III. BỆNH HẠI HOA CÚC
a. Triệu chứng bệnh
Bệnh hại tất cả các bộ phận trên mặt đất và hại suốt thời kỳ sinh trưởng, phát triển của lúa.
+ Trên mạ: Vết bệnh trên lá mạ lúc đầu hình bầu dục nhỏ, sau tạo thành hình thoi nhỏ hoặc dạng tương tự hình thoi, màu hồng hoặc màu nâu vàng. Khi bệnh nặng, các vết bệnh
liên kết với nhau làm cho cây mạ héo khô và chết.
+ Trên lá: Đầu tiên
là chấm nhỏ màu xanh lục hoặc mờ vết dầu, sau chuyển màu xám nhạt. Sự phát triển tiếp tục của triệu chứng
bệnh thể hiện khác nhau phụ thuộc vào mức độ phản ứng của cây. Vết bệnh điển hình có hình thoi, màu xám tro ở giữa, bên ngoài có quầng vàng. Trong điều kiện ẩm độ môi trường cao thì có một lớp nấm màu mốc xám đó là cành bào tử và bào tử của nấm.
+ Trên cổ bông, đốt thân: Lúc dầu là một chấm nâu hay nâu đen sau đó lan
dần, vết bệnh càng tiến triển về sau bao quanh đốt thân, cổ bông làm eo thắt lại. Nếu bị sớm làm cho bông bạc; Nếu bị muộn làm cho bông gãy, năng suất giảm.
+ Trên hạt: Vết bệnh không có hình dạng nhất định, có thể là những chấm
đen hay sọc nâu. Bệnh nặng ăn sâu vào trong hạt lúa làm cho hạt gạo bị thâm đen.
b. Nguyên nhân:
Sợi nấm đa bào, không màu hay màu vàng nhạt, phân nhánh kém.
Nấm sinh sản vô tính ngoại sinh cho cành bào tử phân sinh và bào tử phân sinh. Bào tử phân sinh là nguồn lan truyền trên đồng ruộng và tồn tại cho năm sau vụ sau.
Cành bào tử phân hình trụ, đa bào, không phân nhánh, đầu cành thon và hơi gấp khúc, cành bào tử phân sinh thường mọc thành cụm 3- 5 chiếc. Bào tử phân sinh hình quả lê hoặc hình nụ sen, thường có 2- 3 ngăn ngang, không màu, kích thước trung bình của bào tử nấm 19- 23 x 10- 12 µm.
Nấm có tính ký sinh mạnh, thích hợp điều kiện nhiệt độ mát mẻ, ẩm độ cao
Nhiệt độ thích hợp 24- 28OC; ẩm độ > 90%. Bào tử chết ở nhiệt độ 51OC trong vòng 7 phút.
Bào tử chỉ có thể nảy mầm trong điều kiện ẩm độ cao, có giọt nước, bóng tối.
Những ngày trời âm u, lúc sáng, lúc râm bệnh phát sinh, phát triển mạnh. Nấm thích N ở các dạng NO3-, NH4+, các dạng hợp chất có gốc NH2. Nấm thích C ở dạng gluxit như Glucose, Fructose, Mantose,...
Trong quá trình gây bệnh nấm tiết ra hai chất độc đó là axit α-picolinic (C6H5NO2) và piricularin (C18H14N2O3) có tác dụng kìm hãm hô hấp và phân hủy các enzim chứa kim loại của cây.