BỆNH BẠC LÁ LÚA (Xanthomonas oryzae Dowson)

Một phần của tài liệu Phần hai: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA doc (Trang 44 - 46)

III. BỆNH HẠI HOA CÚC

1.BỆNH BẠC LÁ LÚA (Xanthomonas oryzae Dowson)

Là một bệnh khá nghiêm trọng ở hầu hết các vùng trồng lúa. Ở Việt nam bệnh phá hoại nặng trên các giống lúa nhập nội có năng suất cao cấy trong vụ chiêm xuân đặc biệt là vụ mùa.

Tùy theo giai đoạn hại khác nhau mà thiệt hại của bệnh khác nhau.

a. Triệu chứng:

Bệnh bạc lá phát sinh phá hoại suốt thời kỳ sinh trưởng của cây lúa, nhưng triệu chứng điển hình là giai đoạn lúa đẻ nhánh đến trổ.

Trên mạ triệu chứng không đặc trưng và dễ nhầm lẫn với khô đầu lá do sinh lý. Ở mép lá, mút lá có những vệt với độ dài ngắn khác nhau, có màu xanh vàng, nâu bạc rồi khô xác.

Trên lúa, vết bệnh từ mép lá, mút lá lan dần vào trong phiến lá hoặc kéo dài theo gân chính (có khi từ giữa phiến lá lan rộng ra). Vết bệnh lan rộng theo đường gợn sóng màu vàng, mô bệnh xanh tái, vàng lục, lá nâu bạc, khô xác. Thông thường ranh giới giữa mô bệnh và mô khỏe khá rõ ràng.

Trong điều kiện nhiệt độ, ẩm độ cao trên bề mặt vết bệnh dễ xuất hiện những giọt dịch vi khuẩn hình tròn nhỏ có màu vàng đục, khi keo rắn cứng có màu nâu hổ phách. Bằng phương pháp giọt dịch có thể chẩn đoán nhanh và khá chính xác bệnh bạc lá lúa.

b. Nguyên nhân gây bệnh:

Do vi khuẩn Xanthomonas oryzae Dowson gây ra.

Vi khuẩn có dạng hình gậy hai dầu hơi tròn, có một lông roi ở một đầu, kích thước 1- 2 x 0,5- 0,9µm.

Khi nuôi cấy khuẩn lạc hình tròn có màu vàng, trơn, rìa nhẵn, háo khí, nhuộm gram âm.

Nhiệt độ thích hợp 26- 30OC, tối thiểu 0- 5OC, tối đa 40OC, nhiệt độ chết 53OC.

Ẩm độ ≥ 80%.

pH 5,7- 8,5, thích hợp nhất là 6,8- 7,2.

Đặc điểm xâm nhập: vi khuẩn xâm nhập qua lổ hở tự nhiên, qua vết thương xây xát.

c. Đặc điểm phát sinh, phát triển:

Nguồn bệnh chủ yếu tồn tại ở hạt giống và các tàn dư cây bệnh, ngoài ra còn tồn tại ở dạng viên keo vi khuẩn, trên cỏ dại.

Bệnh thường phát sinh, phát triển mạnh ở vụ hè thu và cuối vụ đông xuân trên những giống cấy muộn.

Bệnh phát triển mạnh vào giai đoạn lúa làm đòng đến chín sữa.

Nếu điều kiện nhiệt độ đảm bảo cho bệnh phát triển thì ẩm độ và lượng mưa lớn có ý nghĩa quyết định đến mức độ bị bệnh. Mưa có tác dụng làm cho số lượng keo vi khuẩn được hình thành nhiều, mặt khác tạo vết thương cơ giới giúp cho vi khuẩn xâm nhập được dễ dàng.

Bệnh phát sinh phát triển mạnh trên các chân ruộng bón phân không cân đối nhất là bón đạm vô cơ nhiều.

Chân đất trũng, đất nhiều mùn, lúa bị bóng cây che thì bệnh phát triển mạnh hơn.

Nhìn chung các giống lúa đều nhiễm bệnh bạc lá nhưng giống nhập nội dễ bị bạc lá hơn. Một số giống ở nước ta đã được xác định là có khả năng kháng bệnh bạc lá như: X , X ,..

d. Biện pháp phòng trừ:

Phòng là chủ yếu, trừ diệt hạn chế. Áp dụng một hệ thống phòng trừ tổng hợp.

- Dùng giống chống bệnh và giống sạch bệnh.

- Điều khiển sự sinh trưởng của cây tránh giai đoạn lúa làm đòng, trổ trùng với những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển.

- Bón phân đúng kỹ thuật, đúng giai đọan.

- Điều chỉnh mực nước thích hợp trong ruộng (5- 10 cm), nếu lúa chớm bị bệnh thì có thể rút nước để khô ruộng 2- 3 ngày nhằm làm hạn chế sự sinh trưởng của cây.

- Tiêu diệt nguồn bệnh trên đồng ruộng, xử lý đất.

- Khi cần thiết có thể dùng thuốc hóa học để hạn chế bệnh, như vôi, Kasuran 0,1- 0,2%; Sankel 1/200,... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phần hai: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA doc (Trang 44 - 46)