Chu trình Roughing

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ lập TRÌNH GIA CÔNG với CREO PARAMETRIC 2 0 (Trang 64 - 69)

c. Rough, Rerough, Finishing Milling

c.1.Chu trình Roughing

Dùng trong gia công tốc độ cao (High-Speed). Thường dùng chu trình này để gia công thô, tạo biên dạng cho chi tiết. Để hiểu rõ chu trình này cần thực hiện ví dụ sau

Ví dụ 1: Vùng gia công là vùng hở.

Bước 1: Đưa chi tiết vào môi trường gia công.

Thực hiện Set Working Directory đến thư mục ROUGHING RE_ROUGH / VIDU_1 Đưa chi tiết tên VIDU_1.prt vào môi trường gia công.

Bước 2: Tạo phôi.

Tạo phôi bao khít chi tiết.

Tạo chuẩn nằm ở một góc của phôi.

Bước 3: Chọn máy phay để gia công. Chọn máy phay ba trục.

Bước 4: Thiết lập Operation.

Click Operation, chọn chuẩn gia công là hệ trục tọa độ đã tạo trên.

Ở thẻ Clearance: Chọn Plane tại Type. Reference: chọn vào mặt phẳng trên cùng của phôi, sau đó nhập vào ô Value giá trị là 15

Page | 65

Bước 5: Tạo vùng gia công bằng Mill Window (ở chu trình này chỉ sử dụng Mill Window để khai báo vùng gia công). Click Mill Window

Click chọn mặt phẳng trên cùng của phôi.

Bước 6: Ở trang Mill click chọn Roughing.

Bước 7: Thiết lập dao cắt. Tạo dao cắt là ENDMILL 10 vào Tool Number của dao là 1

Bước 8: Khai báo Mill Window.

Tại Machining References click vào dòng chữ: Click here to add item. Sau đó, tại

Model Tree, click vào Mill Window đã tạo trước đó.

Bước 9: Thiết lập chế độ cắt (Parameter). CUT_FEED 4000

STEP_OVER 3

MAX_STEP_DEPTH 20

ROUGH_STOCK_ALLOW 0.5

SPINDLE_SPEED 6500

CLEAR_DIST 1

Bước 10: Xem đường chạy dao:

Click vào Display . Xuất hiện hộp thoại PLAY PATH . Click Play để xem đường chạy dao.

Page | 66

Nh n xét và hiệu chỉnh lại một vài thông số:

Chiến lược chạy dao trong vùng gia công hở:

Ở bảng Parameter mặt dù nhập STEP_OVER: 3. Nhưng ở lát cắt đầu tiên toàn bộ dao đều tham gia cắt. Đến những lát cắt tiếp theo dao mới cắt theo STEP_OVER. Điều này thì gây hại cho dao và dể gây ra trường hợp quá tải trong lát cắt đầu tiên. Để khắc phục tình trạng này cần hiệu chỉnh lại thông số OPEN_AREA_SCAN trong bảng Parameter. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

OPEN_AREA_SCAN CONSTANT_LOAD

Trong ví dụ này vùng gia công là vùng hở, nên OPEN_AREA_SCAN chọn kiểu CONSTANT_LOAD (dao chạy ngang từ vùng hở tiến vào).

Sau khi đã hiệu chỉnh xong, quan sát đường chạy dao:

Đường chạy dao là những đường ngang từ vùng hở tiến vào trong. Như vậy, ở mỗi lát cắt dao sẽ cắt đúng với lượng STEP_OVER được khai báo.  Bo cung ở những vị rí dao đổi ương.

Page | 67 Có những vị trí dao đổi phương đột ngột. Điều này thì không tốt cho dao và cả máy, đặc biệt là trong gia công tốc độ cao. Nên cần hiệu chỉnh lại vài thông số trong Parameter.

CORNER_ROUND_RADIUS 3

RETRACT_TRANSITION ARC_TRANSITION

RETRACT_RADIUS 4

Trong đó:

 CORNER_ROUND_RADIUS: Bo cung ở những vị trí dao đổi phương đột ngột khi dao đang gia công, cần nhập vào giá trị bán kính cung.  RETRACT_TRANSITION: Chọn ARC_TRANSITION (bo cung ở những vị trí dao đổi phương ở mặt phẳng Retract để đưa dao về vị trí bất đầu cho một lát cắt tiếp theo). Khi chọn ARC_TRANSITION thì ở ô RETRACT_RADIUS sáng lên yêu cầu người dùng nhập giá trị cung tròn.

 RETRACT_RADIUS: Giá trị bán kính cần bo cung ở vị trí dao di chuyển ở mặt phẳng Retract.

Sau khi đã hiệu chỉnh xong, quan sát đường chạy dao

Đường chạy dao lúc này đã được tối ưu. Click vào biểu tượng để kết thúc chu trình Roughing.

Page | 68

Ví dụ 2: Vùng gia công là vùng kín.

Bước 1: Đưa chi tiết vào môi trường gia công.

 Thực hiện Set Working Directory đến thư mục ROUGHING RE_ROUGH / VIDU_2.

 Chọn chi tiết tên VIDU_2.prt, OK.

 Chọn kiểu lắp Default, click chuột giữa để hoàn tất.

Bước 2: Tạo phôi.  Chọn Automatic

Workpiece để tạo phôi tự động.

 Tạo phôi vừa bao khít chi tiết. Done.

 Tạo chuẩn nằm ở một góc của phôi.

Bước 3: Chọn máy phay để gia công.

 Click Work Center, chọn Mill.  Chọn máy phay ba trục.

Bước 4: Thiết lập Operation.

 Click Operation, chọn chuẩn gia công là hệ trục tọa độ đã tạo trên.

 Ở thẻ Clearance: Chọn Plane tại Type.

 Reference: chọn vào mặt phẳng trên cùng của phôi và nhập vào ô Value là 10.

 Done chuột giữa để kết thúc quá trình thiết lập Operation. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bước 5: Tạo vùng gia công bằng Mill Window

Bước 6: Ở trang Mill click chọn Roughing. Sau đó, Thiết lập dao cắt.

Dao cắt là ENDMILL 10 và Tool Number là 1

Bước 8: Khai báo Mill Window.

Tại Machining References click vào dòng chữ: Click here to add item. Sau đó, tại Model Tree, Click vào Mill Window đã tạo trước đó.

Bước 9: Thiết lập chế độ cắt (parameter). CUT_FEED 4000 STEP_OVER 3 MAX_STEP_DEPTH 20 ROUGH_STOCK_ALLOW 0.5 SPINDLE_SPEED 6500 CLEAR_DIST 1 CLOSED_AREA_SCAN CONSTANT_LOAD CORNER_ROUND_RADIUS 5

Page | 69 RETRACT_TRANSITION ARC_TRANSITION

RETRACT_RADIUS 4

Trong đó:

CLOSED_AREA_SCAN được thiết lập kiểu CONSTANT_LOAD là kiểu chạy dao mặc định, dao xuống theo kiểu xoắn ốc và cắt từ trong ra ngoài

(Kết quả mô phỏng đường chạy dao bằng Play Path)

(Kết quả mô phỏng đường chạy dao bằng NC Check)

Sau khi hiệu chỉnh xong các thông số. Click vào biểu tượng để kết thúc chu trình Roughing.

Nh n xét: xem mô phỏng NC Check. Ở bốn góc của chi tiết vẩn còn lượng phoi lớn chưa được gia công. Nguyên nhân là do đường kính dao lớn và do thiết lập bán kính bo cung ở vị trí dao đổi phương (CORNER_ROUND_RADIUS: 5) nên dao không cắt tới được. Để gia công lại, sử dụng chu trình RE_ROUGH.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU CÔNG NGHỆ lập TRÌNH GIA CÔNG với CREO PARAMETRIC 2 0 (Trang 64 - 69)