Phòng vệ rủi ro tín dụng và tiềm năng phái sinh:

Một phần của tài liệu ứng dụng phái sinh trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 30 - 31)

b. Các chỉ tiêu định lượng phản ánh chất lượng tín dụng ngân hàng

1.2.4.Phòng vệ rủi ro tín dụng và tiềm năng phái sinh:

Về cơ bản, có 3 phương pháp chính để phòng vệ rủi ro tín dụng -

-

Bán nợ: phương pháp này cho phép các ngân hàng tăng độ thanh khoản một cách nhanh chóng và chuyển toàn bộ rủi ro khoản nợ sang cho một chủ thể khác. Đây là một phương pháp trên lí thuyết thì rất có lợi nhưng trên thực tế: các ngân hàng thường không bán các khoản nợ của mình do mối quan hệ với khách hàng cũng như khi chưa đến mức nợ xấu, các ngân hàng sẽ không muốn bán khoản nợ của mình. Trở lại với tình huống là nợ xấu, nếu là một khoản nợ xấu thì thông thường ngân hàng lại không tìm được cầu do việc chấp nhận một rủi ro quá lớn là điều không một thực thể kinh tế nào muốn.

Tài sản đảm bảo: Đây là phương pháp thông thường mà các ngân hàng vẫn đang sử dụng. Tài sản đảm bảo phần nào làm giảm gánh nặng về rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Bên cạnh đó, tài sản đảm bảo cũng có một số nhược điểm như: tính thanh khoản có thể không cao hoặc trong trường hợp như tài sản đảm bảo là bất động sản, tính biến động của thị trường mạnh có thể ảnh hưởng không nhỏ đến giá trị từ đó gây ra một tổn thất không nhỏ cho ngân hàng nếu không lường trước được tình huống.

- Phái sinh: Đây là một công cụ khá mới đang được phát triển, trong đó có một nhóm phái sinh đã được phát minh và ứng dụng vào việc giảm thiểu rủi ro tín dụng được gọi chung là “phái sinh tín dụng”. Phái sinh tín dụng trong giai đoạn gần đây đã và đang được đẩy mạnh sử dụng.

Trong nội dung bài nghiên cứu, khái niệm phái sinh và việc ứng dụng phái sinh trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng sẽ được nghiên cứu và tập trung làm rõ cũng như tìm ra phương pháp ứng dụng vào một môi trường kinh tế cụ thể là hệ thống ngân hàng thương mại ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu ứng dụng phái sinh trong việc giảm thiểu rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại tại việt nam (Trang 30 - 31)