Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng ngân hàng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 51 - 54)

Nguyên nhân chủ quan

- Nguồn vốn huy động không đủ cung ứng cho nhu cầu vay của khách hàng trong khi chi nhánh đang mở rộng tín dụng đối với khách hàng. Hơn nữa, không những không mở rộng được tín dụng mà còn có thể làm mất đi những khách hàng có mối quan hệ lâu năm. Mà thực tế đã cho thấy điều này, số DNV&N đã giảm từ 90 xuống còn 79 từ năm 2009 tới năm 2011.

- Công tác tiếp thị, tìm kiếm khách hàng còn nhiều hạn chế, gặp nhiều khó khăn. Điều này ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranh của ngân hàng, đặc biệt là khi mà ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn có rất nhiều TCTD khác.

- Thông tin về việc phân tích các ngành kinh tế còn rất nhiều thiếu sót và có rất ít số liệu thống kê, chủ yếu là thông tin qua hồ sơ cũ. Những thông tin qua các phương tiện truyền thông nhiều khi không đảm bảo sự chính xác, hơn nữa còn khó cập nhật, khó theo dõi nắm bắt.

- Thiếu bộ phận thẩm định riêng biệt với bộ phận tín dụng nên nhiều dự án đầu tư chưa được thẩm định kỹ càng đã quyết định cho vay dẫn tới nợ xấu.

- Do chi nhánh chưa tuân thủ theo đúng các quy trình tín dụng đã ban hành, các khoản vay chưa được điều tra phân tích đúng bản chất của dự án. Để đưa ra quyết định cho vay còn áp đặt.

- Năng lực chuyên môn của CBTD kiểm tra, thẩm định các món vay còn hạn chế. Chưa phân tích đầy đủ các yếu tố tài chính, chưa kiểm soát được dòng tiền của DN, chưa nắm bắt, dự đoán kịp thời thông tin về thị trường sản phẩm, dịch vụ, về khách hàng vay. Khả năng phân tích đánh giá tài chính khách hàng, kỹ năng thẩm định nhìn chung còn nhiều bất cập. Việc kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng còn mang tính chiếu lệ và đôn đốc thu nợ còn chưa sâu sát dẫn đến nợ quá hạn, chuyển nhóm nợ nhiều.

Nguyên nhân khách quan

- Trong năm 2011, cơ chế chính sách của nhà nước có nhiều thay đổi. Là năm mà chính phủ và NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để kiềm chế lạm phát, thị trường giá cả, thị trường vàng. Thị trường BĐS đóng băng khiến một số vốn lớn bị chìm theo, kéo theo một số doanh nghiệp và hộ kinh doanh gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn tới nợ quá hạn tăng.

- Môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng còn chưa đầy đủ, đồng bộ. Nhất là các quy định về giấy tờ sơ hữu tài sản, BĐS. Vì vậy việc thế chấp tài sàn còn gặp nhiều khó khăn.

- Thủ tục thanh quyết toán công trình và nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp cho các dự án xây dựng thường chậm hơn kế hoạch.

- Trình độ quản lý của các DNV&N rất hạn chế, chất lượng nguồn nhân lực còn kém, thiếu kiến thức, trình độ, bản lĩnh trên thương trường. Nhiều chủ doanh nghiệp không thể xây dựng dự án, phương án sản xuất khả thi.

- Các DNV&N chưa tạo được sự tín nhiệm với chi nhánh, chưa có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, tài sản đảm bảo giá trị thấp… nên khó đáp ứng được điều kiện vay vốn của chi nhánh.

- Nguồn vốn chủ sở hữu của các DNV&N thường thấp, chủ yếu là hoạt động bằng vốn vay ngân hàng, khả năng thanh toán nhanh và cân đối luồng tiền thường gặp khó khăn dẫn tới chậm trả nợ.

- Các BCTC của các DNV&N thường không minh bạch bởi vì nó thường được chỉnh sửa trước khi gửi tới ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro thông tin bất cân xứng đối với chi nhánh.

- Ý thức của một số DNV&N còn kém. Trong số những khách hàng đến giao dịch với chi nhánh đã xuất hiện những trường hợp lừa đảo, chiếm dụng vốn của nhau, lập các công ty ma, tạo các hợp đồng mua bán hàng hóa giả để lợi dụng vay tiền từ chi nhánh.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng ngân hàng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 51 - 54)