BỆNH LÚA VON (Fusarium moniliforme Sheld.) a Triệu chứng bệnh:

Một phần của tài liệu Phần hai: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA doc (Trang 38 - 40)

III. BỆNH HẠI HOA CÚC

5. BỆNH LÚA VON (Fusarium moniliforme Sheld.) a Triệu chứng bệnh:

a. Triệu chứng bệnh:

Bệnh gây hại từ giai đọan mạ cho đến khi thu hoạch.

+ Trên mạ: thông thuờng cây cao vống lên so với bình thuờng, lá hơi xanh

vàng, phiến lá thô dày và nhỏ. Diễn biến bệnh làm cho mạ chết lụi trên đồng ruộng.

+ Trên lúa con gái: cây lúa cao hơn bình thường (có trường hợp thấp hơn),

+ Trên hạt: Hạt bị bệnh thường lép lửng, vỏ màu xám. trong điều kiện ẩm

ướt cũng có thể thấy lớp nấm phớt hồng.

Trong điều kiện khô trên đốt thân và vỏ hạt có nhiều chấm nhỏ li ti đó là quả thể của nấm.

b. Nguyên nhân gây bệnh:

Bệnh do nấm Fusarium moniliforme Sheld. gây ra. Giai đoạn hữu tính là Gibberella fujikuroi. Thuộc lớp nấm túi Ascomycetes.

Sợi nấm phân nhánh kém; Nấm sinh sản vô tính cho bào tử phân sinh tồn hai dạng là bào tử nhỏ và bào tử lớn.

Bào tử lớn (Macrospore) hình lưỡi liềm có 4- 5 ngăn ngang, không màu.

Bào tử nhỏ (Microspore) đơn bào, hình trứng hay hình tròn không màu. Sinh sản hữu tính cho ta quả thể bên trong chứa các túi bào tử, mỗi túi chứa 8 bào tử túi. Quả thể màu xanh đem hoặc tím đen dạng hạt chấm đen nhỏ li ti trên bộ phận bị bệnh; bào tử túi không màu, có một vách ngăn ngang, hình bầu dục.

Bào tử phân sinh và bào tử túi là nguồn lan truyền cho năm sau, vụ sau. Nhiệt độ thích hợp 25- 30OC, ẩm độ >80%

c. Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh:

Nguồn bệnh chủ yếu là sợi nấm, bào tử hữu tính trên tàn dư cây bệnh, ở trong đất và hạt giống (phôi hạt). Bào tử phân sinh dạng bào lớn có khả năng tồn tại một thời gian khá dài trong đất (4- 6 tháng).

Bệnh lúa von thường phát sinh ở điều kiện ấm áp. Nhiệt độ thích hợp cho nấm phát sinh, phát triển từ 24- 32OC, ẩm độ cao và ánh sáng yếu.

Các bộ phận dưới của lúa dễ bị nhiễm bệnh hơn các vị trí bẹ lá và đốt thân. Rễ của cây cũng như các bộ phận khác của cây lúa dễ bị nhiễm bệnh ở thời kỳ mạ và lúa con gái.

Bệnh thường phát sinh mạnh ở vụ hè thu, vụ mùa; bệnh phát sinh hầu hết các giống lúa, những giống nào độc canh nếu có bệnh thì diễn biến nhanh và mạnh; cấy mạ cách đêm, dập nát đỉnh chồi thì dễ bị nhiễm bệnh.

Khi gây bệnh nấm tiết ra chất kích thích sinh trưởng và độc tố như Gibberilin A (C22H26O7) và Gibberilin B (C19H22O3) có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây làm cho cây cao vọt lên, ngoài ra còn tiết ra các chất độc tố khác như Gibberilic, Fusarinic. A xit Fusarinic có tác dụng kìm hãm sinh trưởng của cây làm cho cây lùn đi.

d. Phòng trừ:

Diệt nguồn bệnh ở tàn dư rơi rớt trên đồng ruộng.

Chọn giống sạch bệnh; không lấy giống ở những vùng bị bệnh cũng như vùng gần vùng bị bệnh.

Xữ lý hạt giống ở nhiệt độ 54OC hoặc dùng các loại thuốc hóa học như Benlate.

Tránh đứt, dập nát chồi mạ; nhổ bỏ cây bị bệnh trong quá trình làm cỏ sục bùn; bón phân hợp lý cho cây sinh trưởng tốt.

Thường không dùng thuốc hóa học để diệt trừ bệnh von.

Một phần của tài liệu Phần hai: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA doc (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w