Doanh số cho vay DNV&N.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng ngân hàng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 37 - 39)

Bảng 2.4: tình hình vay vốn tại AGRIBANK Tây Hà Nội giai đoạn 2009- 2011 Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Tổng doanh số cho vay 4264 100 3907 100 3171 100 Doanh số cho vayDNV&N 3995 93.69 3713 95.03 3051 96.22

(Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của AGRIBANK Tây Hà Nội giai đoạn 2009- 2011)

Bảng 2.5: tốc độ gia tăng doanh số cho vay DNV&N của AGRIBANK Tây Hà Nội giai đoạn 2009- 2011

Đơn vị: tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền Số tiền % tăng

trưởng Số tiền

% tăng trưởng Doanh số cho vay

với DNV&N

3995 3713 -7.06 3051 -17.83

(Nguồn: báo cáo hoạt động tín dụng của AGRIBANK Tây Hà Nội giai đoạn 2009- 2011)

Căn cứ vào bảng 2.4, ta có thể thấy tỷ trọng doanh số cho vay DNV&N của chi nhánh qua các năm rất cao, chiếm trên 93% tổng doanh số cho vay. Từ đây ta có thể khẳng định được rằng đối tượng cho vay chính của chi nhánh là các DNV&N.

Năm 2009, doanh số cho vay DNV&N là 3995 tỷ đồng. Năm 2010, doanh số cho vay DNV&N là 3713 tỷ đồng, giảm 7.06% so với năm 2009. Đến 31/12/2011, doanh số cho vay DNV&N là 3051 tỷ đồng, giảm tới 17.83% so với năm 2010. Nguyên nhân ở đây là do:

- Sự suy giảm của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 đã ảnh hưởng tới khả năng sản xuất, kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.

- Khó khăn về sản xuất và bán hàng cũng khiến tình hình tài chính của nhiều doanh nghiệp trở nên u ám hơn, cộng thêm với sự không minh bạch về thông tin của doanh nghiệp đã hình thành nên rào cản lớn đối với doanh nghiệp trong việc tiếp cận vốn vay của ngân hàng.

- Doanh số cho vay DNV&N năm 2011 là 3051 tỷ đồng, giảm tới 17.83% so với năm 2010. Điều này có thể được giải thích như sau. NHNN đã ban hành thông tư 02/2011/TT-NHNN ngày 3/3/2011 quy định về mức lãi suất trần huy động tiền gửi là 14% cho các NHTM. Các NHTM đang huy động với lãi suất cao thì đột nhiên không thể giảm lãi suất cho vay được. Có hàng chục tỷ đô la đang nằm “chết” trong kho của các NHTM vào thời điểm đó, đây là một sự lãng phí ghê gớm. Hơn nữa, trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay thì sự cẩn trọng của các NHTM càng cao, vì thế cho dù lãi suất có giảm nhưng nếu doanh nghiệp muốn tiếp cận nguồn vốn ngân hàng thì cũng là bài toán khó bởi nhiều lý do: hiệu quả dự án, tình hình tài chính, “mối quan hệ”, điều kiện cam kết…

Tuy nhiên, điều này cũng giúp chi nhánh nhìn rõ hơn một số tồn tại của mình như: công tác tiếp thị, trình độ cán bộ, nhân viên… Từ đó tìm được những giải pháp nhằm nâng cao số lượng cũng như chất lượng doanh số cho vay DNV&N.

Một phần của tài liệu Giải pháp tín dụng ngân hàng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Tây Hà Nội (Trang 37 - 39)