Nhóm chứng:

Một phần của tài liệu Nhận xét kết quả điều trị hội chứng thận hư tiên phát kháng corticosteroid tại khoa thận tiết niệu bệnh viện nhi trung ương (Trang 43 - 111)

24 Ngô Thị Hiề nT Nữ 12 Thanh Hóa 10

2.1.2Nhóm chứng:

Gồm các bệnh nhân được chẩn đoán HCTH thể nhạy cảm corticosteroid nhập viện trong khoảng thời gian nghiên cứu. Đó là các bệnh nhân HCTH sau 4 tuần điều trị prednisolon liều tấn công (2mg/kg/ngày) thì protein niệu âm tính [19].

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Cỡ mẫu của mỗi nhóm được tính theo công thức:

Vậy số lượng bệnh nhân nhóm bệnh = 64 và nhóm chứng = 68 trong nghiên cứu của chúng tôi là đáp ứng yêu cầu.

- Đối với mục tiêu II: nghiên cứu mô tả với cỡ mẫu thuận lợi. - Nghiên cứu được tiến hành theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1. Tóm tắt quá trình nghiên cứu

Các chỉ số nghiên cứu:

+ Chỉ số nhân trắc: tuổi, giới, nơi sinh (thành phố sẽ bao gồm các trẻ sống ở các thành phố và các thị xã), tiền sử mắc bệnh nhiễm trùng, hỏi chế độ ăn.

+ Lâm sàng: cân, đo chiều cao, đo huyết áp (đo tối thiểu 2 lần và với

cỡ băng huyết áp phù hợp với từng trẻ) và phân loại cao HA theo tuổi và giới và được đo tối thiểu 3 lần, đo số lượng nước tiểu 24 giờ,màu sắc, khám phù, phân loại mức độ phù theo ISKDC.

1,962

n ≥ x p x (1- p). Thay số với m= 0,075, p= 0,1 → n ≥ 62 m2

- Đánh giá mức độ phù khi vào viện: so sánh cân nặng khi vào viện với cân nặng lúc hết phù:[19]

+ Không phù: khám lâm sàng không thấy phù, cân nặng không thay đổi. + Phù nhẹ: bệnh nhân phù mặt và chân, cân nặng tăng nhỏ hơn 10% trọng lượng cơ thể.

+ Phù vừa: bệnh nhân phù rõ, thoạt nhìn đã thấy, cân nặng tăng từ 10 - 20% trọng lượng cơ thể.

+ Phù nặng: cân nặng tăng trên 20% trọng lượng cơ thể kèm theo tràn dịch đa màng như màng bụng, màng phổi, phù hạ nang (ở trẻ trai)

- Mức độ tăng huyết áp theo chiều cao và giới [67]:

Bình thường: <90 độ bách phân ( percentile)

Tăng huyết áp giới hạn: Từ 90 độ bách phân ( percentile) đến 95 độ bách phân ( percentile)

Tăng huyết áp xác định: Từ 95 độ bách phân ( percentile) đến 99 độ bách phân vị + 5mmHg.

Tăng huyết áp đe dọa: > 99 độ bách phân ( percentile) + 5 mmHg - Đánh giá tình trạng đái máu:

+ Đái máu đại thể: là tình trạng nước tiểu có máu mà bằng mắt thường cũng thấy được.

+ Đái máu vi thể: nước tiểu có máu nhưng bằng mắt thường thì không thể phát hiện ra mà chẩn đoán nhờ làm xét nghiệm thấy có hồng cầu trong nước tiểu.

- Triệu chứng ngoài thận: triệu chứng nhiễm trùng, da, niêm mạc, thiếu máu, xuất huyết, thần kinh (co giật…), các triệu chứng khác: như gan to, lách to…

- Đánh giá một số biến chứng của HCTH (các chẩn đoán dưới đây được xác định là biến chứng khi những triệu chứng này không xuất hiện lúc bệnh nhân vào viện mà chúng xuất hiện trong và sau khi điều trị):

+ Nhiễm trùng đường tiết niệu: bệnh nhân sốt cao, rét run, ở trẻ sơ sinh có thể không sốt; đái ít; đái buốt hoặc đái nước tiểu đục như mủ.

+ Viêm phúc mạc tiên phát: bệnh nhân sốt, đau bụng, nôn, ỉa chảy, cảm ứng phúc mạc. Không tìm thấy dấu hiệu của một bệnh cấp cứu về bụng. Nước màng bụng đục như mủ, hoặc trong trường hợp hơi vẩn đục thì phản ứng Rivalta (+).

+ Các nhiễm trùng khác như viêm phổi, viêm mô tế bào…

- Các xét nghiệm cận lâm sàng:

Creatinin máu làm theo phương pháp Jaffe kinetic (không khử tạp) trên máy HITACHI 717 tại khoa sinh hóa.

*Mức lọc cầu thận tính theo công thức Swcharzt [74] h(cm)*k Clearance creatinine = Cre máu(µmol/l) + Hệ số k: Trẻ sơ sinh < 2.5 kg: k =29,1 Trẻ sơ sinh ≥ 2.5 kg: k = 39,7 Trẻ < 2 tuổi: 40. Trẻ từ 2-21 tuổi nữ: k = 48,6. Trẻ nam 2-12 tuổi: k =48,6. Trẻ nam 12-21 tuổi: k = 61,7. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

*Chẩn đoán giai đoạn suy thận theo độ thanh thải Creatinine [46]: + Bình thường: ≥ 90 ml/phút/1,73m2 cơ thể.

+ Suy thận giai đoạn 1: 60-89 ml/phút/1,73m2 cơ thể. + Suy thận giai đoạn 2: 30- 59 ml/phút/1,73m2 cơ thể. + Suy thận giai đoạn 3: 20-29ml/phút/1,73m2 cơ thể. + Suy thận giai đoạn 4:10-19 ml/phút/1,73m2 cơ thể. + Suy thận giai đoạn 5: < 10ml/phút/1,73m2 cơ thể.

*Ure: được làm bằng phương pháp Enzym UV, máy Olympus AU.400 tại khoa sinh hóa.

*Các xét nghiệm:

Protein máu, albumin máu, cholesteron, điện giải đồ được thực hiện máy Olympus AU.400 tại khoa sinh hóa bệnh viện nhi Trung ương.

Protein toàn phần máu và Albumin máu được phân tích thành giảm ở ngưỡng thận hư (Protein toàn phần máu < 56 g/l và ≥ 56 g/l)

*Xét nghiệm công thức máu được đọc trên máy CelltacE-Beckman Counter tại khoa huyết học bệnh viện Nhi Trung Ương [ ]

+ Thiếu máu khi Hb < 11 g/dl

Thiếu máu nhẹ: 9 g/dl ≤ Hb <11 g/dl Thiếu máu vừa: 6 g/dl ≤ Hb <9 g/dl Thiếu máu nặng: Hb < 6 g/dl

*Lấy nước tiểu 24h:

Nước tiểu được lấy trong 24 giờ và dùng nước chống thối bằng dung dịch HgCl, bệnh nhân được cân và đo thể tích nước tiểu của ngày hôm thu thập nước tiểu.

Protein niệu định lượng: Được pha với dung dịch trichloracetic 5%, đo độ

đục bằng máy quang phổ T60 của Mỹ và được thực hiện tại khoa sinh hóa. Protein niệu 24h (mg) x V(lit)

Protein niệu 24h (mg/kg/24h) =

V: Thể tích nước tiểu thu thập 24 giờ.

P: Trọng lượng bệnh nhân ngày làm xét nghiệm.

* Dựa vào protein niệu để chia kết quả điều trị thành 3 loại: [19]

+ Thuyên giảm hoàn toàn: bệnh nhân hết phù, protein niệu âm tính hoặc vết (xét nghiệm trong 3 ngày liền)

+ Thuyên giảm một phần: protein niệu giảm, còn < 50mg/kg/24h. + Thất bại: protein niệu vẫn cao ≥ 50mg/kg/24h.

- HCTH được gọi là tái phát nếu trước đó bệnh nhân đã thuyên giảm nay xuất hiện lại protein niệu. [19]

* Tế bào niệu: soi tươi tại khoa huyết học bằng kính hiển vi vật kính 10 và 40. Kết quả:

Từ <5 Hồng cầu (Bạch cầu)/vi trường: Rải rác Từ 5-10 Hồng cầu (Bạch cầu)/vi trường: (+). Từ 10-20 Hồng cầu (Bạch cầu)/vi trường: (++). Từ >20 Hồng cầu (Bạch cầu)/vi trường: (+++).

2.3. Công cụ thu thập thông tin

Mẫu bệnh án nghiên cứu thống nhất, bệnh án xây dựng trên cơ sở những bộ câu hỏi và các bảng kiểm (phần phụ lục)

2.4. Xử lý số liệu

- Số liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.

- Sử dụng các test thống kê: T- test, 2, ANOVA test, Fisher test… - Tính yếu tố liên quan bằng tỷ suất chênh OR với độ tin cậy 95% CI.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1. Tần suất gặp HCTH kháng corticosteroid:

Từ 01/01/2008 đến 31/12/2010 chúng tôi nhận thấy trong số 614 bệnh nhân HCTH nhập viện điều trị tại khoa Thận bệnh viện Nhi Trung ương thì có 64 bệnh nhân được chẩn đoán HCTH kháng corticosteroid, chiếm tỷ lệ 10,4%.

3.1.2. Phân bố theo tuổi:

Biểu đồ 3.1: Phân bố bệnh nhân HCTH kháng corticosteroid theo nhóm tuổi

Nhận xét:

Tuổi trung bình của nhóm HCTH kháng thuốc trong nghiên cứu của chúng tôi là 6,64 ± 4,3. Trong đó thấp nhất là 13 tháng tuổi, cao nhất là 17 tuổi. Hai nhóm tuổi thường gặp nhất là 2→< 5 tuổi và 5 →10 tuổi, mỗi nhóm chiếm 29,7%. Nhóm > 10 tuổi cũng chiếm một tỷ lệ khá cao là 26,4%. Nhóm < 2 tuổi ít gặp hơn chỉ chiếm có 14,2%.

3.1.3. Phân bố theo giới

Biểu đồ 3.2: Phân bố bệnh nhân HCTH kháng corticosteroid theo giới

Nhận xét:

Trong số 64 bệnh nhân HCTH kháng thuốc thì có 40 bệnh nhân nam (chiếm tỷ lệ 62,5%) và 24 bệnh nhân nữ (chiếm tỷ lệ 37,5%). Tỷ lệ nam/nữ là 1,67.

3.1.4. Phân bố theo địa dư:

Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân HCTH kháng corticosteroid theo địa dư

STT Tên địa phƣơng Số bệnh nhân

(n= 64) Tỷ lệ 1 Hà Nội 13 20,3% 2 Thái Bình 6 9,4% 3 Hòa Bình 5 7,8% 4 Bắc Giang 4 6,2% 5 Nam Định 4 6,2% 6 Nghệ An 3 4,7% 7 Ninh Bình 3 4,7% 8 Thái Nguyên 3 4,7% 9 Thanh Hóa 3 4,7% 10 Hà Tĩnh 2 3,1% 11 Bắc Ninh 2 3,1% 12 Hưng Yên 2 3,1% 13 Quảng Ninh 2 3,1% 14 Vĩnh Phúc 2 3,1% 15 Bình Định 1 1,6% 16 Cao Bằng 1 1,6% 17 Điện Biên 1 1,6% 18 Đồng Nai 1 1,6% 19 Hải Dương 1 1,6% 20 Hải Phòng 1 1,6% 21 Lào Cai 1 1,6% 22 Phú Thọ 1 1,6% 23 Sơn La 1 1,6% 24 Yên Bái 1 1,6% Nhận xét:

Bảng trên cho thấy HCTH kháng thuốc phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh thành phố thuộc miền bắc trong đó Hà Nội chiếm tỷ lệ cao nhất 20,3%, sau đó đến Thái Bình (9,4%), Hòa Bình (7,8%), Bắc Giang (6,2%), Nam Định (6,2%).

3.2. Triệu chứng lâm sàng

3.2.1. Phù

3.2.1.1. Đặc điểm về mức độ phù lúc vào viện

Mức độ phù của 2 nhóm HCTH kháng corticosteroid và HCTH nhạy cảm corticosteroid được trình bầy trong biểu đồ 3.3 dưới đây:

Biểu đồ 3.3: Phân bố mức độ phù của 2 nhóm HCTH kháng và nhạy cảm corticosteroid

Nhận xét:

Cả HCTH kháng thuốc và nhạy cảm thuốc corticosteroid đều gặp chủ yếu là phù nhẹ và vừa.

Bệnh nhân HCTH kháng corticosteroid lúc vào viện không phù chiếm tới 4,7% trong khi HCTH nhạy cảm corticosteroid không có bệnh nhân nào không phù.

HCTH kháng corticosteroid gặp phù nặng (29,7%) nhiều hơn HCTH nhạy cảm corticosteroid.

Sự khác biệt về mức độ phù lúc vào viện của hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p=0,004.

3.2.1.2. Đặc điểm về cổ chướng lúc vào viện của 2 nhóm

Biểu đồ 3.4 : Đặc điểm về cổ chướng của 2 nhóm kháng và nhạy cảm corticosteroid

Nhận xét:

82,8% số bệnh nhân HCTH kháng corticosteroid lúc vào viện là có cổ chướng nhiều hơn hẳn so với nhóm nhạy cảm corticosteroid chỉ có 55,9% (với p< 0,01). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.1.3 Đặc điểm phù trong quá trình điều trị của 2 nhóm HCTH kháng corticosteroid và nhạy cảm corticosteroid:

Bảng 3.2: Hết phù khi ra viện sau quá trình điều trị của 2 nhóm Số BN hết phù khi ra viện

sau quá trình điều trị Tỷ lệ p

Nhóm kháng (n= 64) 30 46,9%

0,001

Nhóm nhạy cảm (n=68) 64 94,1%

Nhận xét:

Chỉ có 46,9% bệnh nhân HCTH kháng corticosteroid hết phù trong quá trình điều trị nội trú tại bệnh viện trong khi 94,1% bệnh nhân nhóm nhạy cảm corticosteroid hết phù (với p<0,01).

3.2.1.4 Thời gian hết phù trung bình của 2 nhóm:

Bảng 3.3: Thời gian hết phù trung bình của 2 nhóm kháng và nhạy cảm corticosteroid

Thời gian hết phù TB (ngày) p Kháng corticosteroid 24,47 ± 0,46

0,001

Nhạy cảm corticosteroid 9,6 ± 1,86

Nhận xét:

Thời gian hết phù của nhóm kháng corticosteroid là 24,47 ± 0,46 ngày, dài hơn hẳn nhóm nhạy cảm corticosteroid (9,6 ± 1,86 ngày) với p< 0,01.

3.2.1.5. Mức độ giảm cân trung bình sau 10 ngày điều trị prednisolon liều tấn công của 2 nhóm:

Bảng 3.4: Mức độ giảm cân trung bình sau 10 ngày điều trị prednisolon liều tấn công của 2 nhóm kháng và nhạy cảm corticosteroid

Mức độ giảm cân TB (kg) p Kháng corticosteroid 0,31 ± 0,23

0,001

Nhạy cảm corticosteroid 1,76 ± 0,23

Nhận xét:

Mức độ giảm cân sau 10 ngày điều trị phác đồ tấn công của nhóm kháng corticosteroid (0,31 ± 0,23 kg), thấp hơn hẳn so với nhóm nhạy cảm (1,76 ± 0,23kg) với p<0,01.

3.2.2. Đặc điểm về huyết áp của 2 nhóm HCTH kháng corticosteroid và HCTH nhạy cảm corticosteroid HCTH nhạy cảm corticosteroid

Biểu đồ 3.5: Phân mức huyết áp của 2 nhóm kháng và nhạy cảm corticosteroid

Nhận xét:

Nhóm HCTH kháng corticosteroid chỉ có 18,8% bệnh nhân có huyết áp bình thường trong khi đó ở nhóm nhạy cảm corticosteroid tỷ lệ này lên tới 77,9%.

Có tới 81,2% bệnh nhân kháng corticosteroid là THA trong đó THA đe dọa là 18,8% còn ở nhóm nhạy cảm corticosteroid không có bệnh nhân nào THA đe dọa.

3.2.3. Đặc điểm về đái máu của 2 nhóm HCTH kháng corticosteroid và HCTH nhạy cảm corticosteroid HCTH nhạy cảm corticosteroid

Bảng 3.5: Phân bố bệnh nhân theo đái máu đại thể của 2 nhóm kháng và nhạy cảm corticosteroid

Nhóm kháng Nhóm nhạy cảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

p

Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ

Không đái máu 59 92,2% 66 97,1%

0,212

Đái máu đại thể 5 7,8% 2 2,9%

Tổng 64 100% 68 100%

Nhận xét:

Cả HCTH kháng corticosteroid và HCTH nhạy cảm corticosteroid đều gặp chủ yếu là không đái máu. Tỷ lệ đái máu của nhóm kháng thuốc là 7,8% cao hơn so với nhóm nhạy cảm (2,9%) nhưng sự khác biệt không có ý nghĩa vì p>0,05.

Biểu đồ 3.6: Đặc điểm về các biến chứng lâm sàng của 2 nhóm kháng và nhạy cảm corticosteroid

Nhận xét:

Tỷ lệ bị các biến chứng của nhóm HCTH kháng corticosteroid (43,9%) gặp cao hơn hẳn nhóm HCTH nhạy cảm corticosteroid (16,1%) với p<0,05. Hay gặp nhất là bộ mặt Cushing (15,6%), viêm phúc mạc tiên phát (9,4%), viêm đường tiểu (6,3%), đặc biệt tỷ lệ tử vong của HCTH kháng thuốc lên tới 6,3% trong khi HCTH nhạy cảm corticosteroid không gặp bệnh nhân nào.

3.3. Triệu chứng cận lâm sàng

3.3.1. Protein niệu:

3.3.1.1 Protein niệu trung bình lúc vào viện của 2 nhóm HCTH kháng

corticosteroid và HCTH nhạy cảm corticosteroid:

Bảng 3.6: Protein niệu trung bình lúc vào viện của 2 nhóm HCTH kháng và nhạy cảm corticosteroid

Protein niệu trung bình (mg/kg/24h) p

Nhóm kháng 300,6 ± 38,8

0,019

Nhóm nhạy cảm 192 ± 23,6

Như vậy protein niệu lúc vào viện của nhóm kháng corticosteroid cao hơn hẳn nhóm nhạy cảm corticosteroid với p<0,05.

3.3.1.2. Protein niệu trung bình sau 10 ngày điều trị prednisolon liều tấn công của 2 nhóm HCTH kháng corticosteroid và nhạy cảm corticosteroid :

Bảng 3.7: Protein niệu trung bình sau 10 ngày của 2 nhóm HCTH kháng và nhạy cảm corticosteroid

Protein niệu trung bình

sau 10 ngày điều trị (mg/kg/24h) p

Nhóm kháng 218,9 ± 18,4

0,001

Nhóm nhạy cảm 13 ± 2,4

Nhận xét:

Sau 10 ngày điều trị protein niệu của nhóm kháng corticosteroid có giảm xuống so với lúc vào viện nhưng kém hơn hẳn so với nhóm nhạy cảm corticosteroid với p<0,01. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biểu đồ 3.7: Nồng độ protein niệu lúc vào viện và sau 10 ngày điều trị của 2 nhóm kháng và nhạy cảm corticosteroid

3.3.1.3. Nồng độ protein niệu trung bình lúc vào viện của các nhóm kháng corticosteroid theo triệu chứng lâm sàng :

Bảng 3.8: Protein niệu trung bình của các nhóm kháng corticosteroid theo triệu chứng lâm sàng và biến chứng bệnh

Protein niệu TB

(mg/kg/24h)

HCTH kháng corticosteroid có đái máu (n= 34) 325,7 ± 68,71

HCTH kháng corticosteroid có THA (n=39) 286 ± 55,91

HCTH kháng corticosteroid có suy thận (n=25) 326,3 ± 86,97

Nhận xét:

Trong 3 nhóm kháng corticosteroid ở trên thì nhóm có biến chứng suy thận và đái máu là có protein niệu trung bình cao nhất.

3.3.2. Tế bào niệu so sánh giữa 2 nhóm HCTH kháng corticosteroid và HCTH nhạy cảm corticosteroid: HCTH nhạy cảm corticosteroid:

3.3.2.1. Hồng cầu niệu

Biểu đồ 3.8: Hồng cầu niệu của 2 nhóm HCTH kháng và nhạy cảm corticosteroid

Tỷ lệ hồng cầu niệu dương tính của nhóm kháng corticosteroid cao hơn hẳn nhóm nhạy cảm corticosteroid với p<0,01.

3.3.2.2. Bạch cầu niệu so sánh giữa 2 nhóm HCTH kháng corticosteroid và HCTH nhạy cảm corticosteroid:

Bảng 3.9: Đặc điểm về bạch cầu niệu của 2 nhóm HCTH kháng và nhạy cảm corticosteroid Nhóm kháng Nhóm nhạy cảm p Số BN Tỷ lệ Số BN Tỷ lệ Âm tính 24 37,5% 52 76,5% 0,001 Dƣơng tính 40 62,5% 16 23,5% Tổng 64 100% 68 100% Nhận xét:

Tỷ lệ bạch cầu niệu dương tính của nhóm kháng corticosteroid cao hơn hẳn nhóm nhạy cảm corticosteroid với p<0,01.

3.3.3. Đặc điểm về nồng độ albumin máu, protid máu và cholesterol máu trung bình của 2 nhóm HCTH kháng corticosteroid và HCTH nhạy cảm trung bình của 2 nhóm HCTH kháng corticosteroid và HCTH nhạy cảm corticosteroid:

- Lúc vào viện:

Bảng 3.10: Nồng độ albumin máu, protid máu và cholesterol máu trung bình lúc vào viện của 2 nhóm HCTH kháng và nhạy cảm corticosteroid

Nồng độ protid máu TB (g/l) 41,1 ±7,25 42,8 ± 4,09 0,109 Nồng độ albumin máu TB (g/l) 17,3 ± 5,24 15,2 ± 2,3 0,004 Nồng độ cholesterol máu TB (g/l) 12,4 ± 4,17 12,2 ± 3,45 0,719 Nhận xét:

Nồng độ albumin máu ở nhóm HCTH nhạy cảm corticosteroid thấp hơn hẳn nhóm HCTH kháng corticosteroid với p<0,05.

- Sau 10 ngày điều trị prednisolon liều tấn công (2mg/kg/ngày)

Bảng 3.11: Nồng độ albumin máu, protid máu và cholesterol máu trung bình sau 10 ngày điều trị của 2 nhóm HCTH kháng và nhạy cảm

corticosteroid Nhóm kháng Nhóm nhạy cảm p Nồng độ protid máu TB sau 10 ngày (g/l) 42,6 ±8,02 53,2 ± 6,07 0,001

Một phần của tài liệu Nhận xét kết quả điều trị hội chứng thận hư tiên phát kháng corticosteroid tại khoa thận tiết niệu bệnh viện nhi trung ương (Trang 43 - 111)