Mill surface

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ lập TRÌNH GIA CÔNG với CREO PARAMETRIC 2 0 (Trang 28 - 31)

Nhìn từ khía cạnh nào đó, việc tạo Mill surface cũng giống như tạo 1 surface trong môi trường thiết kế của Creo. Để dễ hiểu hãy tạo một mill surface cụ thể như dưới đây

(Chi tiết ban đầu) (Mill surface cần tạo)

Click chuột tại biểu tượng Mill surface

Khi đó, giao diện của Mill surface hiện ra

Tiếp theo:

 Click chuột vào mô hình chi tiết (khi đó mô hình chi tiết sẽ đổi màu).  Chọn các bề mặt ở trên (khi chuyển từ bề mặt này sang bề mặt khác

nhớ nhấn giữ phím Ctrl).

Sau khi đã chọn xong hết các bề mặt, thực hiện lần lượt:  Nhấn tổ hợp phím Ctrl + C.

Page | 29 1 giao diện mới hiện ra và chỉ cần click chọn nút Finish .

Tới đây, Creo tạo ra surface như đã yêu cầu ở trên.

Không dừng lại ở đó, phần mềm còn cho phép thay đổi biên dạng của Mill surface như hình bên:

Đó là một Mill Surface có một phần bị bóc đi.

Để thực hiện việc trên, cần trải qua các bước như sau:

Click chuột phải vào biểu tượng Mill surface tại Model Tree và chọn Redefine Mill surface.

Nhấp chọn biểu tượng Extrude.

Và chọn mặt phẳng vẽ phác là bề mặt trên cùng của chi tiềt.

Kế đó, dựng 1 hình bất kì và kết thúc lệnh bằng chuột giữa.

Chọn chế độ Extrude là cắt .

Quan sát Mill Window và điều chỉnh hướng mũi tên cho phù hợp (nếu cần).

Sau đó, click chuột vào biểu tượng “Shade” để quan sát rõ hơn hình dạng Mill Window.

Page | 30 Khi Mill Window phù hợp, click chuột giữa kết thúc lệnh.

Đến đây phần giới thiệu các công cụ hỗ trợ cho các lệnh gia công trong Creo kết thúc, kể từ phần này tài liệu đề cập đến từng lệnh cụ thể. Tuy nhiên vì giữa các lệnh đều có những thông số công nghệchung nên các thông số này được trình bày trước hết, điếu này mang lại hai ý nghĩa to lớn.

 Đem lại cái nhìn toàn cảnh.

 Tránh được sự lặp đi lại lại gây nhàm chán. Dưới đây là các thông số này:

SPINDLE_SPEED Tốc độ quay của trục chính.

CUT_FEED Trong mô phỏng là tốc độ di chuyển của dao theo phương X và Y. Nhưng trong thực thế thì đó là tốc độ di chuyển của bàn máy theo phương X và Y (các phương X, Y, Z đề cập đến trong bài viết này là phương của hệ tọa độ được chọn làm chuẩn gia công được tạo ở bước thiết lập nguyên công).

STEP_OVER Bước dịch chuyển dao ngang. Là khoảng cách giữa 2 đường chạy dao liên tiếp theo phương X hoặc Y

STEP_DEPTH Chiều sâu của một lát cắt (theo phương Z). CLEAR_DIST Khoảng lùi dao

RETRACT PLANE

Mặt phẳng an toàn của khi gia công.

Phân biệt giữa CLEAR DISTANCE và RETRACT PLANE: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong một chu trình gia công sẽ gồm nhiều lát cắt, khi hoàn thành một lát cắt thì dao sẽ phải lùi về một mặt phẳng Retract để tiến hành di chuyển dao đến vị trí bắt đầu cho lát cắt tiếp theo. Để dao di chuyển đến mặt phẳng Retract thì dao phải đi qua một mặt phẳng song song với nó là mặt phẳng CLEAR_DIST. Trong quá trình lùi dao đến mặt CLEAR_DIST, dao sẽ di chuyển theo lệnh G1. Rồi từ mặt CLEAR_DIST đến mặt Retract dao sẽ duy chuyển theo lệnh G0 để tiết kiệm thời gian chạy dao.

Page | 31 Để xác định mặt phẳng CLEAR_DIST này, cần nhập vào một giá trị (mm). Giá trị nhập vào này chính là khoảng cách từ vị trí làm việc của dao đến mặt phẳng

CLEAR_DIST theo chiều Z. Trong một chu trình gia công, vị trí làm việc của dao sẽ thay đổi theo từng lát cắt, nên mặt phẳng Clear_dist cũng sẽ thay đổi theo, còn mặt Retract luôn là mặt cố định trong suốt quá trình gia công.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ lập TRÌNH GIA CÔNG với CREO PARAMETRIC 2 0 (Trang 28 - 31)