Dư nợ tín dụng đối với DNV&N

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng ngân hàng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 39 - 44)

Dư nợ tín dụng đối với các DNV&N cũng là một tiêu thức quan trọng để xem xét, đánh giá mức độ mở rộng tín dụng của AGRIBANK Tây Hà Nội.

Bảng 2.6: tình hình dư nợ tín dụng của AGRIBANK Tây Hà Nội giai đoạn 2009- 2011.

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng dư nợ cho vay doanh nghiệp 2518 2393 2314

Dư nợ cho vay DNV&N 2241 2229 2222

Tỷ trọng dư nợ cho vay DNV&N (%) 89 93.15 96.02

Tốc độ tăng dư nợ cho vay DNV&N (%)

-0.54 -0.31

(Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của NHNo Tây Hà Nội giai đoạn 2009-2011) Dư nợ cho vay DNV&N giảm qua các năm nhưng tỷ lệ giảm rất thấp. Dư nợ cho vay DNV&N năm 2010 giảm 12 tỷ đồng so với năm 2009 và dư nợ cho vay DNV&N năm 2011 giảm 7 tỷ đồng so với năm 2010. Điều này khá là phù hợp với việc giảm sút trong huy động vốn và doanh số cho vay của AGRIBANK Tây Hà Nội.

Dư nợ tín dụng đối với DNV&N chia theo thời hạn cho vay:

Bảng2.7: dư nợ tín dụng đối với DNV&N của AGRIBANK Tây Hà Nội chia theo thời hạn cho vay.

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %

Dư nợ cho vay DNV&N 2241 100 2229 100 2222 100

Dư nợ ngắn hạn 1420 63.36 1477 66.26 1558 70.12

Dư nợ trung, dài hạn 821 36.64 752 33.74 664 29.88

(Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của AGRIBANK Tây Hà Nội giai đoạn 2009- 2011)

Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy chi nhánh cho vay các DNV&N chủ yếu là thời hạn ngắn, luôn chiếm tỷ trọng cao, trên 60%. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ

trọng cao trong tổng dư nợ cho vay DNV&N. Nguyên nhân là do đa số các DNV&N tiếp cận vốn của chi nhánh nhằm đáp ứng sự thiếu hụt tạm thời nhu cầu vốn lưu động, do đó các DN này chỉ vay trong thời hạn ngắn. Ngoài ra việc dư nợ ngắn hạn tín dụng chiếm tỷ trọng lớn cũng giúp chi nhánh có thể tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng.

Có thể thấy rằng tỷ trọng dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng lên, trong khi đó dư nợ trung và dài hạn có xu hướng giảm xuống. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu và phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong 3 năm từ 2009 tới 2011. Chi nhánh ngân hàng luôn thận trọng với các hợp đồng trung dài hạn trong khoảng thời gian này, bởi phải lo tới vấn đề thanh khoản cũng như cơ cấu tài sản của chính NH.

Dư nợ tín dụng đối với DNV&N chia theo ngành kinh tế:

Bảng 2.8: dư nợ tín dụng đối với DNV&N của AGRIBANK Tây Hà Nội chia theo ngành kinh tế.

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Tổng dư nợ cho vay

DNV&N 2241 100 2229 100 2222 100 Ngành nông nghiệp 61 2.72 66 2.96 45.3 2.04 Ngành công nghiệp 1339 59.75 1371 61.51 1441 64.85 Ngành xây dựng- BĐS 364.2 16.25 278.2 12.48 151.3 6.81

Ngành thương mại- dịch vụ

404 18.03 448 20.1 532.2 23.95

Ngành khác 72.8 3.25 65.8 2.95 52.2 2.35 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của AGRIBANK Tây Hà Nội giai đoạn 2009- 2011)

Các DNV&N đến vay vốn chi nhánh hoạt động trên rất nhiều lĩnh vực. Nhưng có 3 lĩnh vực cho vay chủ yếu là: công nghiệp, thương mại- dịch vụ và xây dựng- BĐS. Trong khi đó, lĩnh vực nông nghiệp lại có dư nợ cho vay rất thấp (chiếm không quá 3% trên tổng dư nợ). Nguyên nhân của tình trạng này là do chi nhánh hoạt động trên địa bàn Hà Nội, đây là nơi hội tụ, tập trung của rất nhiều các DNV&N hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại- dịch vụ, xây dựng- kinh doanh BĐS. Do đó nhu cầu tín dụng của các ngành này rất lớn, trong khi đó nhu cầu tín dụng phục vụ ngành nông nghiệp lại rất thấp.

Trong 3 lĩnh vực cho vay chủ yếu của chi nhánh, có thể thấy cho vay ngành công nghiệp và thương mại- dịch vụ có xu hướng tăng qua các năm. Với ngành thương mại- dịch vụ thì điều này phù hợp với xu thế phát triển ngành trong các năm qua. Ngoài ra, thương mại- dịch vụ còn là lĩnh vực có nhu cầu vốn nhỏ lẻ, không đòi hỏi lượng vốn quá lớn, chu kỳ kinh doanh ngắn, vì vậy cho vay ngành thương mại- dịch vụ có thể giúp ngân hàng tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng. Với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành công nghiệp, do đã có quan hệ tín dụng với chi nhánh từ lâu, uy tín đã được tạo lập, hơn nữa vẫn giữ được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính vì thế trong các năm qua chi nhánh rất chú trọng việc cho vay trên 2 lĩnh vực này.

Trong khi đó thì dư nợ tín dụng với các DNV&N hoạt động trong ngành xây dựng- kinh doanh BĐS lại khá thấp và giảm qua các năm. Thời điểm đầu năm 2009, một phần dĩ nhiên là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng một phần cũng là do nhu cầu BĐS trong nước cũng như của nước ngoài giảm sút. Do đó

những dự án đang xây dựng nửa chừng đã không có đủ vốn để triên khai tiếp, hoặc những dự án đã xây dựng xong thì rất khó tìm người mua. Khi tình hình khủng hoảng BĐS kéo dài, khi mà lãi suất ngân hàng tăng khá nhanh, cho nên nó dẫn đến đóng băng thị trường BĐS Việt Nam. Điều này làm cho các DN kinh doanh trong ngành xây dựng- BĐS khó có thể thu hồi được vốn chứ chưa nói tới có lãi. Nhận biết trước được điều này, vì thế các cán bộ tín dụng của chi nhánh đã có những giải pháp tích cực nhằm giảm doanh số cho vay trên lĩnh vực này cũng như thu hồi nợ đối với các DNV&N hoạt động trong ngành này. Cộng thêm với đó chính là việc sau đó NHNN đã có quyết định bắt các NHTM khống chế tỷ lệ nợ trong những ngành “ phi sản xuất”, trong đó có ngành BĐS ở mức 16% tổng doanh số cho vay. Đây có thể coi là một thành công của chi nhánh.

Dư nợ tín dụng đối với DNV&N chia theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.9: dư nợ tín dụng đối với DNV&N của AGRIBANK Tây Hà Nội chia theo thành phần kinh tế.

Đơn vị: tỷ đồng, %

(Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của NHNo Tây Hà Nội giai đoạn 2009-2011) Từ bảng trên, có thể thấy chi nhánh cấp tín dụng chủ yếu cho các DNV&N ngoài quốc doanh ( chiếm 91% số lượng các DNV&N với tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng các DNV&N tới 95.05%). Điều này cũng dễ hiểu bởi càng ngày càng có

Chỉ tiêu Năm 2011 Dư nợ cho

vay DNV&N Tỷ trọng ( % ) Số DNV&N Tỷ trọng ( % ) DN nhà nước 7 9 110 4.95

DN ngoài quốc doanh 72 91 2112 95.05

nhiều DN ngoài quốc doanh được thành lập với các lĩnh vực hoạt động vô cùng đa dạng và phong phú.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng ngân hàng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 39 - 44)