c. Hợp đồng hoán đổi lãi suất:
3.2.2. Các nguyên nhân bắt nguồn từ thị trường Việt Nam
Song hành với các vấn đề trên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với những khó khăn nền tảng:
-
-
Nhà nước còn dè dặt trong các chính sách, quy định liên quan tới việc sử dụng phái sinh. Ở thời điểm hiện tại, phần lớn các giao dịch phái sinh diễn ra trên thị trường OTC vì thiếu các sở giao dịch tập trung.
Vào giữa tháng 3 năm 2014, khi Công ty Chứng khoán VNDirect giới thiệu sản phẩm hợp đồng hợp tác đầu tư gần giống với hợp đồng quyền chọn hay một số công ty khác manh nha việc đưa ra sản phẩm dạng hợp đồng tương lai chỉ số cổ phiếu, tất cả đã nhanh chóng bị cấm thực hiện. Theo ông Nguyễn Sơn, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, sự cấm khi đó là do chưa có hành lang pháp lý cho thị trường chứng khoán phái sinh.
Các ngân hàng còn chưa mạnh dạn trong việc sử dụng các công cụ tài chính mới. Thay cho tâm lý e ngại, các ngân hàng nên đầu tư nghiên cứu để tìm cách tận dụng tối đa các công cụ này.
-
-
Vì các công cụ tài chính khá phức tạp nên người sử dụng cần có hiểu biết sâu cả về lý thuyết và áp dụng. Trong khi đó, nguồn nhân lực ngành tài chính – ngân hàng ở nước ta còn nhiều hạn chế về trình độ.
Còn thiếu tính thống nhất trong việc áp dụng các chuẩn mực kế toán. Việt Nam hiện đang tuân thủ Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) dựa trên nền tảng của hệ thống kế toán GAAP. Nền tảng này không thích hợp để sử dụng các công cụ tài chính mới với độ biến động cao. Thậm chí hệ thống chuẩn mực IAS cũng đã được nâng cấp thành hệ thống kế toán IRFS để phù hợp với sự phát triển ngày càng đa dạng của thị trường tài chính, cũng như việc ứng dụng hệ thống kế toán phòng vệ (hedge acccounting) với một số công cụ tài chính mới, trong đó có công cụ phái sinh tín dụng.