7. Đóng góp của luận văn
2.3.3. Bối cảnh trong nước
* Về kinh tế
Từ nền kinh tế bao cấp, trì trệ bị bao vây cấm vận, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, đến hôm nay sau hơn 30 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế của nước ta đã có những bước tiến vững vàng, tạo đà cho thế kỷ phát triển mới của đất nước. Chúng ta có thể tự hào khẳng định, kinh tế Việt Nam 30 năm qua đạt được nhiều thành tựu to lớn.
Một là: Đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất được tăng cường, đời sống của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện. Từ năm 1986 đến năm 1989 công cuộc đổi mới đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng, nhưng vào đầu Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
thập kỷ 90, khi bước vào thực hiện chiến lược 10 năm 1991 – 2000, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Nhờ triển khai mạnh mẽ đổi mới toàn diện của Đảng, đến năm 1995 hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch năm 1991 - 1995 được hoàn thành vượt mức, đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới, đẩy mạnh cônh nghiệp hóa, hiện đại hóa. Từ năm 1996 – 2000 đất nước đã đạt được mức độ tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của 10 năm (1990- 2000) đạt 7,5%, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đã được cải thiện.
Hai là: Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần được hình thành. Nền kinh tế nhiều thành phần theo chủ trương của Đảng và được quy định theo hiến pháp 1992 đã được cụ thể hóa bằng các luật, pháp lệnh. Vói luật doanh nghiệp quyền tự do kinh doanh được hiến pháp 1992 quy định đã thực tế đi vào cuộc sống. Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, Bộ luật dân sự, luật thương mại, luật đầu tư nước nước ngoài, luật khuyến khích đầu tư ong nước đã tạo khung pháp lý ban đầu cho các yếu tố thị trường hình thành và vận hành từng bước. Đồng thời Nhà nước đã thể chế hóa thành cơ chế, chính sách về đất đai, tính dụng ưu thuế…Nhờ đó đã góp phầntích cực cho quá trình phát triển kinh tế thị trường trong suốt 30 năm qua.
Ba là: Cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Từ năm 1988 đến nay, tỉ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng nhanh và liên tục ( 1988 là 21,6%, năm 1995 là 28,8%, Năm 2003 là 34,2%, năm 2008 là 43%, năm 2010 là 47%). Từ chỗ chưa khai thác dầu đến nay việt nam đã có nhà máy lọc dầu Dung Quất lớn nhất khu vực Đông Nam Á với sản lương 35 triệu tấn mỗi năm, tỉ lệ GDP trong nông nghiệp giảm dần, năm 1988 là 46,3%, năm 2003 là 21,3%, năm Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
2010 là 18,5%. Tỉ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,8% năm 2003 và 43,6% năm 2010, ngành bưu chính - viễn thông và dịch vụ phát triển nhanh, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý phát triển khá.
Bốn là: Đạt được những kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Vượt ra khỏi chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và các thế lực thù địch nước ngoài, Việt Nam đã tham gia hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế trên các cấp độ và các lĩnh vực kinh tế then chốt như yhương mại dich vụ, lao động, đầu tư, khoa học và công nghệ. Đặc biệt là, nước ta đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28-7-1995, đã không ngừng mở rộng các quan hệ kinh tế song phương, tiểu vùng, vùng, liên vùng và tiến tới tham gia liên kết kinh tế toàn cầu. Đến năm 2010 , nước ta đã có quan hệ thương mại với 228 nước và vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó, nổi bật là Hiệp định Thương mại với Mỹ, tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hoá với nước ngoài và sẵn sàng ra nhập tổ chức thương mại quốc tế.
* Về chinh trị - xã hội.
Việt Nam đang sống trong nền độc lập hòa bình, nhưng vẫn luôn tiềm ẩn những hiểm họa mà các thế lực thù địch và bộ phận chống phá cách mạng Việt Nam luôn lợi dụng những kẽ hở để phá họai thành quả cách mạng và lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng thường lợi dụng các vấn đề về dân tộc tôn giáo, diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ để thực hiện âm mưu đó.
Chủ nghĩa đế quốc cùng các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng hội. Từ đầu năm 1950-1975, chủ nghĩa đế quốc dùng hành động quân sự để xâm lược và muốn biến Việt Nam thành thuộc địa vĩnh viễn của chúng nhưng cuối cùng đã bị thất bại hoàn toàn. Sau khi sử dụng những đòn tấn Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
công bằng quân sự để xâm lược việt Nam không thành, chúng đã chuyển sang chiến lược mới như bao vây cấm vận kinh tế, cô lập về ngoại giao kết hợp với diễn biến hòa bình bạo loạn lật đổ nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Lợi dụng thời kỳ nước ta gặp nhiều khó khăn về kinh tế - xã hội, từ những năm 1975 – 1994 do hậu quả của cuộc chiến tranh để lại và sự biến đông chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô, Đông Âu, các thế lực thù địch càng ráo riết đẩy mạnh “diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ ở Việt Nam. Từ năm 1995 đến nay, trước những thắng lợi to lớn của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, thì các thề lực thù địch lại tiếp tục điều chỉnh thủ đoạn chống phá cách mạng nước ta. Chúng đã tuyên bố xóa bỏ cấm vận kinh tế và bình thường hóa quan hệ ngoại giao để chuyển sang thủ đoạn mới, đẩy mạnh hoạt động xâm nhập như, dính lứu, ngầm, sâu, hiểm, nhằm chống phá cách mạng Việt Nam.
Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử dụng chiến lược “ diễn biến hòa bình và bạo loạn lật đổ” đối với Việt Nam là thực hiện âm mưu xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa lái nước ta đi theo con đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc . Để đạt được mục tiêu đó, các thế lực thù địch không từ bỏ bất cứ thủ đoạn chống phá nào như sử dụng bạo lực phi vũ trang, bạo lực vũ trang, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội…Chủ ngĩa đế quốc và các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta hiện nay là toàn diện, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tinh vi, thâm độc và nhều thủ đoạn tinh vi khó nhận biết.
Thủ đoạn về kinh tế: Chúng muốn chuyển hóa nền kinh tế thị trường đinh hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam dần dần theo quỹ đạo kinh tế thị Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
trường tư bản chủ nghĩa. Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, lợi dụng sự giúp đỡ, viện trợ kinh tế, đầu tư vốn, chuyển giao công nghệ Việt Nam để đặt ra các điều kiện và gây sức ép về chính trị, từng bước chuyển hóa Việt Nam theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Thủ đoạn về chính trị: Các thế lực thù địch kích động đòi thực hiện chế độ “đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập”, “tự do hóa” mọi mặt đời sống xã hội, từng bước xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, chề độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Chúng tập hợp nuôi dưỡng các tổ chức, phần tử phản đônhj trong nước và ngoài nước, lợi dụng các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo để chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm mất đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Tận dung những sơ hở trong đường lối của Đảng, chính sách của nhà nước ta, sẵn sang can thiệp trắng trợn bằng sức mạnh quân sự để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thủ đoạn về tư tưởng – văn hóa: Chúng thực hiện nhiều hoạt động nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phá vỡ nền tảng tư tưởng của Đảng cộng sản Việt Nam, ra sức truyền bá tư tưởng tư sản vào các từng lớp nhân dân. Lợi dụng xu thế mở rông hợp tác quốc tế, du nhập những sản phẩm văn hóa đồ trụy, lối sống phương Tây, để kích động lối sống tư bản trong thanh niên từng bước làm phai mờ bản sắc văn hóa và giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam.
Thủ đoạn trong lĩnh vực tôn giáo – dân tộc: Chúng lợi dụng những những khó khăn ở những vùng đồng bào dân tộc ít người, những tồn tại do lịch sử để lại, trình độ dân trí của một bộ phận đồng bào còn thấp và những khuyết điểm trong thực hiện các chính sách dân tộc, tôn giáo của một bộ phận Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
cán bộ để kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc. Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép nhằm thực hiện âm mưu tôn giáo hóa dân tộc, từng bước gây mất ổn đinh xã hội và làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Thủ đoạn trên lĩnh vực quốc phòng an ninh: Các thế lực thù địch lợi dụng xu thế mở rộng, hợp tác quốc tế, thực hiện xâm nhập, tăng cường hoạt động tình báo thu thập bí mật quốc gia. Chúng kích động đòi phủ nhận vai trò lãnh dạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh và đối với lực lượng vũ trang. Đối với quân đội và công an, các thế lực thù đich chủ trương vô hiệu hóa sự lãnh đạo của Đảng với luận điểm “ phi chính trị hóa” làm cho các lực lượng này xa rời mục tiêu chiến đấu.
Thủ đoạn trên lĩnh vực đối ngoại: Các thế lực thù địch lợi dụng chủ trương Việt Nam mở rộng hội nhập quốc tế, mở rông quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới để tuyên truyền và hướng Việt Nam đi theo quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản. Hạn chế sự mở rộng hợp tác của Việt Nam đối với các nước lớn trên thế giới, tìm cách ngăn cản những dự án đầu tư quốc tế vào Việt Nam. Đặc biệt chúng rất coi trọng việc chia rẽ tình đoàn kết hữu nghị giữa Việt Nam, Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa, hạ thấp uy tín của nước ta trên trường quốc tế.
Mặt khác các thế lực thù địch chú trọng nuôi dưỡng các tổ chức phản động sống lưu vong ở nước ngoài và kết hợp với các phần tử cực đoan, bất mãn trong nước gây rối, và mất trật tự an toàn xã hội ở một số vùng nhạy cảm như Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ của Việt Nam. Chúng tiến hành nhiều hoạt động xảo quyệt để lôi kéo, mua chuộc quần chúng nhân dân lao động đứng lên biểu tình chống lại chính quyền địa phương. Vùng Tây Bắc chúng kích động người H’Mông đòi thành lập khu tự trị riêng. Vùng Tây Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
Nguyên, chúng ra sức tuyên truyền thành lập nhà nước Đề Ga, chờ thời cơ thuận lợi để tiến hành lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Hiện nay, tình hình thế giới, khu vực đang diễn biến hết sức phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố khó lường. Ðối với nước ta, sự nghiệp đổi mới, CNH, HÐH đất nước, dưới sự lãnh đạo của Ðảng tiếp tục được đẩy mạnh và đạt được những thành tựu quan trọng: chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững; nội lực, tiềm năng của đất nước lớn và còn có thể phát huy mạnh hơn; uy tín, vị thế của nước ta trên trường quốc tế được nâng cao, lòng tin của nhân dân đối với Ðảng, Nhà nước và chế độ XHCN tiếp tục được củng cố, tăng cường. Ðó là những thuận lợi rất cơ bản, tạo cơ sở vững chắc để chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện thắng lợi mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên, nước ta cũng đang phải đối mặt với những khó khăn, thách thức không nhỏ, do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ cuối năm 2007 đem lại; đồng thời, cũng phải thường xuyên đấu tranh chống các âm mưu, thủ đoạn trong chiến lược "Diễn biến hòa bình" rất nguy hiểm, thâm độc của các thế lực thù địch nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN. Tình hình trên đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi phải tiếp tục quán triệt và nắm vững mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo của Ðảng về bảo vệ Tổ quốc, được thể hiện rõ trong các nghị quyết của Ðảng, nhất là Nghị quyết Ðại hội X, và đặc biệt nghi quyết đại hôi XI vừa qua. Nghị quyết Trung ương 8 (Khóa IX) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, để trên cơ sở đó, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc đạt hiệu quả thiết thực. Theo tư duy mới của Ðảng ta, mục tiêu của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay là: Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ XHCN, bảo vệ sự nghiệp đổi mới, CNH, HÐH đất nước và lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội và nền văn hóa, giữ vững ổn định chính trị và môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN. Quan điểm chỉ đạo nhất quán của Ðảng ta về bảo vệ Tổ quốc là kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn với CNXH, lấy việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội là lợi ích cao nhất của đất nước, kết hợp chặt chẽ giữa xây dựng với bảo vệ và tự bảo vệ trong mọi hoạt động, mọi lúc mọi nơi, trong đó tự bảo vệ là phương thức hữu hiệu nhất để bảo vệ Tổ quốc. Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp trọng yếu của toàn Ðảng, toàn dân và toàn quân ta. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Ðảng, là sự kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; trong đó, sức mạnh trong nước với sự kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng với an ninh, kinh tế, đối ngoại và các lĩnh vực khác là nhân tố quyết định. Ðó còn là sức mạnh của nền QPTD và nền an ninh nhân dân không ngừng được củng cố, tăng cường ngay từ trong thời bình, bảo đảm đủ sức ngăn ngừa chiến tranh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, đồng thời, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao của địch. Sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới đòi hỏi phải tập trung xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh toàn diện, có chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu ngày càng cao; trong đó, phải xây dựng QÐND cách mạng, chính quy, tinh