở những dự kiến chính xác, đồng thời luôn luôn hình thành các phương án hành động, luôn nắm chắc thực lực, nhất là lực lượng dự bị và có hệ thống truyền tin thông suốt. Cuộc tổng tíên công và nổi dậy xuân 1975 là một mẫu mực về tạo, nắm thời cơ và hành động đúng thời cơ. Ta đánh chiếm Buôn Ma Thuật là điểm đúng huyệt của thế trận chiến dịch, đồng thời cũng là đánh trúng nơi hiểm yếu của thế trận chiến lược địch. Vì vậy, sự bùng nổ chiến thuật đã tạo ra thời cơ cho ta hành động gây đột biến chiến dịch, sự đột biến chiến dịch lại tạo ra thời cơ để hành động phá vỡ chiến lược của địch trong một thời gian ngắn hơn dự kiến nhiều. Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, việc nắm thời cơ, Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
hành động đúng thời cơ của thời kỳ đầu chiến tranh, nhất là những ngày đầu là rất quan trọng. Nếu ta nắm đúng ý định và hành động xâm lược của địch ngay từ lúc nó triển khai, thì ta có thê đánh trả kịp thời và có thể gây tác động lớn về chiến dịch hoặc chiến lược đối với địch. Cho nên cách đánh của ta là đánh bằng mưu và bằng thế, và nghệ thuật chiến thắng trong tác chiến của ta là nghệ thuật về kết hợp lực, thế và thời, nghệ thuật sử dụng lực lượng, tạo thế trân, tạo thời cơ và hành động đúng thời cơ.
*Một vài trận đánh, chiến dịch thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt nam
- Từ năm 1973 đến 30/4/1975 tạo thế tạo lực tổng tiến công nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam - Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Tuy rút hết quân đội, nhưng Mỹ vẫn để lại hai vạn cố vấn quân sự đội lốt dân sự, để lại trang bị vũ khí, trang bị chiến tranh và tiếp tục viện trợ quân sự cho chính quyền Nguyễn Văn Thiệu. Quân Ngụy lên đến 1.100.000 tên và ra sức lấn chiếm phá hoại hiệp định Paris. Trước tình hình đó quân dân miền Nam quyết tâm đánh bại cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” của địch, cả nước khẩn trương tạo thế, tạo lực để tiến hành giải phóng hoàn toàn miền Nam.
+ Chiến dịch Tây Nguyên (từ 04/3 đến 24/3/1975)
Từ cuối năm 1974, quân ta đã bí mật dàn thế trận cho chiến dịch Tây Nguyên, lấy Buôn Ma Thuật làm trận then chốt mở màn ngày 04/3, quân ta tiến công cắt đường 19/1 nối Tây Nguyên với đồng bằng. Ngày 09/3 đánh chiếm Đức Lập - Núi Lửa, cô lập hoàn toàn Buôn Ma Thuật. Sau hai ngày chiến đấu, quân ta tiêu diệt hoàn toàn quân địch ở đây, làm chủ thị xã, địch điều quân phản kích bị quân ta tiêu diệt gọn. Nắm bắt ý đồ rút chạy khỏi Tây Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
Nguyên, ta bố trí đánh chặn và truy kích tiêu diệt và làm tan rã hoàn toàn lực lượng này, Tây Nguyên hoàn toàn giải phóng.
+ Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21 đến 29/3/1975)
Vừa đánh địch rút chạy khỏi Tây Nguyên, ngày 21/3 quân ta thọc sâu bao vây Huế. Ngày 26/3 quân ta tiêu diệt và đánh tan lực lượng địch ở Huế, thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế được giải phóng. Quân ta tiếp tục tiến công Đà Nẵng, phối hợp với quần chúng nhân dân nổi dậy, ngày 29/3 Đà Nẵng được giải phóng.
+ Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26/ 4 đến 30/4/1975)
Ngày 14/4, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định chiến dịch tiến công vào Sài Gòn giải phóng hoàn toàn miền Nam mang tên bác “chiến dịch Hồ Chí Minh”. Sau khi chọc thủng tuyến phòng thủ của địch, ngày 26/4, năm cánh quân ta tiến vào Sài Gòn, 10h45' cùng ngày xe tăng ta tiến vào Dinh độc lập, tổng thống Ngụy quyền Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Ở Nam Bộ, nhân dân nhất tề nổi dậy cùng lực lượng vũ trang địa phương giải phóng các tỉnh còn lại và các đảo ngoài khơi.
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ thắng lợi hoàn toàn. Đây là cuộc chiến tranh xâm lược thực dân quy mô lớn nhất, dài nhất từ sau đại chiến thế giới thứ hai. Đây cũng là cuộc chiến bại chưa từng có trong lịch sử 200 năm của nước Mỹ. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đã mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc, cả nước độc lập thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, đồng thời góp phần to lớn vào sự nghiệp đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
Với những năm tháng chiến đấu ngoan cường gian khổ, luôn bị chà đạp lên tinh thần và thể xác, sống trong cảnh lầm than đói rách, đất nước thì bị Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
chia cắt và chiến tranh tàn phá nặng nề nhưng với lòng quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược giành lại độc lập, Đảng cùng nhân dân ta đã chiến đấu anh dũng, vượt qua mọi khó khăn thử thách, luôn giữ vững lập trường, sát cánh chung sức tiêu diệt đế quốc Mỹ hùng mạnh giành thắng lợi vẻ vang
Để đánh thắng được quân đội Mỹ xâm lược có ưu thế về hỏa lực và sức cơ động, đặc biệt có ưu thế tuyệt đối về cũ khí công nghệ cao, chúng ta không những phải biết lựa chọn cách đánh mà còn phải phát huy được mọi khả năng của các lực lượng, mọi thứ vũ khí trong tay, đánh địch bất ngờ buộc chúng phải đánh theo cách đánh của ta. Phát huy cao độ nhân tố con người trong chiến tranh nhân dân trên cơ sở giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người với vũ khí, đặt nhân tố con người, nhân tố chính trị, tinh thần ở hàng đầu, đồng thời rất coi trọng nhân tố vũ khí, vật chất kỹ thuật, tạo ra khả năng to lớn tiến công địch trong đấu tranh vũ trang.
Thực tiễn tiến hành chiến tranh của nhân dân ta đã chứng minh, chỉ có xác định được những hình thức thích hơp và tổ chức sử dụng lực lượng phù hợp mới có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ chiến lược trên chiến trường và chiến thắng vẻ vang của dân tộc ta trước đế quốc Mỹ là một minh chứng hùng hồn cho nghệ thuật ấy.
Trước những điều kiện mới và trước sự phát triển rất cao của chiến tranh nhân dân hiên đại, nghệ thuật quân sự trên đây phải được hoàn thiện hơn nữa với chất lượng mới, phản ánh sức mạnh mới của chế độ XHCN, của nghệ thuật toàn dân đánh giặc, nghệ thuật lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều. Điều đó đòi hỏi có sự góp sức nghiên cứu của nhiều người, nhiều cơ quan trên tất cả lĩnh vực có liên quan. Trước hết, xây dựng cho được hệ thống đồng bộ về lý luận và cơ chế tổ chức thực tiễn chuẩn bị cho toàn dân và cho lực Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
lượng vũ trang những tiền đề vững chắc để nghiên cứu và vận dụng nghệ thuật quân sự vào điều kiện hiện nay với hiệu quả lớn nhất.
KẾT LUẬN