BỆNH HẠI PHONG LAN

Một phần của tài liệu Phần hai: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA doc (Trang 28 - 30)

1. BỆNH ĐEN THÂN CÂY CON (Fusarium oxysporum)

a. Triệu chứng:

Vết bệnh xuất hiện ở gốc thân hoặc cổ rễ có màu nâu, sau lớn dần làm khô tóp đoạn thân gần gốc và cổ rễ, thân và gốc có màu đen. Các lá phía trên chuyển sang màu vàng, cong queo, dị hình.

Cây con thường chết sau 2- 3 tuần nhiễm bệnh. Những cây bị bệnh trong căn hành thường có một dải màu tím hoặc màu hồng nhạt.

b. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển:

Do nấm Fusarium oxysporum gây ra (xem bệnh héo vàng cà chua). Bệnh hại ở tất cả các giống lan; hại nặng trên giống Dendrobium.

c. Phòng trừ:

Sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ nguồn bệnh và chữa trị khi cây mới chớm bị bệnh.

Bón phân hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển tốt tránh hiện tượng cây bị bệnh sinh lý là tiền đề cho bệnh truyền nhiễm phá hoại.

2. BỆNH ĐỐM LÁ (Cercospora sp.)

a. Triệu chứng:

Vết bệnh thường có hình thoi hoặc hình tròn nhỏ, đường kính trung bình 1mm, màu xám nâu, xuất hiện ở mặt dưới lá. Bệnh nặng làm lá vàng, chóng rụng, cây cằn cỗi, sinh trưởng kém.

b. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển:

Do nấm Cecospora sp. gây hại; họ Dematiaceae; bộ Moniliales; lớp nấm bất toàn.

Sợi nấm đa bào, màu hơi vàng. Sinh sản vô tính ngoại sinh cho cành bào tử phân sinh, cành bào tử phân sinh phân nhánh kém, bào tử phân sinh hình dùi trống màu vàng nâu.

Nhiệt độ thích hợp 27- 30OC, ẩm độ ≥80%, dinh dưỡng kém bệnh nặng. Bệnh hại phổ biến trên giống lan Oncidium và Dendrobium.

Cây trồng suy dinh dưỡng, sinh trưởng, phát triển kém tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh.

c. Phòng trừ:

Chú ý chế độ dinh dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, phát triển tốt.

Lưu ý nguồn nước tưới.

Sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.

3. BỆNH THÁN THƯ (Colletotrichum gloeosporiodes)

a. Triệu chứng:

Vết bệnh thường hình tròn nhỏ, màu nâu vàng, vết bệnh có thể xuất hiện từ mép lá, chót lá hay ở giữa phiến lá, kích thước 3- 6mm, giữa vết bệnh hơi lõm màu xám trắng, xung quanh có viền nâu đỏ, trên mô bệnh có nhiều chấm nhỏ, màu đen đó là đĩa cành của nấm.

b. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển:

c. Phòng trừ:

Chú ý chế độ nước tưới tránh lây lan nguồn bệnh từ nơi này sang nơi khác,

Cắt bỏ những phần lá bị bệnh, dùng thuốc hóa học phun phòng trị bệnh.

4. BỆNH THỐI ĐEN NGỌN (Phytophthora palmivora)

a. Triệu chứng:

Vết bệnh ban đầu là một điểm nhỏ hình dạng bất định, ủng nước, màu nâu đen. Bệnh hại chủ yếu trên lá non, ngọn và chồi cây lan, làm đỉnh chồi bị thối nhũn, lan dần xuống phía dưới làm lá và cuống lá bị thối, lá dễ rụng.

b. Nguyên nhân và đặc điểm phát sinh, phát triển:

Do nấm Phytophthora palmivora. (xem bệnh mốc sương cà chua)

c. Phòng trừ:

Xem một số bệnh sương mai hại trên các cây trồng khác.

5. THỐI HẠCH (Sclerotium rolfsi).

6. ĐỐM VÒNG CÁCH HOA (Alternaria sp).

7. BỆNH THỐI NÂU DO VI KHUẨN (Erwinia carotovora).

8. BỆNH THỐI MỀM VI KHUẨN (Pseudomonas galdioli).

Một phần của tài liệu Phần hai: BỆNH CÂY CHUYÊN KHOA doc (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w