7. Đóng góp của luận văn
2.1.2.4. Nghệ thuật kết hợp đấu tranh giữa các mặt trận quân sự, chính trị, ngoạ
ngoại giao, binh vận
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân của dân tộc ta là giải quyết mối quan hệ giữa đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao, binh vận, địch vận và các mặt đấu tranh khác trong cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện và lâu dài. Vì vậy sự kết hợp giữa các mặt đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, đấu tranh ngoại giao và đấu tranh binh vận trong chiến tranh là nét điển hình trong nghệ thuật đánh giặc của tổ tiên ta.
Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông xâm lược, Trần Hưng Đạo đã sử dụng mâu thuẫn giữa người Hán và người Mông Cổ trong Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
đạo quân Nguyên đi xâm lược lôi kéo người dân tộc Hán về phía mình để chống lại quân Nguyên. Vì thế Triệu Trung, một viên tướng người Hán trong đạo quân Nguyên đã ra hàng và tham gia đạo quân của ta do tướng Trần Nhật Duật chỉ huy, đánh tan đạo quân tiên phong của Toa Đô trong trận Hàm Tử.
Tiêu biểu nhất là trong cuộc chiến tranh thời Lê, Nguyễn Trãi đã đặt vấn đề chính trị, ngoại giao, binh vận, địch vận lên một vị thế rất cao, tiến hành một cách có hệ thống và kiên nhẫn, trở thành chiến lược “Đánh vào lòng người”. Hàng vạn tên địch đã phải hạ vũ khí xin hàng, cuối cùng làm tan rã về tổ chức và tinh thần của một đạo quân xâm lược to lớn.
Quang Trung trong trận đánh đồn Hạ Hồi tiêu diệt một căn cứ của địch ở Thường Tín (Nam Thăng Long) đã không tốn một mũi tên, một viên đạn nào vì ông đã dùng mưu kế binh vận, địch vận uy hiếp tinh thần binh lính địch làm chúng hoang mang lo sợ xin đầu hàng. Thế trận đó gắn bó ba mặt của cuộc tiến công (quân sự, chính trị, ngoại giao và binh vận) hình thành ba mũi giáp công trong cả phạm trù chiến lược, nghệ thuật, chiến dịch, đánh địch cả phía trước, phía sau và trong địch, làm cho địch không những bị tổn thất về lực lượng, vật chất (người và của) mà còn suy sụp về tinh thần, đẩy quân xâm lược vào thế bị tiến công triền miên ở mọi nơi mọi lúc, trên đất nước ta và của đất nước của chúng. Không những đã tác động đến tinh thần, ý chí chiến đấu của địch trên chiến trường mà còn tác động mạnh mẽ đến gia đình, vợ con binh lính của chúng ngay trên đất nước chúng.
Trong chiến tranh, đấu tranh quân sự là điều diễn ra rất tất yếu, và có tính quyết định trực tiếp đến thắng lợi của cuộc chiến tranh. Phải tổ chức thực hành các phương thức tác chiến, huy động lực lượng đánh giặc, thực hiện các hình thức, thủ đoạn chiến đấu rất linh hoạt sáng tạo, tiêu diệt nhiều sinh lực địch tạo lợi thế cho các mặt trận khác. Lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
ta đã chỉ ra rằng: nhân dân ta luôn phải đối chọi với những kẻ thù mạnh hơn ta về mọi thứ, âm mưu của chúng rất nham hiểm, xảo quyệt. Muốn đánh thắng, làm chúng hoàn toàn thất bại về ý đồ xâm lược của chúng thì phải đánh thật mạnh, tiêu diệt nhiều binh lực, phá huỷ nhiều phương tiện vật chất của chúng mới làm cho chúng suy yếu mà đi tới thất bại. Song mặt khác phải tìm cách khoét sâu nhược điểm, yếu điểm của quân xâm lược về mặt tinh thần thì thắng lợi của ta mới trọn vẹn, giảm bớt được thương vong tổn thất to lớn với ta. Đấy chính là nghệ thuật phải biết dựa vào thế mạnh, thế thắng của ta mà làm công tác chính trị binh vân, ngoại giao. Thế mạnh của ta là yếu tố chính nghĩa, thế thắng của ta là thế trận chiến tranh nhân dân. Dựa vào hai thế đó và kết hợp một cách chặt chẽ giữa các mặt trận để giành thắng lợi trong chiến tranh.
Đánh giặc đến xâm lược đất nước mình, tất yếu là một cuộc chiến tranh chính nghĩa, là thế mạnh về chính trị của nhân dân ta. Phát huy cao độ yếu tố chính nghĩa của chiến tranh chống xâm lược đánh vào quân xâm lược phi nghĩa. Dân tộc ta luôn tìm cách làm rõ mục đích chiến đấu chống quân xâm lược, phân biệt rõ tính chất chính nghĩa của ta và tính chất phi nghĩa của chiến tranh xâm lược, tạo ra sự nhất trí của nhân dân ta, lôi kéo được những phần tử trong binh lính địch đứng vào trong hàng ngũ của ta chống lại quân xâm lược, thu hút sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tiến bộ trong nước và trên thế giới.
Bên cạnh đó mặt trận ngoại giao cũng rất được chú trọng, ngày càng phát triển và trở thành một mặt trận phối hợp hiệu quả với đấu tranh quân sự, chính trị, đánh mạnh vào ý chí xâm lược của kẻ thù, làm sáng tỏ giá trị nhân văn quân sự của ta. Ngoại giao đã tích cực, chủ động, luôn giương cao ngọn cờ vì hoà bình, độc lập dân tộc, kiên trì kết hợp đấu tranh chính trị, tập trung Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
làm rõ chính nghĩa của ta, vạch trần những âm mưu thủ đoạn và tội ác của kẻ thù.
Xuất phát từ tư tưởng “Lấy đại nghĩa thắng hung tàn, đem chí nhân thay cường bạo”, đây là một nội dung mang bản chất chính nghĩa trong nghệ thuật tác chiến kết hợp với binh vận, địch vận, nó thể hiện tính nhân đạo sâu sắc trong truyền thống dân tộc “đánh người quay đi, không đánh người trở lại”, có nghĩa rằng đối với binh lính địch đã bị bắt làm tù binh hoặc đã đầu hàng thì ta luôn có chính sách đối xử tử tế với họ .
Lịch sử đã chứng tỏ rằng, phát huy được tính nhân đạo trong nghệ thuật tác chiến, kết hợp với binh vận, địch vận không những tác động đến tinh thần binh lính địch mà còn tác động đến phong trào phản chiến trên đất họ, thành quả đem lại hết sức rõ ràng.
Kết hợp giữa đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, binh vận, địch vận với đấu tranh ngoại giao, tiến công địch toàn diện đã thể hiện tính độc đáo sáng tạo, vô cùng phong phú và linh hoạt. Nghệ thuật kết hợp cần phải luôn nắm chắc thắng lợi của đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận, địch vận làm cơ sở và thế mạnh cho tiến công ngoại giao phát triển. Điểm nổi bật ở đây không chỉ là phát triển đấu tranh quân sự ở mức cao mà còn là sự hình thành và phát triển khá hoàn thiện một nghệ thuật đấu tranh chính trị đặc sắc, làm cho chính trị không chỉ là nền tảng cơ bản của cuộc chiến tranh mà còn là phương thức tiến công địch có hiệu lực cao, trực diện tiến công địch trên chiến trường. Chính trị trong chiến tranh của ta là chính trị quân sự, còn quân sự của ta là quân sự chính trị. Nghệ thuật tiến hành chiến tranh hay nhất, đạt hiệu lực chiến lược lớn nhất của ta là nghệ thuật kết hợp đấu tranh quân sự, đấu tranh chính trị, binh vận và đấu tranh ngoại giao. Những bài học kinh nghiệm ấy vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại mới, thời đại xây dựng và bảo Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
vệ Tổ quốc hiện nay. Từ khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930, tại hội nghị quân sự toàn quốc lần thứ 4 (từ ngày 27 - 29/9/1947), lần đầu tiên quan điểm chiến tranh nhân dân đã được Đảng ta đề cập với tên gọi ban đầu là “quần chúng chiến tranh”
Với những kinh nghiệm đã đạt được trong các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, mà nhất là trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thiên anh hùng ca bất hủ trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, trong cuộc đụng đầu lịch sử ấy, quân và dân ta đã đánh hàng ngàn trận, mở hàng chục chiến dịch lớn đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn, chiến lược, chiến dịch của kè thù. Qua từng giai đoạn, qua từng chiến dịch nét đặc sắc và sự phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam được thể hiện một cách rõ ràng nhất. Quy luật chiến tranh của nhân dân ta trước đây là quy luật phát triển từ nhỏ đến lớn, từ ít đến nhiều, từ yếu thành mạnh, phát triển từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy, càng đánh càng mạnh; đến giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, lực lượng vũ trang 3 thứ quân là lực lượng nòng cốt của chiến tranh nhân dân đã có những bước phát triển vượt bậc, tạo ra bước phát triển mới của nghệ thuật chiến tranh nhân dân. Phương thức tiến hành chiến tranh nhân dân phong phú, sáng tạo, đã phát huy cao nhất sức mạnh của toàn dân đánh giặc một cách toàn diện, rộng khắp với mọi hình thức tổ chức và đấu tranh thích hợp. Phương đó khiến địch đông mà hóa thiếu, có sức mạnh lớn mà không phát huy được tác dụng, có sở trường mà không thi thố được, bị sa lầy trong biển lửa của toàn dân, lúng túng và bị động trong một kiểu chiến tranh không biết đâu là tiền tuyến đâu là hậu phương, một kiểu chiến tranh xen kẽ triệt để, chiến tranh nhân dân đủ khoét sâu vào những mâu thuẫn cố hữu của bất cứ Thiên thu vạn cổ yêu là khổ ?
một đội quân xâm lược nào, đó là mâu thuẫn giữa phân tán và tập trung, giữa phòng ngự và tiến công, giữa đánh nhanh và đánh kéo dài làm cho lực lượng và phương tiện của địch ngày càng hao mòn, ý chí xâm lược ngày càng sa sút...chiến thắng đó đã chứng tỏ nét đặc sắc và độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam. Mà đặc biệt là chiến thắng lịch sử 30/4/1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất nước nhà Bắc - Nam sum họp. Cuộc kháng chiến cứu nước toàn thắng đã để lại cho chúng ta những bài học vô cùng quý giá về phương pháp cách mạng, nghệ thuật quân sự, văn hóa quân sự Việt Nam. Từ dấu son chói lọi này, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới, cả nước thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.