Hạt latex thường được hình thành bằng cách trùng hợp nhũ tương. Quá trình này được bắt đầu bằng việc trộn stryren với dung dịch các chất có hoạt tính bề mặt như Natri dodecyl sulfat, sau đó cho các hạt mixen vào hỗn hợp. Kết quả là sự nhũ tương hóa hàng triệu hạt mixen đồng nhất về đường kính. Tiếp đó, cho thêm một vài chất khởi đầu cho quá trình trùng hợp như chất Kali persulfat. Khi quá trình trùng hợp đã hoàn thành, các chuỗi polystryren được gắn vào trong các hạt mixen và các ion sulfat phần đuôi ở trên bề mặt của khối cầu.
Các hạt latex có thể được tạo thành với đường kính mong muốn bằng cách thay đổi hydrocarbon, chất hoạt động bề mặt, chất khởi đầu và quá trình chuẩn bị. Kích thước các latex dao động từ khoảng 0,05 µm đến 2 µm tùy theo hãng sản xuất. Hạt latex vốn có điện tích bề mặt âm bởi bởi mang các nhóm sulfonat và sulfat. Các hạt có thể được xử lý bề mặt và hỗ trợ gắn thêm các nhóm chức để có thể dễ dàng tham gia phản ứng và tăng tính bền của các liên kết. Các nhóm chức được gắn lên bề mặt hạt latex bao gồm carboxyl hóa, amit hóa, amin hóa, hydroxyl hóa và thậm chí cả từ hóa. Các hạt latex cũng đa dạng về màu sắc để dễ dàng đọc kết quả bằng mắt thường.
Hạt latex được tạo thành được hỗ trợ chức năng bởi các nhóm chức để dễ dàng gắn với các phân tử protein tại các vị trí đặc hiệu. Khi đó các phân tử protein được gắn lên bề mặt hạt latex bằng các liên kết cộng hóa trị hình thành giữa các nhóm chức của phân tử protein đích với các nhóm chức nằm trên bề mặt hạt latex. Hiện nay, phương pháp sử dụng có dùng thêm nhóm chức trên bề mặt hạt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
latex được sử dụng rộng rãi. Những xét nghiệm về sự ngưng kết hạt latex dạng này có độ chuẩn xác đến vài picogram mẫu phân tích.