Tìm hiểu thực trạng của ngân hàng thương mại cụ thể ở Việt Nam: Vietinbank

Một phần của tài liệu ứng dụng phái sinh trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 55 - 61)

c. Hợp đồng hoán đổi lãi suất:

3.1.3. Tìm hiểu thực trạng của ngân hàng thương mại cụ thể ở Việt Nam: Vietinbank

Vietinbank là nhóm bốn ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam. Vietinbank là một trong các ngân hàng tiên phong trong việc phát triển các dịch vụ tài chính, ứng dụng các công cụ mới, và mở rộng phạm vi hoạt động ra nước ngoài để nhanh chóng hội nhập với nền tài chính thế giới.

Bài nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu thực tế về tình trạng nợ xấu của

Vietinbank, những biện pháp để phòng vệ rủi ro tín dụng đồng thời tìm hiểu về thực trạng sử dụng phái sinh của ngân hàng.

Về tình hình tăng trưởng tín dụng của Vietinbank, có thể thấy nhiều tín hiệu khả quan dù trải qua giai đoạn ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới:

Qua bảng trên ta thấy tình hình tăng trưởng tín dụng của Viettinbank qua các năm có xu hướng tăng tương đối. Qua đó cho thấy quy mô ngân hàng ngày càng rộng. Để có được kết quả đó Viettinbank đã không ngừng nỗ lực trong việc tăng trưởng hoạt động tín dụng như: cho vay, cho thuê…

Năm 2009, đặc biệt với chính sách của NHNN về việc hỗ trợ lãi suất, tận dụng cơ hội, Vietinbank đã trở lại với đà tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ của mình. Đồng thời việc đưa ra các chính sách ưu đãi, làm việc chuyên nghiệp, tỉ lệ huy động tăng nhanh cũng là nguồn đầu vào quan trọng cho tăng trưởng tín dụng ở Vietinbank. Năm 2009, Vietin đạt huy động 200 ngàn tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2008. Năm tiếp theo là 339 ngàn tỷ đồng, tiếp tục tăng so với năm 2009 là 54%. Ngoài khoản huy động vốn trực tiếp, Vietin còn tiếp tục phát hành thành công hơn 5000 tỷ đồng tiền trái phiếu kì hạn 2 năm để cơ cấu lại ngân hàng một cách bền vững, tạo đà cho tăng trưởng tín dụng.

Trở lại với con số thực tế từ dư nợ, Vietinbank luôn chú trọng tập trung vào các ngành công nghiệp, kĩ thuật, tập trung vốn vay vào các dự án lớn vì vậy số dư nợ của Vietinbank luôn vào hàng cao nhất của các ngân hàng thương mại với năm 2009 là hơn 163 nghìn tỷ và đến năm 2010 thì con số này tăng vượt mức lên 349 ngàn tỷ, tương ứng với mức tăng trưởng 52%.

Với tốc độ tăng trưởng này, lẽ dĩ nhiên, Vietin rất cần có chính sách quan tâm đến việc phòng vệ các rủi ro tín dụng có thể gặp phải.

Quan tâm đến phân chia các nhóm dư nợ của Vietinbank ta có các bảng thống kê chỉ số: Năm 2007 2008 2009 2010

Bảng 7: Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng:

Qua bảng trên cho thấy Viettinbank tập trung cho các doanh nghiệp vay, ví dụ như công ty cổ phần, công ty TNHH… phù hợp với phân tích ở trên và cũng cho thấy hướng đi của Vietinbank là tập trung vào các khách hàng lớn, tăng rủi ro nhưng tăng đáng kể lợi nhuận.

Bảng 8: Cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế:

Khách hàng 31/12/2009 31/12/2010 Công ty cổ phần 29% 31% Công ty TNHH 22% 26% Cá nhân 21% 19% DN nhà nước 18% 16% Ngành kinh tế 31/12/2009 31/12/2010

Công nghiệp chế biến 26% 29% Thương nghiệp 21% 12% Xây dựng 11% 12%

Nhìn vào cơ cấu dư nợ theo ngành kinh tế ta thấy Viettinbank tập trung cho vay vào lĩnh vực công nghiệp chế biến và thương nghiệp. Đây là những ngành kinh tế đang phát triển mạnh và đòi hỏi nhu cầu vốn lớn.

Đồng thời Vietinbank tập trung vào cho vay ngắn hạn nhằm tăng tốc độ luân chuyển vốn, như vậy rủi ro tín dụng lớn nhất của Vietinbank cũng sẽ tập trung vào nhóm cho vay ngắn hạn.

Bảng 9: Cơ cấu nợ theo thời hạn của Vietinbank

Với các chính sách đúng đắn trong nhiều năm, báo cáo về tỉ lệ các loại tín dụng của Vietinbank cho thấy một tín hiệu khả quan với tỉ lệ các nhóm nợ xấu thấp.

Bảng 10: Cơ cấu các nhóm nợ của Vietinbank qua 2 năm 2009 và 2010

Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 4% 2% Khách sạn và nhà hàng 3% 2% Khai thác mỏ 2% 6% Kỳ hạn Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Tỷ trọng năm 2009 57% 14%

Một trong những yếu tố then chốt của Vietinbank để có thể có được tỉ lệ nợ xấu thấp chính là chính sách phòng vệ khá hiệu quả. VietinBank đã xây dựng chiến lược cho vay từ năm 2005, trong đó nêu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu, vị trí, và lĩnh vực cần hướng tới. Khách hàng mục tiêu là các công ty lớn có tình hình tài chính lành mạnh và năng lực cao, còn khách hàng tiềm năng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân. Thị trường mục tiêu là các thành phố lớn, các khu vực kinh tế có tiềm năng, các khu vực đô thị và khu công nghiệp đang phát triển. Các lĩnh vực, ngành nghề mục tiêu VietinBank hướng tới bao gồm lĩnh vực công nghiệp, thương mại, và dịch vụ.

Tiếp đó, Vietinbank cho xây dựng hệ thống quản trị rủi ro theo chuẩn Basel II, nhằm đảm bảo sự ổn định và hoạt động lành mạnh của ngân hàng. Cuối năm 2009 khi NHNN có kế hoạch đưa ra một khung hệ thống chuẩn về xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ áp dụng trong năm 2010, VietinBank đã chuyển hướng việc xây dựng quản trị rủi ro vừa đáp ứng tuân thủ pháp luật theo quy định của NHNN vừa thoả mãn mục tiêu đề ra. Thời gian qua với sự cố vấn của Ernst & Young, VietinBank đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo yêu cầu của NHNN với việc quản trị rủi ro theo phương pháp chuyên gia. Hiện VietinBank đang thực hiện kiểm tra giám sát trên toàn hệ thống và tháng 12/2010 đã bảo vệ trước NHNN nghiệm thu chương trình phân loại nợ theo hệ thống này để đón đầu luôn dự thảo và áp dụng ngay trong năm 2011.Bên cạnh đó, VietinBank tiếp tục nâng cấp xây dựng hệ thống quản trị rủi ro nội bộ theo mục tiêu đề ra năm 2007 và sẽ hoàn thành vào năm 2015. Phương pháp

Nợ đủ tiêu chuẩn 98,37% 98,32% Nợ cần chú ý 1,02% 1,02%

Nợ dưới tiêu chuẩn 0,14%

thống kê sẽ quản trị khách hàng tốt hơn với việc tính xác suất rủi ro của cả nhóm và ra quyết định cho vay dựa trên đặc thù nhóm. Nhưvậy, không cần quá nhiều cán bộ đi phân tích từng món vay chỉ cần phân tích theo nhóm và chú trọng tới đối tượng đặc thù đặc biệt khoản vay có tính chất phức tạp có sự khác biệt quá lớn. Quy trình thủ tục vì thế sẽ được rút gọn.

Cuối cùng nhưng vô cùng quan trọng là Vietinbank rất tập trung vào hoạt động phân tán rủi ro bằng các biện pháp khác nhau. Trong đó đã có bước đầu sử dụng đến một số công cụ phái sinh:

Bảng 11: Tình hình sử dụng phái sinh của Vietinbank

Nhận thấy tầm quan trọng của việc ứng dụng các công cụ mới, Vietinbank đã bước đầu áp dụng thử nghiệm các công cụ phái sinh trong việc kiếm lợi nhuận và cũng là phương pháp phòng vệ giản đơn trước các rủi ro tín dụng.

Việc ngân hàng Vietinbank hưởng ứng các chính sách mới trong việc phát triển phái sinh và dự đoán việc ứng dụng phái sinh tín dụng có thể giảm thiểu được thêm khoảng 17% tổng các khoản nợ xấu hiện tại của Vietinbank đã cho thấy tiềm năng không nhỏ của phái sinh tín dụng ở Việt Nam cũng như sự chào đón của các

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm2010 Giao dịch kỳ hạn tiền tệ - 15.354 75.228 2.184

Giao dịch hoán đổi tiền tệ 258

ngân hàng thương mại với công cụ phái sinh nói chung và phái sinh tín dụng nói riêng.

Một phần của tài liệu ứng dụng phái sinh trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 55 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w