Kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc áp

Một phần của tài liệu ứng dụng phái sinh trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 64 - 70)

c. Hợp đồng hoán đổi lãi suất:

3.3.1. Kinh nghiệm rút ra cho các ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc áp

dụng công cụ phái sinh vào việc giảm thiểu rủi ro tín dụng

Bất kể ngân hàng có sử dụng phương pháp nào thì mục tiêu cuối cùng vẫn là tối thiểu hóa tổn thất từ rủi ro tín dụng. Việc giảm thiểu rủi ro này bắt buộc phải đi từ những bước cơ bản nhất:

-

-

Hoàn chỉnh mô hình đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ (IRB) và đánh giá rủi ro tín dụng nội bộ nâng cao (AIRB). Cả hiệp ước Basel II và Basel III đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc áp dụng mô hình này trong kiểm soát rủi ro tín dụng, từ đó tránh những đổ vỡ tập thể để đảm bảo một hệ thống tài chính khỏe mạnh.

Tính toán các thước đo rủi ro cho các đối tượng khách hàng cá nhân, doanh nghiệp căn cứ trên các số liệu thống kê lịch sử của chính ngân hàng cho các đối tượng này; đồng thời áp dụng các điều chỉnh cần thiết trên cơ sở ý kiến

của chuyên gia. Có như vậy việc xếp hạng tín dụng mới thực sự là công cụ hạn chế rủi ro hữu dụng trong hoạt động tín dụng và là căn cứ để định giá theo rủi ro của ngân hàng thương mại.

-

-

-

Kết hợp các phương pháp khác nhau trong phòng vệ và giảm thiểu rủi ro tín dụng. Các nghiên cứu đi trước đã chứng minh, các ngân hàng ở các nền tài chính phát triển thường sử dụng đồng thời cả ba phương pháp: bán nợ, bảo đảm và phái sinh tín dụng. Ba phương pháp này mang tính chất bổ trợ nhiều hơn là thay thế lẫn nhau.

Đảm bảo hệ số an toàn vốn tối thiểu: Theo Basel 3, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu vẫn là 8%, nhưng tỷ lệ của loại vốn có chất lượng cao được nâng lên, cụ thể: tỷ lệ Vốn cấp 1 tăng từ 4% trong Basel II lên 6% trong Basel 3, đồng thời tỷ lệ Vốn của cổ đông thường (common equity) cũng được tăng từ 2% lên 4,5%. Bên cạnh đó, những tài sản “Có” với chất lượng vốn có vấn đề cũng sẽ được loại trừ dần khỏi vốn cấp 1 và vốn cấp 2, như các khoản đầu tư vượt quá giới hạn 15% vào các tổ chức tài chính. Đặc biệt, Basel 3 yêu cầu áp dụng bổ sung tỷ lệ đòn bẩy tối thiểu thử nghiệm ở mức 3%. Đây là tỷ lệ của vốn cấp 1 so với tổng tài sản có cộng với các khoản mục ngoại bảng. Việc áp dụng thử nghiệm tỷ lệ này cho phép Ủy ban Basel theo dõi biến động tỷ lệ đòn bẩy thực của các ngân hàng theo chu kỳ kinh tế và mối quan hệ giữa các yêu cầu về vốn với tỷ lệ đòn bẩy.

Để các công cụ này có thể đi vào thực tiễn ở quy mô rộng và tính hiệu quả cao, nguồn nhân lực ngành ngân hàng cần được đầu tư đào tạo chuyên sâu và bài bản. Các công cụ pháp lý cần phát huy tối đa tính minh bạch để giảm thiểu rủi ro phát huy từ tính “ảo” của thị trường chứng khoán phái sinh.

3.3.2. Kinh nghiệm cho các cấp quản lý trong việc tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại Việt Nam ứng dụng công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi ro tín dụng

- Ngân hàng Nhà nước cần đưa ra một hệ thống quy chuẩn nhất định trong việc xếp hạng tín dụng nội bộ cho các ngân hàng thương mại áp dụng. Việc chưa

có một hệ thống quy chuẩn nhất định dẫn đến việc mỗi ngân hàng xây dựng hệ thống theo khẩu vị rủi ro của riêng mình. Điều này đã dẫn đến những bất cập trong việc so sánh, đánh giá cùng một đối tượng khách hàng, nhưng lại có kết quả khác nhau, nhiều khi xung đột khi thực hiện phân loại nợ theo định tính (cùng 1 khách hàng, có ngân hàng thương mại phân loại vào nhóm nợ cao, có ngân hàng thương mại lại phân loại vào nhóm nợ thấp). Ngoài ra, do đây là việc xếp hạng nội bộ, nên các ngân hàng thường tự xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ riêng, trong khi thiếu một khung thống nhất, dẫn đến tốn kém nguồn lực và chi phí cho mỗi ngân hàng cũng như xã hội.

-

-

-

Thị trường chứng khoán phái sinh có tính “ảo” trong các giao dịch nên trong giai đoạn đầu phát triển loại hình thị trường này, nhà đầu tư rất dễ nhầm lẫn giữa mục đích phòng vệ và mục đích kiếm lời (đầu cơ hoặc ăn chênh lệch giá) nếu chưa có kiến thức về phái sinh. Vì đặc tính này, nhà quản lý cần xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường phái sinh một cách chặt chẽ và minh bạch. Đẩy mạnh nhiệm vụ tuyên truyền bên cạnh việc thiết kế hành lang pháp lý đồng bộ để chuẩn bị cho triển khai kế hoạch vận hành thị trường chứng khoán phái sinh vào năm 2016. Theo thông lệ quốc tế, đây là bước chuẩn bị quan trọng cho sự phát triển lành mạnh, minh bạch của thị trường chứng khoán phái sinh.

Không thể bỏ quên việc phát triển hệ thống trung tâm thanh toán bù trừ. Theo thông lệ tổ chức và vận hành thị trường phái sinh trên thế giới, hệ thống đối tác thanh toán bù trừ trung tâm (CCP) có vai trò quan trọng. Việc thiết lập CCP tốn nhiều thời gian, công sức lẫn chi phí, bởi tính chất phức tạp đặc thù của hệ thống này. Do đó, để kịp vận hành được thị trường phái sinh vào năm 2016 như kế hoạch, một trong những ưu tiên mà Bộ Tài chính, Ủy ban chứng khoán cần triển khai ngay từ bây giờ là sớm định hình mô hình tổ chức và hoạt động của CCP để trên cơ sở này có hướng đầu tư công nghệ, cũng như xây dựng hệ thống quy trình, quy chế vận hành CCP.

Việc đầu tư hệ thống công nghệ cho CCP có thể không quá phức tạp, bởi dễ dàng mua được từ các thị trường phát triển. Tuy nhiên, đào tạo đội ngũ nhân

sự để làm chủ công nghệ, vận hành hệ thống này an toàn, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về quản trị rủi ro là không đơn giản. Việc đào tạo này không thể tính theo tháng, mà phải mất hàng năm. Bởi vậy, công việc này cũng cần được Ủy ban chứng khoán quan tâm thúc đẩy triển khai sớm để đạt kết quả mong muốn.

- Hệ thống pháp lý cũng cần quy định chặt chẽ về trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch để giảm thiểu các rủi ro phát sinh của hoạt động bán khống. Đặc thù của hoạt động bán khống là nhà đầu tư có quyền mua nhưng nếu quy định pháp lý không đủ chặt chẽ và đồng bộ thì rất có thể nhà đầu tư sẽ trốn tránh trách nhiệm mua nếu họ nhận thấy giao dịch bất lợi.

KẾT LUẬN

Việc ứng dụng phái sinh vào giảm thiểu rủi ro tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại trên thế giới đã có những bước chuyển biến nhất định, số lượng ngân hàng sử dụng tuy không nhiều và hạn chế ở một nhóm tín dụng không quá xấu, tuy nhiên khối lượng tăng trưởng đều của việc ứng dụng phái sinh vào giảm thiểu rủi ro đã cho thấy những tín hiệu tích cực về tính khả thi và tiềm năng của phái sinh tín dụng.

Trong thời gian vừa qua, tuy có những biểu hiện bất ổn trong việc sử dụng hợp đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (CDS) nhưng vai trò của phái sinh trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng là không thể bỏ qua.

Ở Việt Nam, việc ứng dụng trực tiếp phái sinh trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng sẽ gặp phải 2 thử thách lớn. Thứ nhất là việc phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam. Do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan mà thị trường phái sinh vẫn còn chưa phát triển mạnh, thậm chí mới chỉ có những mầm mống mang tính nhỏ lẻ và chưa tận dụng được hết hiệu quả của phái sinh. Thứ hai là việc phát triển hệ thống ngân hàng ở Việt Nam và việc ứng dụng các công cụ mới.

Về vấn đề phát triển thị trường phái sinh, trong quá trình thực hiện, một tín hiệu đáng mừng là quyết định của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 3/2014 về xây dựng lộ trình phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam cho thấy việc mở cửa rộng hơn với loại công cụ tài chính này và mở ra hướng phát triển cũng như thúc đẩy việc sử dụng phái sinh rộng rãi.

Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang được tiến hành khẩn trương và có kế hoạch ở Việt Nam đã làm nền tài chính nói chung và hệ thống ngân hàng thương mại nói riêng thêm phát triển và có thêm nhiều triển vọng trong việc nâng cao công nghệ, tầm nhìn và ứng dụng các sản phẩm tài chính mới.

Với nhu cầu và mong muốn đến từ phía các ngân hàng, các chính sách mới của nhà nước, việc phát triển thị trường phái sinh nói chung và hệ thống phái sinh tín dụng nhằm quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là điều khả thi và sẽ thực hiện được trong tương lai theo xu thế chung của toàn cầu.

TIẾNG VIỆT

1. Nguy ễn Thị Hoài Lê (2014). Kinh nghi ệm xây d ựng th ị trườ ng chứng khoán phái sinh cho Vi ệt Nam,

<http://www.tapchitaichinh.vn/Chung-khoan/Kinh-nghiem-xay-dung-thi- truong-chung-khoan-phai-sinh-cho-Viet-Nam/47423.tctc>, xem 30.04.2014

2. Ngân hàng Nhà nước (2006). Quyết định ban hành quy chế thực hiện giao dịch

hoán đổi lãi suất số 62/2006/QĐ -NHNN.

3. Phương Nhi (2014). Xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh, <http://baodientu.chinhphu.vn/Thi-truong/Xay-dung-va-phat-trien-thi-

truong-chung-khoan-phai-sinh/194469.vgp>, xem 30.04.2014

4. Mai Phương (2012). Xếp hạ ng tín d ụng nộ i b ộ tạ i các NHTM c ần hoàn thi ện để kiểm soát rủ i ro,

<http://tapchithue.com.vn/component/content/article/156-tap-chi-

thue/doanh-nghiep-thi-truong/doanh-nghiep-thi-truong/947-xep-hang-tin- dung-noi-bo-tai-cac-nhtm.html>, xem 30.04.2014

5. Thủ tướng Chính phủ (2014). Quyết định phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam số 366/QĐ-TTg.

6. Nguyễn Văn Tiến (2013). Giáo trình Tín dụng ngân hàng. Nhà xuất bản Thống kê.

7. Nguyễn Văn Tiến (2013). Giáo trình Quản trị ngân hàng thương mại. Nhà xuất bản Thống kê.

10. Dahiya, S., M. Puri, and A. Saunders, 2003, Bank borrowers and loan sales: New evidence on the uniqueness of bank loans, Journal of Business 76, trang 563-582.

11. Số liệu từ Data.worldbank.org

12. Diamond. D, 1984. Financial intermediation and delegated monitoring,

Review of Economic Studies 51, trang 393-414.

13. Diamond, D.W. and R.G. Rajan, 2000, A theory of bank capital, Journal of Finance 55, trang 2431-2465.

14. Duffee, G. and C. Zhou, 2001, Credit derivatives in banking: Useful tools for managing risk?, Journal of Monetary Economics 48, trang 25-54.

15. Ernts & Young, Bank Index Report Quarter 4- 2013, 2013

16. James, C., 1988 The use of loan sales and standby letters of credit by commercial banks, Journal of Monetary Economics 22, trang 399-422. 17. Milton. B, Stultz. R, Williamson. R, 2008, How much do banks use credit

derivatives to hedge loans, Fisher College of Business.

18. Morrison, A. D., 2005, Credit derivatives, disintermediation, and investment decisions, Journal of Business 78, 621-647.

19. Press release (2010). Group of Governors and Heads of Supervision announces higher global minimum capital standards, BIS.

20. Schrand, C. and Unal, H., 1998, Hedging and coordinated risk management: Evidence from thrift conversions, Journal of Finance 53, 979-1013.

21. Stefan Walter (2010). Secretary General, Basel committee on Banking Supervision, Basel 3 and Financial Stability.

22. Stulz, R., 2003, Risk Management and Derivatives, South-Western Publishing.

Một phần của tài liệu ứng dụng phái sinh trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w