III. BỆNH HẠI HOA CÚC
4. BỆNH KHÔ VẰN (Phizoctonia solani Palo)
Là bệnh phân bố khá rộng ở tất cả các nước trồng lúa trên thế giới. Cây lúa có thể bị giảm năng suất 20- 25% khi bệnh phát triển đến lá đòng (Hori, 1969).
Trong các loại bệnh gây hại lúa ở nước ta bệnh khô vằn được xếp nghiêm trọng thứ hai sau bệnh đạo ôn. Là loại bệnh gây hại chủ yếu trên lúa hè thu và lúa mùa.
a. Triệu chứng:
Bệnh xuất hiện ở thời kỳ lúa đẻ rộ, đứng cái, làm đòng cho đến chín. Bệnh hại ở bẹ lá, phiến lá và cổ bông. Các bẹ lá sát mặt nước hoặc bẹ lá già ở dưới gốc thường là nơi phát sinh bệnh đầu tiên.
Vết bệnh ban đầu thường là vết đốm hình bầu dục màu lục tối hay xám nhạt sau lan rộng ra làm thành từng đám vằn da hổ màu xám lục đến xám trắng, bệnh nặng lá khô lụi, lúa khó trổ, hạt lép.
Trên cổ bông vết bệnh kéo dài bao quanh cổ bông, hai đầu vết bệnh có màu xám loang ra, phần giữa vết bệnh màu lục sẫm, co tóp lại.
Trên các vết bệnh đều có hình thành hạch nấm màu nâu hình tròn dẹt hoặc hình bầu dục, hạch nấm dễ dàng rơi khỏi vết bệnh và nổi trên mặt nước. Đây là nguồn bệnh lan
truyền trên đồng ruộng và tồn tại cho năm sau, vụ sau.
b. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển:
+ Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Palo gây ra; giai đoạn hữu tính có tên gọi là Pellicularia sasakii Shirai = Corticium sasakii. Nấm là loại bán ký sinh, có tính chuyên hóa rộng.
Nhiệt độ thích hợp cho nấm sinh trưởng là 28- 32OC; <10OC hoặc >38OC nấm ngừng sinh trưởng. Hạch nấm hình thành nhiều ở nhiệt độ 30- 32OC; khi tO<12OC hoặc tO >40OC nấm không hình thành hạch.
c. Đặc điểm phát sinh, phát triển
Nguồn bệnh chủ yếu là hạch nấm ngoài ra còn có sợi nấm.
Nguồn bệnh tồn tại chủ yếu trên tàn dư cây bệnh, gốc rơm rạ, trong đất. Hạch nấm có thể sống một thời gian dài sau khi thu hoạch; thậm chí trong điều kiện ngập nước vẫn có thể có 30% số hạch giữ được sức sống, nảy mầm thành sợi nấm xâm nhập gây hại cho vụ sau.
Bệnh phát sinh mạnh trong điều kiện nhiệt độ và ẩm độ cao. Nhiệt độ 24- 32OC, ẩm độ bảo hòa hoặc lượng mưa cao thì bệnh phát sinh, phát triển mạnh, tốc độ lây lan nhanh.
Mức độ bị bệnh khác nhau ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau của lúa. Bệnh ít khi xuất hiện ở giai đoạn mạ và giai đoạn lúa đẻ nhánh. Bệnh nặng từ khi lúa trổ đến chín.
Bệnh liên quan đến chế độ nước trong ruộng cũng như chế độ phân bón. Bón nhiều đạm, bón thúc đòng nhiều đạm sẽ bị bệnh nặng. Cấy quá dày bệnh cũng phát triển.
Các giống lúa hiện nay đều nhiễm nặng đến trung bình, chưa có giống nào có khả năng chống chịu khá.
d. Phòng trừ:
Tiêu diệt nguồn bệnh trong đất bằng cách cày sâu vùi lấp hạch nấm, dọn sạch các tàn dư cây trồng bị bệnh.
Gieo cấy đúng thời vụ, bảo đảm mật độ hợp lý, chế độ nước, phân bón hợp lý, tránh bón đạm tập trung giai đoạn làm đòng.
Điều tra phát hiện kịp thời
+ Biện pháp trừ:
Sử dụng thuốc hoá học (Validamycin, Anvil,..). Lưu ý khi sử dụng thuốc hóa học đó là phải phun tiếp xúc với tầng lá dưới của cây kết hợp rút cạn nước trên ruộng.
Sử dụng chế phẩm nấm Trichoderma trong điều kiện có thể.