TUYẾN TRÙNG

Một phần của tài liệu Phần hai: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA doc (Trang 50 - 53)

1. BỆNH KHÔ ĐẦU LÁ LÚA DO TUYẾN TRÙNG (Aphelenchoides oryzae

Yokoo = A. besseyi Christie) a. Triệu chứng:

Bệnh hại tất tất cả các giai đoạn sinh trưởng của lúa, nhưng triệu chứng thể hiện rõ nhất ở giai đoạn lúa đứng cái - đòng trổ. Chót lá biến màu trắng xám, mô chết tướp ra, lá và lá đòng xoắn lại, cây thấp lùn, ít dãnh, ngẹn đồng, bông ngắn, hạt lép, chín muộn.

b. Nguyên nhân, đặc điểm phát sinh, phát triển và gây hại:

Do tuyến trùng Aphelenchoides oryzae; họ Aphelenchoididea; bộ Tylenchida.

Tuyến trùng đực và cái hình giun, dài 0,44- 0,84mm, đường kính 14- 22µm. kim chích hút nhỏ, dài. Con đực đuôi nhọn, có 4 mấu hình sao; lỗ giao phối của tuyến trùng cái nằm 1/3 thân về phía đuôi.

Tuyến trùng nằm dưới lớp vỏ trấu, thời gian bảo tồn của tuyến trùng trong hạt thóc có thể kéo dài 8 năm. Hạt giống mang tuyến trùng là nguồn bệnh đầu tiên. Các hạt thóc mang nguồn bệnh nhìn không khác các hạt thóc thường.

vào mô cây lấy dinh dưỡng. Cùng với sự phát triển của cây lúa tuyến trùng di chụyển lên trên kí sinh ở đòng và ở bông; về sau chui vào hạt và cuộn tròn trong đó.

Nhiệt độ thích hợp 28OC (13- 48OC).

Chu kỳ phát triển nhanh: 25- 31OC: 3- 6 ngày; 14- 20OC 14- 20 ngày. Tuyến trùng chết ở 54OC trong vòng 10 phút; 44OC trong vòng 4 giờ. Ẩm độ thích hợp: 70- 90%; ẩm độ 100% và mưa ẩm thuận lợi cho sự di chuyển và lây lan của tuyến trùng trên đồng ruộng.

Tuyến trùng di chuyển nhờ nước mưa và nước trong ruộng.

c. Phòng trừ:

- Dùng hạt giống sạch bệnh: Không lấy hạt ở các ruộng bị bệnh, ruộng nằm trong vùng bị bệnh làm giống.

- Xử lý hạt bằng nước nóng và thuốc hóa học . Ngâm hạt ở nước 52- 57OC trong 15 phút.

2. BỆNH TIÊM ĐỌT SẦN (Dityenchus angustus Filipjer)a. Triệu chứng: a. Triệu chứng:

Tuyến trùng gây hại đọt non và mầm của đòng khi đang hình thành làm cho lá đòng và bông sau này trổ không thoát, dị hình, mất màu xanh, hạt lúa bị lép.

b. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển, gây hại:

Do tuyến trùng Ditylenchus angustus Filipjer; họ Tylenchidae; bộ Tylenchida.

Con trưởng thành hình sợi, dài1,4- 1,6mm, rộng 0,04- 0,06mm.

Nhiệt độ thích hợp 25- 27OC; vòng đời 28-30 ngày, phát triển hoàn toàn trên cây thân lúa.

Tuyến trùng bám ngoài tổ chức mô non, dùng kim chích hút để lấy dinh dưỡng.

Lây lan theo nước ruộng từ cây này sang cây khác và từ ruộng này sang ruộng khác.

c. Phòng trừ:

Xử lý hạt giống bằng nước nhiệt độ 51OC trong 20 phút. Chọn giống chống chịu.

Chương 5:

BỆNH HẠI CÂY CÔNG NGHIỆPI. BỆNH HẠI MÍA I. BỆNH HẠI MÍA

1. BỆNH THỐI ĐỎ MÍA (Colletotrichum falcatum)a. Trệu chứng: Bệnh hại trên thân và lá. a. Trệu chứng: Bệnh hại trên thân và lá.

+ Trên lá: Bệnh thường xuất hiện ở gân lá chính. Đầu tiên là một chấm nhỏ

màu đỏ, sau đó lan dần dọc theo gân. Vết bệnh thường có hình bầu dục, màu đỏ, giữa vết bệnh có mầu nhạt hơn. Ẩm độ cao trên vết bệnh xuất hiện các chấm nhỏ, màu đen chính là các đĩa cành. Vết bệnh dài thường làm gân nứt dọc và gãy.

+ Trên thân: Lúc bệnh mới xuất hiện nếu chỉ nhìn bề ngoài không thấy

được vì bệnh phát sinh gây hại trong ruột làm cho ruột đỏ, có khi vết bệnh kéo dài 2- 3 đốt. Mía bị lên men rượu chua, khi đó vỏ ngoài bị mất sắc bóng, tóp nhỏ, có các hạt đen nhỏ li ti trên vỏ đó chính là đĩa cành bào tử. Nếu bị nặng toàn thân khô chết.

b. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển:

Bệnh do nấm Colletotrichum falcatum; họ Melanconiaceae; bộ Melanconiales; lớp nấm bất toàn.

Nấm thích hợp ở điều kiện nhiệt độ 27- 32OC.

Nấm lây lan chủ yếu bằng bào tử vô tính qua vết thương hoặc lổ đục của sâu. Sợi nấm và đĩa cành trên thân lá là nguồn bệnh tồn tại trong tự nhiên.

Bệnh phát sinh trong điều kiện trời nóng ẩm mưa nhiều. Những ruộng bị sâu đục thân nhiều bệnh thường nặng. Bệnh phát triển nhanh từ thời kỳ mía vươn lóng trở đi.

Các giống mía vỏ xanh dễ bị nhiễm hơn các giống mía vỏ vàng, các giống mía vỏ dày, cứng chống bệnh tốt hơn các giống mía vỏ mỏng và mềm.

c. Phòng trừ:

+ Sử dụng giống sạch bệnh.

+ Vệ sinh đồng ruộng, bóc lá kịp thời tạo độ thông thoáng trên đồng ruộng. + Phòng trừ sâu đục thân, thu hoạch bảo quản tốt, tránh chất đống, ứ đọng.

2. BỆNH THAN ĐEN (Ceratostomella paradoxa)a. Triệu chứng: a. Triệu chứng:

Bệnh hại ở thời kỳ trồng hom, mía con và thời kỳ sắp thu hoạch.

Ở hom giống, đầu tiên trên đầu hom cắt có màu hồng nhạt rồi xuất hiện vết đen, trên đó mọc ra lớp nấm mốc đen như than. Ở trên thân, bệnh xâm nhập vào ruột mía làm đen thối, có mùi dứa thối, lâu ngày ruột bệnh chỉ còn lại xơ đen.

b. Nguyên nhân và đặc điểm phát triển bệnh.

+ Bệnh do nấm Ceratostomella paradoxa gây nên.

+ Nấm ký sinh yếu chỉ xâm nhập qua vết thương. Nấm có thể sinh trưởng trong nhiệt độ 13- 34OC, nhưng thích hợp nhất là 28OC. Ở nhiệt độ < 7OC hoặc cao hơn 37 OC nấm hoàn toàn ngừng sinh trưởng.

+ Những ruộng trồng mía liên tiếp, để mía gốc lâu năm, đất thịt bí nước, hom trồng vào lúc gặp nhiệt độ thấp, mầm mía mọc chậm, yếu sẽ bị nhiễm nặng hơn.

+ Sau khi thu hoạch nếu điều kiện cất trữ vận chuyển không tốt, xếp đống chặt, bị ẩm ướt, đọng nước mưa làm bệnh rất dễ lây lan phá hoại làm thối hỏng nhiều, giảm phẩm chất mía chế biến.

+ Nguồn bệnh chủ yếu là dạng sợi nấm và bào tử hậu tồn tại trong mô cây bệnh, hom giống và ở trong đất. Bào tử hậu trong đất có thể sống 4 năm, khi gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm xâm nhập lây bệnh thông qua vết thương.

c. Biện pháp phòng trừ:

+ Chọn hom khỏe không bị bệnh đem trồng, xữ lý hom trước lúc trồng bằng cách ngâm vào nước vôi 2- 3% trong 12 - 24 giờ.

+ Sát trùng hom cất trữ bằng vôi hoặc boocđô.

+ Trồng mía trên đất cao thoát nước, vun luống cao đặc biệt cần trồng đúng thời vụ và vào lúc thuận lợi cho mía mọc mầm nhanh, sinh trưởng mạnh. Nếu trồng trên đất thịt bí, nặng, thoát nước kém thì tăng cường chống úng nhất là giai đoạn mầm non và cây con.

+ Kịp thời nhổ bỏ mầm non bị bệnh đem đốt và rắc vôi bột vào chổ cây đã nhổ. Làm vệ sinh tiêu huỷ tàn dư trên đất sau khi thu hoạch.

Một phần của tài liệu Phần hai: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA doc (Trang 50 - 53)