Tình hình sử dụng phái sinh của các ngân hàng trên thế giới

Một phần của tài liệu ứng dụng phái sinh trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 41 - 51)

c. Hợp đồng hoán đổi lãi suất:

2.3. Tình hình sử dụng phái sinh của các ngân hàng trên thế giới

Nghiên cứu của Minton, Stultz và Williamson (2008) đã phân tích hiệu quả sử dụng phái sinh trong hoạt động phòng vệ của các ngân hàng thương mại tại bang Chicago (Mỹ). Các ngân hàng thương mại với tổng tài sản lớn hơn 1 tỷ USD (giá trị sổ sách) và có sở hữu các công ty, đồng thời có dữ liệu về tình hình sử dụng phái sinh tín dụng không gián đoạn trong giai đoạn 2001 – 2005 đã được lựa chọn nghiên cứu. Chi nhánh chính của các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng nội địa khác đã được loại bỏ khỏi mẫu. Một ngân hàng được coi là chi nhánh chính nếu một ngân hàng khác sở hữu tối thiểu 50% cổ phần của ngân hàng đó.

Mẫu nghiên cứu bao gồm 245 ngân hàng (2001) và 395 ngân hàng (2005). Tổng tài sản trung bình của các ngân hàng là 23 tỉ USD (2005) nhưng trung vị chỉ là 2 tỷ USD. Điều này phản ánh phân phối không đều trong quy mô của các ngân hàng.

Bảng 4 phản ánh những số liệu thống kê mô tả về việc sử dụng phái sinh, bán nợ và hoạt động bảo đảm của các ngân hàng trong khoảng 2001-2005. Theo bảng 4, năm 2001 là năm có tỷ lệ ngân hàng sử dụng phái sinh tín dụng cao nhất. Cũng vào năm đó, 8,16% ngân hàng sử dụng phái sinh tín dụng.

Tuy rằng tỉ lệ vào các năm sau có suy giảm, tuy nhiên ngược lại, đó là do khối lượng của tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng tăng rất nhanh, và đa phần, các khoản nợ được phòng vệ bằng phái sinh tín dụng cũng có những đặc trưng riêng và dùng cho các nhóm nợ cụ thể.

Nhìn chung về khối lượng chung của phái sinh tín dụng vẫn tăng, nhưng tăng không nhanh bằng tốc độ của tăng trưởng tín dụng nên chỉ số có phần giảm.

Tuy nhiên một sự thật là tăng trưởng tín dụng cao kéo theo tăng trưởng của nợ xấu càng cao hơn đòi hỏi các biện pháp phòng vệ càng phải trở nên cần thiết và phái sinh tín dụng đã phần nào đáp ứng được nhu cầu đó của các nhà quản trị ngân hàng thương mại – các định chế gắn với nghiệp vụ tín dụng.

Bảng 4: Hoạt động sử dụng phái sinh tín dụng, bán nợ và các biện pháp bảo đảm của các ngân hàng thương mại tại Chicago (2001 – 2005)

Năm 2005 2004 2003 2002 2001 Năm (n = 395) (n = 366) (n = 345) (n = 305) (n=245) Phái sinh tín dụng Tỷ lệ dùng phái sinh tín dụng 5.82% 5.46% 5.51% 4.92%

(Nguồn: Minton, Stultz và Williamson, 2008)

Các ngân hàng được yêu cầu phải hạch toán riêng khối lượng phái sinh tín dụng mà trong đó, ngân hàng đóng vai trò người bảo lãnh và vai trò là người thụ hưởng. Với vai trò người bảo lãnh trong giao dịch, ngân hàng bán sự phòng vệ rủi ro tín dụng. Với vai trò người thụ hưởng trong giao dịch, ngân hàng mua sự phòng vệ rủi ro tín dụng. Như trình bày trong bảng 4, ngoại trừ năm 2002, tỷ lệ ngân hàng mua phòng vệ luôn lớn hơn tỷ lệ ngân hàng bán phòng vệ.

Bán nợ và dùng các biện pháp bảo đảm cũng giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng, nhưng mức độ giảm còn phụ thuộc vào mức độ rủi ro được phân tán. Từ bảng 4, có thể thấy bán nợ và bảo đảm bằng thế chấp được sử dụng rộng rãi hơn phái sinh. Vào năm 2005, 16,75% các ngân hàng báo cáo chỉ sử dụng duy nhất phương pháp bán nợ. Ngược lại, phần trăm các ngân hàng báo cáo chỉ sử dụng bảo đảm và

Năm 2005 2004 2003 2002 2001 Năm (n = 395) (n = 366) (n = 345) (n = 305)

Cho vay xây nhà 8.86

9.56 12.75 15.28 16.94

Khoản phải thu tín dụng 2.20

phái sinh tín dụng lần lượt là 4,56% và 1,27%. Chỉ 2,5% trong số các ngân hàng sử dụng cả 3 phương pháp.

Bên cạnh đó, theo bảng 4, ngân hàng còn sử dụng các loại phái sinh lãi suất, ngoại hối, vốn cổ phần và hàng hóa cho cả hai mục đích: kinh doanh và phi kinh doanh. Trên 50% trong số các ngân hàng báo cáo có sử dụng phái sinh trong giai đoạn 2001 – 2005. Phái sinh ngoại hối đứng thứ hai, theo sau đó là phái sinh vốn cổ phần và hàng hóa.

Bảng 5: Tình hình sử dụng phái sinh của các ngân hàng

Năm 2005

2004 2003 2002

Mục A: Tổng khối lượng danh nghĩa phái sinh tín dụng được mua và bán bởi tất cả các ngân hàng

Khối lượng danh nghĩa mà các ngân hàng sử dụng (đơn vị: triệu USD)

$5,526,184 $2,272,604 $988,215 $630,152

Phần trăm so với tổng tài sản của các ngân hàng

61.16% 27.36% 13.44% 9.44%

Phần trăm so với tổng nợ của các ngân hàng

120.02 54.23

(Nguồn: Minton, Stultz và Williamson, 2008)

Bảng 5 thống kê số liệu về lượng phái sinh danh nghĩa đã được sử dụng. Trong mục A, tổng lượng phái sinh danh nghĩa được các ngân hàng mua và bán là 5,526 tỷ USD vào cuối năm 2005.

Mục B đưa ra các số liệu về tỷ lệ lượng phái sinh được mua so với tổng dư nợ. Tỷ lệ này vào năm 2005 là 10,62%, gần gấp 10 lần con số 1,11% của năm 2001. Điều này thể hiện vai trò di chuyển rủi ro mà phái sinh tín dụng phát huy ngày càng rõ.

Năm 2005

2004 2003 2002

Mục D: Khối lượng danh nghĩa ròng của các phái sinh tín dụng được mua bởi người mua ròng phái sinh tín dụng

Số ngân hàng 16 16 17 8

Khối lượng danh nghĩa ròng (đơn vị: triệu USD)

$30,559 $5,469 $3,984 $7,301

Số ngân hàng sử dụng phái sinh tín dụng

23 20 19 15

Ba mục tiếp theo miêu tả các con số trung bình trong toàn ngành ngân hàng. Mục C thể hiện lượng phái sinh tín dụng danh nghĩa trung bình mà các ngân hàng đã mua và bán. Mục D cho biết thông tin về các ngân hàng mua ròng phái sinh tín dụng. Con số này thay đổi qua từng năm. Vào năm 2005, con số này chỉ là 16 nhưng nó đã hạ xuống 8 vào năm 2002. Lượng mua danh nghĩa là không đáng kể khi so sánh với tổng lượng mua và bán. Lượng mua ròng vào năm 2005 là khoảng 30 tỷ USD, khoảng 12,5% tổng lượng mua bán. Với một khách hàng mua ròng, lượng mua bằng khoảng 7,43% tổng các khoản nợ.

Cuối cùng, mục E cho ta biết những ngân hàng là người bán ròng phái sinh tín dụng. 7 ngân hàng đã ở vị thế bán ròng (2005). Tỷ lệ bán ròng trung bình của các ngân hàng chiếm khoảng 0,14% tổng các khoản nợ của những ngân hàng này.

Vì sao ngân hàng phòng vệ?

Theo Diamond (1984), ngân hàng có lợi thế so sánh trong việc đánh giá và kiểm soát rủi ro tín dụng của người vay nợ. Trong mô hình của mình, ngân hàng có thể loại bỏ tất cả các rủi ro có thể phòng vệ vì điểm cân bằng bảo đảm rằng, ngân hàng kiểm soát các khoản tín dụng hiệu quả và tránh những chi phí không đáng có từ việc mất thanh khoản. Từ lý thuyết đó, chúng ta có thể cho rằng ngân hàng sẽ phòng vệ tất cả các rủi ro, từ rủi ro lãi suất đến các rủi ro khác mà ngân hàng không có lơi thế so sánh, ví dụ như rủi ro ngoai hối. Để mở rộng mô hình của Diamond, chúng ta cần chấp nhận rằng ngân hàng sẽ phòng vệ cả những rủi ro mà ngân hàng có lợi thế so sánh. Tuy nhiên, lý thuyết tập trung vào lợi thế so sánh của ngân hàng trong việc kiểm soát các khoản nợ đã chỉ ra rằng, khi so sánh với các tập đoàn lớn, ngân hàng có ít lợi thế so sánh hơn với các khoản vay vì các tập đoàn này có xu hướng minh bạch hơn và được kiểm soát chủ động hơn bởi các định chế khác trên thị trường. Chúng ta sẽ kỳ vọng ngân hàng phòng vệ những rủi ro như thế này và nhận những rủi ro mà họ có lợi thế so sánh. Vì vậy, có thể kết luận rằng, những ngân hàng chịu rủi ro gây ra bởi các tập đoàn được xếp hạng nên đầu tư hoặc những tập đoàn nước

ngoài được xếp hạng sẽ có khả năng cao hơn phòng vệ những rủi ro này bằng cách sử dụng phái sinh vì họ không có lợi thế so sánh.

Tổng quát hơn, lý thuyết quản trị rủi ro nhấn mạnh ích lợi của việc phòng vệ những rủi ro gây ra sự gia tăng trong chi phí kiệt quệ tài chính kỳ vọng. Chúng ta, vì thế, có thể cho rằng ngân hàng nào càng có khả năng có chi phí kiệt quệ tài chính cao thì càng phòng vệ nhiều. Trong lý thuyết ngân hàng, ngân hàng thu lợi từ việc sử dụng đòn bẩy. Cụ thể là, tiền gửi có thể là một nguồn thông tin và một nguồn vốn giá rẻ nếu cạnh tranh là không hoàn hảo. Hơn nữa, theo Diamond và Rajan (2000), tỷ lệ đòn bẩy càng cao thì ngân hàng càng có động lực để kiểm soát và ngăn chặn các rủi ro. Vì sử dụng đòn bẩy có lợi cho ngân hàng, họ có thể gia tăng giá trị thông qua việc phòng vệ. Bằng phòng vệ, ngân hàng có thể đương đầu với nhiều rủi ro mà họ có lợi thế so sánh cho một khả năng kiệt quệ tài chính nhất định. Schrand và Unal (1998) đã cung cấp những bằng chứng thực nghiệm về hiện tượng này cho các định chế nhận gửi và cho vay.

Chúng ta kỳ vọng ngân hàng có ít vốn hơn hay có nhiều các khoản nợ khó đòi hơn và thanh khoản yếu hơn sẽ phòng vệ nhiều hơn vì những ngân hàng như vậy có nhiều khả năng phải đối mặt với sự kiệt quệ tài chính.

Vì sao ngân hàng sử dụng phái sinh tín dụng để quản trị rủi ro?

Ngân hàng có lợi thế so sánh trong việc kiểm soát rủi ro, đồng nghĩa với mang rủi ro. Vì thế, nhận định này hé lộ rằng cơ chế cho lý do ngân hàng dùng phái sinh tín dụng còn cần nhiều nghiên cứu. Morrison (2005) cho rằng, sự sẵn có của phái sinh tín dụng có thể ảnh hưởng tiêu cực tới ngân hàng vì đã giảm động lực kiểm soát và đánh giá người đi vay. Hơn nữa, việc sử dụng phái sinh tín dụng có thể khiến khoản vay giảm giá trị vì khoản vay không còn nhiều tính cam kết như trước

Bằng việc bán nợ hoặc sử dụng biện pháp bảo đảm, rủi ro của khoản nợ hoàn toàn được xóa khỏi bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Vì thế, nếu một ngân hàng không muốn nắm giữ một phần hoặc tất cả rủi ro của một khoản vay, ngân hàng có thể sử dụng một trong hai biện pháp trên.

Khi sử dụng phái sinh tín dụng, khoản nợ vẫn còn trên bảng cân đối kế toán của ngân hàng. Di chuyển rủi ro tín dụng bằng phái sinh tín dụng, vì thế, vẫn bao hàm những rủi ro mà bán nợ và bảo đảm đã loại trừ. Ngân hàng dùng những phái sinh này để gánh những rủi ro đối trọng, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý. Theo Duffee và Zhow (2001), khó khăn liên quan đến việc sử dụng phái sinh tín dụng hé lộ rằng, ngân hàng sẽ chọn bán nợ hoặc bảo đảm nếu hai biện pháp này có chi phí thấp. Vì thế, phái sinh tín dụng có khả năng được sử dụng cao nhất khi chi phí bán nợ hoặc bảo đảm là quá cao.

Đôi khi, mất khá nhiều chi phí để có thể bán được một khoản nợ. Những ngân hàng muốn giảm thiểu rủi ro với một bên liên quan có thể phải đối mặt với vấn đề lựa chọn đối nghịch và rủi ro đạo đức. Hai vấn đề này được giảm bớt nếu ngân hàng muốn giảm thiểu rủi ro trong một khoảng thời gian kết thúc trước thời gian đáo hạn của khoản nợ. Vì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro tại thời điểm khoản nợ hết hạn, ngân hàng sẽ có động lực lớn hơn để kiểm soát người đi vay.

Quan trọng hơn cả, mối quan hệ giữa người đi vay và người cho vay sẽ khiến khoản nợ ít có khả năng bị bán hơn. Thứ nhất, người đi vay có thể không muốn khoản nợ bị bán vì sẽ khó khăn hơn để thương lượng với một chủ nợ chưa từng làm việc với mình. Thứ hai, người cho vay muốn giữ mối quan hệ làm ăn với người cho vay. Thứ ba, việc cho vay dựa trên mối quan hệ có thể bao gồm những cam kết ngầm giữa hai bên, những cam kết đó có thể trở nên không còn ý nghĩa nếu khoản nợ bị bán. Trong tất cả những trường hợp này, ngân hàng có thể sẽ không muốn bán nợ nữa.

Thông thường, ngân hàng sẽ bán hoặc bảo đảm những khoản nợ có thế chấp bằng bất động sản hoặc những khoản nợ bán lẻ. Ngược lại, ngân hàng sẽ có xu hướng giữ lại những khoản cho vay tiêu dùng, cho vay phát triển nông nghiệp và cho vay với đối tượng nước ngoài.

Khi ngân hàng muốn giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng việc mua phòng vệ, họ đã tạo nên vấn đề quả chanh. Người bán phòng vệ cần phải cân nhắc về ngân hàng muốn phòng vệ vì họ không có nhiều thông tin về ngân hàng. Acharya và Johnson (2007) đã chỉ ra rằng, yếu tố thông tin bất cân xứng có thể được đưa vào giá của hợp

đồng hoán đổi tổn thất tín dụng (Credit Default Swap) trước khi nó được đưa vào giá cổ phiếu. Một nghiên cứu khác của Dahiya, Puri và Saunders (2003) đã chỉ ra rằng việc ngân hàng công bố bán nợ có tác động tiêu cực tới giá cổ phiếu của người đi vay. Duffee và Zhou (2001) khẳng định ngân hàng có thể sử dụng các hợp đồng phái sinh tín dụng để di chuyển các khoản vay mà trong đó, lợi thế của ngân hàng về thông tin là nhỏ và sau đó giữ phần rủi ro mà ngân hàng có lợi thế hơn về mặt thông tin. Vấn để quả chanh được giảm thiểu đáng kể khi một ngân hàng mua phòng vệ tín dụng từ một tên tuổi được xếp hạng tín dụng vì việc xếp hạng ngầm thể hiện chất lượng tín dụng của tên tuổi đó.

Một khó khăn khác của việc sử dụng phái sinh tín dụng để phòng vệ là phương pháp này thường không được xử lý bằng kế toán phòng vệ. Để được xử lý bằng các nghiệp vụ kế toán, một phái sinh phải có hệ số tương quan cao với rủi ro mà nó phòng vệ. Vì các khoản vay không dược định giá theo thị trường, tương quan giữa thu nhập của phái sinh tín dụng và thu nhập của khoản vay là quá thấp để có thể sử dụng các nghiệp vụ kế toán. Khi không thể áp dụng được các nghiệp vụ kế toán, phòng vệ bằng phái sinh có thể khiến thu nhập kế toán dao động nhiều hơn so với lúc chưa sử dụng vì thu nhập bị ảnh hưởng bởi lỗ lãi tính theo giá thị trường của phái sinh cho dù giá trị của các rủi ro trên bảng cân đối kế toán là không đổi.

Chúng ta kỳ vọng ngân hàng sẽ dùng tất cả các công cụ có thể để quản trị rủi ro. Vì vậy, nếu ngân hàng dùng các loại phái sinh khác hoặc các cách quản trị rủi ro tín dụng khác đồng thời, có nhiều khả năng ngân hàng đó cũng sẽ sử dụng phái sinh tín dụng. Trong mẫu điều tra, tất cả các ngân hàng sử dụng phái sinh tín dụng cũng dùng phái sinh lãi suất. Chúng ta kỳ vọng rằng những ngân hàng bán nợ, bảo đảm, dùng phái sinh ngoại hối, vốn cổ phần, lãi suất còn dùng cả phái sinh tín dụng. Vì thế, như đã đề cập ở trên, sử dụng phái sinh cũng yêu cầu tính lợi thế về quy mô nên có nhiều khả năng các ngân hàng lớn sẽ sử dụng phái sinh tín dụng.

Phái sinh tín dụng còn có thể được sử dụng khi ngân hàng đóng vai trò trung gian. Cụ thể là, ngân hàng có thể đưa ra những hỗ trợ tín dụng trong các giao dịch bảo đảm sử dụng phái sinh tín dụng. Ngân hàng đồng thời có thể tạo lập thị trường

phái sinh tín dụng. Ví dụ như, ngân hàng có thể bán phòng vệ tín dụng cho những khách hàng mong muốn phòng vệ rủi ro và mua phòng vệ từ những khách hàng muốn bán.

Nếu ngân hàng dùng phái sinh tín dụng với vai trò trung gian, khi đó chúng ta sẽ kỳ vọng khả năng dùng phái sinh tín dụng của những ngân hàng đóng vai người

Một phần của tài liệu ứng dụng phái sinh trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w