BỆNH VIRUS

Một phần của tài liệu Phần hai: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA doc (Trang 25 - 28)

1. BỆNH TRITEZA HẠI CAM CHANH:a. Triệu chứng: a. Triệu chứng:

Bệnh làm cho lá cam chanh mất sắc bóng bình thường, có khi lá chuyển sang màu vàng nhạt, lá nhỏ, dày, hơi cong, mọc thẳng. Sau một thời gian bị bệnh cam bị rụng lá, toàn bộ cây còi cọc. Trên thân cây bị bệnh có vết lõm ở thân và cành. Cây bị bệnh thường ra quả sớm nhưng thường bị rụng sớm, vỏ quả xanh vàng, nước quả nhạt. Trên phần gốc và thân sát mặt đất bị bệnh rễ tơ thường thối mục.

b. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển:

- Do virus gây ra. Virus hình sợi mềm, rất dài; Virus có nhiều chủng khác nhau về tính độc.

- Bệnh được truyền bởi rệp, mắt ghép, cành chiết, hom giống; virus không truyền qua hạt giống.

c. Phòng trừ:

- Nghiên cứu sử dụng giống chống chịu bệnh.

- Sử dụng giống sạch bệnh (hiện nay dùng phương pháp vi ghép để tạo hàng loạt giống sạch bệnh), diệt môi giới ngăn chặn lây lan bệnh trên đồng ruộng.

2. VIRUS HẠI ĐU ĐỦ:

Virus hại đu đủ là một trong những nhóm bệnh gây hại nghiêm trọng trong các vườn trồng đu đủ. Có nhiều loại virus gây hại khác nhau, có thể gây quắt ngọn, có thể gây khảm,..

*. Bệnh đốm hình nhẫn do do virus PRSV (Papaya Ring Spot Virus).

- Bệnh gây ra triệu chứng đốm hình nhẫn và khảm loang lổ trên lá, thân, cành và quả.

- Bệnh lây lan bằng hai con đường đó là bằng con đường tiếp xúc cơ học và bằng côn trùng môi giới theo kiểu truyền không bền vững. Nhóm côn truyền bệnh thộc họ Aphidideae.

- Hiện nay chưa có giống nào có khả năng chống bệnh, qua thí nghiệm chỉ cho thấy giống số 12, Tainung của Đài loan trồng ở Đồng bằng sông Hồng có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn các giống khác.

*. Bệnh khảm lá do virus PMV (Papaya Mosai Virus).

- Bệnh gây hiện tượng khảm lá cây, lá bị bệnh ít khi biến dạng. Cây bị bệnh quả nhỏ, chùm quả thường có một số quả chảy nhựa thâm xanh thành vệt dọc; có nhiều vết dọc thâm xanh chạy dọc theo chiều dài của thân cành.

- Virus truyền lan bằng con đường tiếp xúc cơ học.

- Thường xuyên kiểm tra để sớm loại bỏ cây bệnh, - Diệt môi giới truyền bệnh.

3. VI RUS HẠI CHUỐI:

*. Bệnh chùn đọt chuối.

Là bệnh gây hại phổ biến và quan trọng đối với các nước trồng chuối cũng như nước ta.

a. Triệu chứng:

Cây bị bệnh lá xanh đậm, mép lá vàng nhạt, bẹ lá xếp sít nhau, gân lá nổi rõ,.. Nếu bị bệnh giai đoạn cây con làm cho cây còi cọc không thể ra buồng; nếu bị giai đoạn chuẩn bị trổ buồng thì cây ngừng lớn, các lá ngọn xanh đậm, dựng đứng, khó trổ buồng, nếu trổ buồng thì quả ít, quả bé, vị nhạt.

b. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển:

- Bệnh do virus BBTV (Banana Bunchytop Virus) gây hại.

- Bệnh truyền lan có thể qua sinh sản vô tính hoặc qua môi giới truyền bệnh đó là rệp Pentalonia nigronervosa theo kiểu truyền bền vững, bệnh không truyền qua con đường tiếp xúc cơ học.

- Bệnh phát triển mạnh trên vườn chuối lâu năm, trên vùng đất xấu, chăm sóc kém; trên đất đồi đất chua, đất thịt bệnh phá hoại nặng hơn trên đất cát pha, đất phù sa ven sông.

Chuối tiêu, chuối trung tiêu nhiễm bệnh nặng hơn chuối tây, chuối lá, chuối ngự.

c. Phòng trừ:

- Chủ yếu là chọn giống sạch bệnh. Đào bỏ những khóm có cây nhiễm bệnh. Chăm sóc vườn chuối tốt, tỉa bỏ lá già, để chồi hợp lý nhằm tạo độ thông thoáng trong vườn chuối.

- Khi rệp xuất hiện phun trừ diệt môi giới truyền bệnh.

Chương 3:

BỆNH HẠI HOA - CÂY CẢNHI. BỆNH HẠI HOA HỒNG I. BỆNH HẠI HOA HỒNG

1. BỆNH PHẤN TRẮNG (Sphaerotheca pannosa var. rosae)a. Triệu chứng: a. Triệu chứng:

Bệnh hại trên lá non, chồi non; bệnh nặng hại cả trên thân, cành, nụ hoa. Bệnh làm cho lá biến dạng, khô, rụng; thân khô, nụ ít, hoa không nở, thậm chí có thể chết cây.

b. Nguyên nhân:

Bệnh do nấm Sphaerotheca pannosa gây hại. Họ Erysiphaceae, bộ Erysiphales, lớp nấm túi. (xem bệnh phấn rắng bầu bí)

c. Đặc điểm phát sinh, phát triển (xem bệnh phấn tắng bầu bí):

Bệnh hại nặng trên giống hồng Đà lạt. Các giống hồng khác bệnh nhẹ hơn d. Phòng trừ: (xem bệnh phấn trắng bầu bí).

2. MỘT SỐ BỆNH HẠI KHÁC DO NẤM:

+ Bệnh Thán thư (Colletotricum sp.)

Bệnh thường hại trên các lá bánh tẻ, lá già. Vết bệnh thường có dạng hình tròn nhỏ, ở giữa vết bệnh màu xám hơi lõm, xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc màu đen. Trên mô bệnh về sau xuất hiện các hạt nhỏ li ti màu đen đó là các đĩa cành.

+ Bệnh đốm mắt cua (Cercospora rosae).

+ Bệnh đốm vòng (Alternaria rosae).

Một phần của tài liệu Phần hai: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA doc (Trang 25 - 28)