BỆNH HẠI BÔNG

Một phần của tài liệu Phần hai: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA doc (Trang 57 - 62)

1. THÁN THƯ BÔNG(Colletotrichum gossypii South.)a. Triệu chứng: a. Triệu chứng:

+ Trên cây con:

Trên lá sò vết bệnh có hình bán nguyệt nếu ở ngoài vào, nếu bị ở giữa vết bệnh hình tròn. Lúc đầu màu xanh giọt dầu sau chuyển màu nâu đen, viền ngoài màu nâu đỏ.

Phần thân sát mặt đất bị bệnh lúc đầu màu nâu nhạt, sau chuyển nâu đen, viền ngoài đỏ, vỏ cây bị nứt ra.

+ Trên cây trưởng thành:

Lá thật xuất hiện vết bệnh tương tự trên lá sò.

Trên thân cành vết bệnh là sọc đen hay nâu đen, thường làm cho thân cành dễ gãy, vỏ cây bị nứt, viền ngoài nâu đỏ.

Quả bị bệnh vết bệnh hình tròn như đồng xu. Quả bị bệnh dẫn đến xơ bông vàng, ngắn, quả không nở.

Khi điều kiện ẩm ướt trên bề mặt vết bệnh xuất hiện một lớp bột màu hồng tươi đó là cành bào tử phân sinh, về sau xuất hiện các hạt hỏ li ti đó là đĩa cành.

b. Nguyên nhân:

Do nấm Colletotrichum gossypii; họ Melanconiaceae; bộ Melanconiales; lớp nấm bất toàn.

Sợi nấm đa bào phân nhánh, lúc đầu không màu sau chuyển màu nâu hoặc màu xám đen.

Sinh sản vô tính cho cành bào tử phân sinh thẳng, không phân nhánh, không màu, xếp trong đĩa cành. Bào tử phân sinh đơn bào, hình ống, không màu, đính trên đỉnh cành.

c. Đặc điểm phát sinh, phát triển:

Nguồn bệnh ban đầu tồn tại trong tàn dư, ở trên hạt giống.

Bào tử phân sinh và sợi nấm là nguồn lây lan và bảo tồn nguồn bệnh trên đồng ruộng.

Nhiệt độ thích hợp 25- 30OC; ẩm độ ≥85%.

Trong điều kiện dinh dưỡng tốt nếu bị bệnh thì diễn biến nhanh gây hại nặng.

Trong điều kiện sương mù, ruộng trũng, ruộng dùng dinh dưỡng không cân đối, gieo hạt quá sâu dễ bị nhiếm bệnh; giống bông nhập nội bệnh gây hại nặng.

d. Phòng trừ:

- Sử dụng giống sạch bệnh.

- Vệ sinh tiêu diệt nguồn bệnh nằm trên tàn dư cây bệnh rơi rớt trên đồng ruộng.

- Gieo bông đúng kỹ thuật, chế độ phân bón hợp lý. - Khi bị bệnh có thể dung thuốc hóa học để phun.

1. BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC ĐEN(Aspergillus niger Van Tiegh).

a. Triệu chứng:

Cổ rễ và gốc thân ngầm sát mặt đất có vết bệnh màu nâu, biểu bì nứt vở, thối mục, cành lá héo cong, mất sắc bóng, hơi xanh vàng, cổ rễ thâm mục, trên vết bệnh bao phủ một lớp nấm mốc đen, nhổ cây dễ đứt, bó mạch hóa nâu.

b. Nguyên nhân:

Do nấm Aspergillus niger gây hại; họ Aspergillaceae; bộ Plectascales, lớp nấm túi.

Sợi nấm đa bào màu vàng nâu. Sinh sản vô tính cho cành bào tử phân sinh đơn bào, không màu, ở đỉnh cành phình to hình cầu màu xám, trên đó mọc ra nhiều cuống nhỏ đâm tia, màu nâu, sinh ra từng chuổi bào tử phân sinh đơn bào.

Sinh sản hữu tính cho bào tử túi; bào tử túi đơn bào hình bầu dục, màu nâu đen.

Hai bào tử là nguồn lây lan từ vụ này sang vụ khác và lây lan trên đồng ruộng.

c. Đặc điểm phát sinh, phát triển:

Nguồn bệnh nằm trong tàn dư cây bệnh rơi rớt trên đồng ruộng, nằm trong đất.

Nhiệt độ thích hợp 25- 30OC; ẩm độ ≥80%

Chân đất trũng, đất bị đóng váng sau khi mưa bệnh dễ phát sinh.

Chân đất bạc màu, cát; bón phân chuồng chưa hoai mục diễn biến bệnh nhanh, tác hại lớn.

Giai đoạn phù hợp nhất là giai đoạn ra hoa đâm tia.

d. Phòng trừ:

Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây bệnh, Đất trồng phải thoát nước sau khi mưa,

Luân canh cây trồng

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không bón phân chuồng chưa hoai mục, không sử dụng tàn dư năm trước.

Phát hiện sớm có thể dùng thuốc hóa học phun vào gốc.

Khi cây bệnh nặng đem nhổ bỏ và sát trùng đất bằng nước vôi hoặc thuốc hóa học.

2. BỆNH HÉO RŨ GỐC MỐC TRẮNG(Sclerotium rolfsii Sacc)a. Triệu chứng: a. Triệu chứng:

Cây bệnh héo rũ, xanh vàng hoặc hơi vàng, cổ rễ và thân ngầm bị bệnh có vết bệnh màu nâu thối mục, khô xác, nhổ cây lên cây dễ dứt gốc. Trên gốc cây bệnh mọc một lớp nấm trắng đâm tia lan rộng ra cả mặt đất, hình thành nhiều hạch nấm hình tròn nhỏ như hạt cải màu trắng về sau có màu nâu.

b. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển:

Do nấm Sclerotium rolfsii Sacc Thuộc nhóm nấm trơ gây hại.

Sợi nấm trắng, hạch non màu trắng, hạch già màu nâu, hình tròn, nhẵn. Là loại ký sinh đa thực phá hoại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. Nấm xâm nhập trực tiếp qua biểu bì hoặc qua vết thương xây xát.

Nguồn bệnh tồn tại trên tàn dư cây bệnh, trong phân rác, trong hạt giống, Bệnh phát sinh ở điều kiện nhiệt độ tương đối cao, ẩm ướt, cây sinh trưởng kém, trên tàn dư chưa hoai mục.

c. Phòng trừ:

Vệ sinh đồng ruộng, dọn sạch tàn dư cây bệnh, luân canh cây trồng hợp lý.

Đất trồng phải thoát nước sau khi mưa,

Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không bón phân chuồng chưa hoai mục, không sử dụng tàn dư năm trước.

Phát hiện sớm có thể dùng thuốc hóa học phun vào gốc.

Khi cây bệnh nặng đem nhổ bỏ và sát trùng đất bằng nước vôi hoặc thuốc hóa học.

3. ĐỐM LÁ LẠC (đốm nâu và đốm đen)

a. Triệu chứng:

+ Đốm nâu: Bệnh hại chủ yếu ở lá, mặt trên có các vết bệnh hình tròn kích

thước 1- 10 mm, vết bệnh có màu vàng nâu, xung quanh có quầng vàng rộng, trên vết bệnh thường có lớp mốc xám, mặt dưới lá có màu nhạt hơn.

+ Đốm đen: Vết bệnh hình tròn, kích thước 1- 5 mm, màu đen nâu, thể hiện

rõ ở cả hai mặt lá, xung quanh không có hoặc ít khi có quầng vàng nhỏ.

b. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển:

Đốm đen do nấm Cercospora personata; Đốm nâu do nấm Cercospora arachidicola gây nên; họ Dematiceae; bộ Moniliales; nhóm nấm bất toàn.

Cercospora arachidicola: Cành bào tử phân sinh đâm thẳng, màu nâu

nhạt, thường không có ngăn ngang, (đôi khi có 1- 2 ngăn). Bào tử phân sinh hình dùi trống, thẳng, có 4- 14 ngăn ngang, không màu.

Cercospora personata: Cành bào tử phân sinh màu sẫm hơn. Bào tử phân

sinh hình bầu dục hoặc hình trụ, một đầu hơi thon, có 3- 5 ngăn ngang. Nhiệt độ thích hợp 27- 30OC; ẩm độ không khí > 80%.

Bệnh phát triển mạnh trên ruộng nghèo dinh dưỡng.

Bệnh thường xuất hiện từ giai đoạn ra hoa trở về sau, càng về già lạc càng bị bệnh nặng.

Bệnh xuất hiện tất cả các vụ nhưng nặng nhất là vụ xuân hè hay giai đoạn cuối vụ đông xuân; chân đất nghèo, bạc màu dễ bị bệnh và bệnh phát sinh, phát triển nhanh.

Cây trồng suy dinh dưỡng, sinh trưởng, phát triển kém là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

d. Phòng trừ:

Chủ yếu là điều kiện canh tác và lưu tâm chế độ dinh dưỡng đối với lạc ứng với các giai đoạn sinh trưởng của cây.

Có thể dùng thuốc hóa học khi cây bị bệnh cần thiết.

4. HÉO TŨ TÁI XANH XANH LẠC(Pseudomonas solanacearum Smith)a. Triệu chứng: a. Triệu chứng:

Là một bệnh hại khá nghiêm trọng trên lạc. Bệnh hại nặng vào giai đoạn ra hoa đâm tia. Những ngày đầu cây lạc héo vào ban ngày, buổi sáng sớm xanh trở lại về sau cây héo không hồi phục.

b. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển:

Do vi khuẩn Pseudomonas solanacearum gây hại (xem héo rũ tái xanh cà chua).

Nguồn bệnh có thể tồn tại trong đất, trong tàn đư cây bệnh, trên các cây ký chủ phụ, trên hạt giống, phân bón.

Trên ruộng trồng độc canh nhiều vụ bệnh nặng. Trên ruộng bón phân không hoai mục bệnh nặng.

c. Phòng trừ:

Luân canh cây trồng hợp lý,

Vệ sinh đồng ruộng, cày bừa sâu lấp nguồn bệnh, lưu tâm đến nguồn phân bón, chế độ nước tưới,...

Một phần của tài liệu Phần hai: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA doc (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w