Thanh vị

Một phần của tài liệu tìm hiểu các phương pháp kiểm tra chất lượng kẹo cứng (Trang 79 - 114)

Dùng nước trắng không mùi và bánh mỳ lạt để thanh vị. 1.6. Tiến hành thử

Bóc gói giấy của từng viên kẹo, sắp kẹo trên khay dàn đều thành một lớp, chuyển cho từng người để xác định màu sắc, trạng thái bên ngoài. Mỗi người lấy 8 viên bỏ vào hộp petri để xác định các chỉ tiêu khác.

Xác định màu sắc, trạng thái bên ngoài

Quan sát tất cả kẹo trên khay, xác định màu sắc từng viên và tính đồng đều giữa các viên, tính thích hợp với tên kẹo… Xác định độ khô bề mặt, các khuyết tật như sức mẻ, nứt, biến dạng, đồng đều kích cở. Đối với kẹo có nhân, quan sát tính trạng bọc kín nhân. Ghi nhận và cho điểm.

Xác định màu sắc, trạng thái bên trong

Cắn nhẹ 4 viên kẹo bằng răng hàm, nhận định tiến kêu, tính dai xốp…, Quan sát mặt cắt.Ghi nhận và cho điểm.

Xác định mùi vị

Ngậm cả viên kẹo chứ không nhai, chắp miệng để viên kẹo tan khoảng phân nữa hoặc tan đến phần nhân mới ghi nhận mùi vị và cho điểm.

A kẹo cứng không nhân Tên chỉ tiêu Điểm số chưa có HSQT Yêu cầu Dạng bên ngoài 5 4 3 2 1 0

Màu sắc đồng đều, đặc trưng cho loại kẹo, hình danngj đẹp, vân hoa rõ nét, viên kẹo đồng đều, không có khuyết tật, mặt kẹo nhẵn, bong, không dính giấy.

Màu sắc tương đối đồng đều, đặc trưng cho từng loại kẹo, vân hoa rõ nét, không có khuyết tật, mặt kẹo nhẵn, hơi dính giấy.

Màu sắc không được đều, vân hoa chưa thật rõ nét, có lẫn kẹo có khuyết tật.

Màu sắc không rõ, vân hoa không rõ nét, kẹo có khuyết tật, kẹo bị chớm chảy, ươt giấy.

Màu sắc biến đổi không còn vân hoa, kẹo bị biến dạng, chảy nước. Kẹo bị chảy vag hồi đường hoàn toàn.

Trạng thái bên trong 5 4 3 2 1 0

Đặc trưng với loại kẹo cứng, giòn, không dính răng, toàn booj viên kẹo có dạng vô định hình.

Đặc trưng với loại kẹo, không dính răng, hơi giòn. Ít đặt tương với loại kẹo, hơi dính răng, kém giòn.

Không rõ đặc trưng của loại kẹo, dính răng, ít giòn, lâu tan. Không còn tính đặc trưng cho loại kẹo, kẹo chảy nước và hồi đường.

Mùi vị 5 4 3 2 1 0

Đặc trưng với loại kẹo, thơm, ngọt dịu, hơi chua. Đặc trưng cói loại kẹo, ít thơm, ngọt dịu.

Ít đặc trưng cới loại kẹo, ít thơm ngọt. Không rõ tính đặc trưng, ngọt, không thơm. Kẹo bị hồi, có vị lạ.

CHƯƠNG 2: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KẸO CỨNG THEO CÁC CHỈ TIÊU HÓA LÝ

2.1. Ý nghĩa của việc lấy mẫu

Trong các loại thực phẩm, hàm lượng nước rất khác nhau: 10-20% trong ngũ

cốc, 60-75% trong thịt, 80-90% trong quả và rau tươi, 90-95% trong nấm ăn. Nước không phải là hợp chất cung cấp năng lượng mà ngược lại nước làm cho chất lượng của thực phẩm bị giảm đi trong quá trình bảo quản. Do đó người ta thường tìm cách làm giảm lượng nước trong chúng đến mức tối đa.

Thông thường đối với các sản phẩm thực phẩm, người ta cần biết hàm lượng

nước của chúng vì những lý do sau:

- Về yêu cầu công nghệ, muốn biết lượng nước để có quyết định và biện pháp

hợp lý về thu hoạch, phơi sấy, bảo quản và chế biến công nghiệp. Hàm lượng nước là chỉ số cần thiết để đánh giá và làm chủ được các nguy cơ gây hư hỏng trong thời gian cất giữ thực phẩm.

- Về yêu cầu của việc đánh giá chất lượng, muốn biết cụ thể hàm lượng nước để

quy các kết quả phân tích các chỉ tiêu về một cơ sở cố định là chất khô hay hàm lượng nước chuẩn.

- Về yêu cầu về thương mại, các hợp đồng mua bán thường có quy định giới hạn

trên của hàm lượng nước không cho phép trong một thực phẩm.

- Về yêu cầu của quy chế, vì lý do vệ sinh thực phẩm và trung thực trong thương mại, người ta quy định hàm lượng nước giới hạn hay hàm lượng chất khô tối thiểu của một thực phẩm.

2.2. Xác định hàm lượng đường khử

Đường khử là đường có tính khử mà trong phân tử của chúng có chứa nhóm

aldehyt, hay nhóm – OH glucozid. Ví dụ: glucozơ, Fructozơ, mantozơ, lactozơ… 2.2.1. Phương pháp metylen xanh (Bectơrăng trực tiếp)

Đối với một số sản phẩm có hàm lượng đường khử thấp, người ta dùng phương pháp Bectơrăng trực tiếp.

* Nguyên lí

Đường khử có khả năng khử làm mất màu metylen xanh. Vì vậy dùng metylen xanh làm chất chỉ thị cho phản ứng oxy hóa đường khử bằng Felin. Cho vài giọt metylen xanh vào dung dịch và đun sôi, rồi nhỏ từng giọt đường khử vào, đầu tiên đường khử sẽ khử đồng đẳng của Felin, màu của metylen xanh không đổi. Khi tất cả đồng đẳng của Felin đã bị khử hết, đường sẽ khử metylen xanh làm nó mất màu, đó là dấu hiệu kết thúc định phân.

Yêu cầu:Tiến hành định phân nhanh và luôn giữ trạng thái dung dịch sôi ổn định vì hợp chất dễ bị oxy hóa và trở về trạng thái màu ban đầu.

* Tiến hành

- Chuẩn bị mẫu: giống phương pháp Bertrand. - Lấy dung dịch mẫu đã chuẩn bị cho vào buret.

- Cho vào bình nón 250 ml: 5 ml felin A, 5 ml felin B và 20 ml nước cất, lắc nhẹ. Đặt bình nón lên trên bếp và đun nhanh đến sôi. Tiếp tục đun sôi trong 2 phút, thêm 3 – 5 giọt metylen xanh, dung dịch phải có màu xanh. Nếu dung dịch không có màu xanh, chứng tỏ lượng đường trong mẫu quá lớn, cần bớt lượng mẫu.

- Để buret cao hơn bình 2 -3 cm. tiếp tục dịnh phân, giữ cho bình sôi mạnh và không nâng bình lên khỏi bếp cho đến khi mất màu xanh hoàn toàn. Lắc đều mỗi khi cho dung dịch đường vào (chú ý không làm gián đoạn sự sôi). Quá trình định phân sau khi cho thêm metylen xanh vào kéo dài 1 phút.

- Dùng lượng dung dịch định phân này để là số liệu sơ bộ cho lần sau.

đun sôi chỉ chừa lại 1 – 2 ml để định phân kết thúc trên bếp, bảo đảm thời gian định phân nhanh. Ghi số ml dung dịch mẫu tiêu tốn là V (m l).

- Làm thí nghiệm như trên nhưng chuẩn bằng glucose tiêu chuẩn. - Ghi số ml glucose tiêu chuẩn 0,5 % đã tiêu tốn là f (ml).

* Tính kết quả

Hàm lượng đường khử của mẫu được xác định bằng % theo công thức:

G V V f RS . . .100 100 5 , 0 0  (%) Trong đó:

f: thể tích glucoza tiêu chuẩn 0,5 % tiêu tốn (ml) V0 : thể tích bình định mức (ml)

V: thể tích dung dịch mẫu tiêu tốn (ml) G: lượng cân mẫu

2.3. Xác định hàm lượng độ ẩm.

2.3.2. Phương pháp sấy khô đến khối lượng không đổi (sấy nhiệt độ từ 100- 1300C) 2.3.2.1. Nguyên lý

Dựa vào khả năng tách rời hơi nước và các chất dễ bay hơi khỏi mẫu trong

cùng một áp suất và nhiệt độ. Dùng sức nóng làm bay hơi nước trong sản phẩm thực phẩm.

2.3.2.2. Tiến hành

Chén sứ được sấy khô ở 1100C đến trọng lượng không đổi. Để nguội trong bình hút ẩm rồi đem cân chén trên cân phân tích, chính xác đến 0,001g.

Cân chính xác 5g kẹo trong chén sấy. Cho chén sấy đựng mẫu vào tủ sấy, sấy ở nhiệt độ 1050C – 1100 C, trong 2 giờ.

30 phút, lấy ra để nguội ở bình hút ẩm và đem cân. Làm như vậy cho đến khi kết quả của 2 lần cân cuối gần như không thay đổi. Ghi kết quả của lần cân cuối cùng.

2.3.2.3. Tính kết quả

Độ ẩm của mẫu được tính bằng % theo công thức: 100 . % 1 2 1 G G G G W    (%) Trong đó:

G1 : Trọng lượng của chén và mẫu trước khi sấy (g) G2 : Trọng lượng của chén và mẫu sau khi sấy (g) G: Trọng lượng của chén sấy (g)

Chú ý:

Đối với một số sản phẩm khó sấy khô, để rút ngắn thời gian sấy cần nghiền nhỏ

hay thái mỏng, có thể sử dụng nhiệt độ sấy là 1300C hoặc trộn lẫn với cát khô sạch (đã xử lý bằng HCl) trong khi sấy. Đối với những sản phẩm có nhiều nước thì phải làm bốc hơi trên nồi cách thủy đến kiệt nước sau đó mới cho vào tủ sấy.

2.4. Xác định hàm lượng tro

2.4.1. Hàm lượng tro toàn phần (tro cacbonat) 2.4.1.1. Nguyên lí

Dựa vào khả năng tách được các chất hữu cơ dễ cháy ra khỏi các chất hữu cơ không cháy trong mẫu phân tích ở nhiệt độ cao. Nung cháy hoàn toàn các chất hữu cơ trong sản phẩm thực phẩm ở nhiệt độ cao. Cân phần tro còn lại sẽ tính được hàm lượng tro có trong thực phẩm.

2.4.1.2. Tiến hành

Để nguội chén nung trong bình hút ẩm và cân trên cân phân tích (chính xác đến 0,001g).

- Cân chính xác 5g mẫu kẹo cho vào chén nung (cho vào lo nung tăng nhiệt độ từ từ cho đến 6000C, giữ nhiệt độ này từ 3-6 giờ đến khi tro trắng. Nếu lấy ra thấy cho còn đen, làm nguội cho thêm vài giọt HNO3 nung đến trắng).

- Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm, cần tiếp tục ung khoảng 30 phút, lấy ra để nguội và cân đến khối lượng không đổi.

2.4.1.3. Tính kết quả

Hàm lượng tro toàn phần tính bằng % theo công thức 100 . 0 1 0 2 m m m m Tro    (%) Trong đó:

m0: khối lượng của chén nung (g)

m1: khối lượng của mẫu và chén trước khi nung (g) m2: khối lượng của chén và tro sau khi nung (g) 2.4.2. Hàm lượng tạp chất

Những chất bẩn đất, cát lan vào trong thực phẩm là những chất có thành phần tro toàn phần của thực phẩm nhưng không tan trong HCl gọi là tạp chất hay tro không tan trong HCl.

2.4.2.1. Nguyên lý

Lấy tro toàn phần cho vào HCl, sau đó lọc, phần tro không tan được nằm lại trên giấy lọc, đem rửa sạch, nung và cân. Từ đó tính toán được hàm lượng tạp chất. 2.4.2.2. Tiến hành

10%.

- Đun cách thủy chén tro trong 30 phút.

- Lọc qua giấy lọc không tàn, rửa sạch cặn trên giấy lọc bằng nước cất đun sôi cho đến khi nước lọc không còn Cl- (kiểm tra bằng AgNO3 10%).

- Đưa giấy lọc vào lại chén nung trên, nung trong lò nung ở 5500C đến khi trọng lượng không đổi. Lấy ra để nguội trong bình hút ẩm và cân.

2.4.2.3. Tính kết quả

Hàm lượng tạp chất tính bằng % theo công thức: 100 . 0 1 0 2 m m m m X    (%) Trong đó:

m0: khối lượng của chén nung

m1: Khối lượng của chén + mẫu trước khi nung (g) m2: Khối lượng của chén +tạp chất sau khi nung (g) 2.5.Xác định độ axit của kẹo

2.5.1. Nguyên tắc

Dùng dung dịch NaOH 0,1N trung hòa lượng axit có trong mẫu kẹo với chỉ thị phenolphthalein 1%.

2.5.2. Tiến hành

Cân từ 20g mẫu kẹo ( đã nghiền nhỏ ) chính xác 0,001 g vào cốc thủy tinh 250ml, thêm 100ml nước cất nóng ( 60 đến 700C ), dùng đũa thủy tinh khuấy cho tan mẫu. Rót dung dịch trên vào bình định mức 250ml, dùng nước cất tráng rửa cốc để chuyển toàn bộ dung dịch vào bình định mức, thêm nước cất gần đến vạch. Để nguội đến nhiệt độ phòng rồi thêm nước cất đến vạch định mức, lắc đều. Đem lọc dung dịch này qua bong vào bình tam giác khô sạch, tráng bỏ phần dung dịch lọc đầu.

Lấy chính xác 25ml dung dịch sau lọc (nếu dung dịch đậm màu có thể lấy thể tích dịch ít hơn cho dễ nhận màu ) vào bình tam giác 250ml, cho thêm 100ml nước cất và 2 đến 4 giọt chỉ thị P.P 1%. Chuẩn độ dung dịch trong bình tam giác bằng dung dịch NaOH 0,1N cho đến màu hồng nhạt, bền sau 30 giây thì dừng lại. Ghi thể tích dung dịch NaOH đã tiêu tốn.

2.5.3. Kết quả

Hàm lượng axit tính bằng % được tính theo công thức 100 . 1000 . . . . . 1 2 V m V V M N X  (%) Trong đó:

- N : Nồng độ đương lượng dung dịch NaOH.

- M : Đương lượng gam của axit tương ứng, tính bằng g.

- Với axit xitric : M= 64

- V1 : Dung tích bình định mức, tính bằng ml.

- V2 : Thể tích dung dịch NaOH tiêu tốn trong chuẩn độ, tính bằng ml. - V : Thể tích dung dịch lọc lấy để chuẩn độ, tính bằng ml.

- m: khối lượng mẫu thử, tính bằng ml.

2.6. Xác định hàm lượng đường toàn phần của kẹo theo phương pháp Bectran. 2.6.1. Nguyên tắc 2.6.1. Nguyên tắc

Xác định hàm lượng đường toàn phần bằng phương pháp Bectran. Lượng đường toàn phần gồm saccaroza và các loại đường khác ( lactoza, maltoza, glucoza, …) của kẹo sau khi thủy phân ở 700C trong vòng 5 phút.

Phương pháp Bectran dựa trên cơ sở là trong môi trường kiềm các đường khử (glucoza, fructoza,…) có thể dễ dàng khử đồng II thành đồng I dưới dạng kết tủa màu đỏ, qua đó tính được lượng đường khử.

Để định lượng đường khử, thường dùng thuốc thử Fehling là hỗn hợp theo tỷ lệ 1 : 1 của dung dịch đồng sunfat – còn gọi là Fehling A và dung dịch kiềm của muối secnhet ( muối tactrat kép kali – natri ) – còn gọi là Fehling B.

Khi trộn dung dịch F.A và F.B thì sảy ra phản ứng theo hai giai đoạn. + Giai đoạn 1: Tạo thành Cu(OH)2 kết tủa.

CuSO4 + 2NaOH = Cu(OH)2↓ + Ns2SO4

+ Giai đoạn 2: Cu(OH)2 tác dụng với muối secnhet tạo thành muối phức hòa tan và dung dịch có màu xanh thẫm.

Muối phức này là một hợp chất không bền, vì thể các đường khử dễ dàng khử oxit đồng II thành oxit đồng I tạo kết tủa oxit đồng I màu đỏ và bản thân đường bị oxihóa khi dung dịch đường tác dụng với dung dịch Fehling.

Để định lượng Cu2O, tiến hành qua hai bước :

Bước 1 : Oxi hóa Cu2O bằng sunfat sắt III trong môi trường axit sunfuric. Cu2O + Fe2(SO4)3 + H2SO4 = 2 CuSO4 + 2FeSO4 + H2O

Bước 2 : Định lượng Fe2+ bằng cách oxi hóa nó nhờ dung dịch KMnO4 trong môi trường axit.

10 FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 = 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2SO4 + 8H2O Từ lượng KMnO4 tiêu tốn trong định phân, tính được lượng Cu2O↓ và từ đó tính

hàm lượng đường trong dung dịch bằng cách tra bảng tỷ lệ giữa đường và KMnO4

0,1N

HO CH - COONa O – CH – COONa

Cu(OH)2 + = Cu + 2H2O HO CH – COOK O – CH – COOK

CHO O – CH – COONa COOH HO – CH - COONa

(CHOH)2 + 2 CU + 2H2O = (CHOH)4 + Cu2O↓ +

2.6.2. Tiến hành

Chuẩn bị dung dịch mẫu thử

Cân một lượng mẫu kẹo trên cân phân tích sao cho trong 100ml dung dịch mẫu thử phải có khoảng 0,5g đường khử. Hòa tan lượng cân mẫu thử bằng 100ml nước cất 60 đến 700C, nếu mẫu không tan hết thì đun thêm trong nồi nước 60 đến 700C. Dùng nước cất tráng rửa và chuyển toàn bộ dung dịch thử vào bình định mức 250ml ( toàn bộ lượng nước trong bình khoảng 150ml ). Để dung dịch nguội đến nhiệt độ phòng. Để

kết tủa loại bỏ những chất không phải là đường, thêm vào bình 10ml dung dịch ZnSO4

1N nếu lượng cân mẫu dưới 5g và 15ml nếu lượng cân mẫu trên 5g, thì lắc đều. Để yên 10 phút rồi rồi lắc đều dung dịch trong bình và thêm nước cất đến vạch, lắc đều. Để yên 10 phút rồi đem lọc qua giấy lọc thô, sạch. Phần dung dịch đầu tráng rửa bình và bỏ đi. Dung dịch sau lọc được gọi là dung dịch I.

Thủy phân dung dịch thử

Lấy chính xác 50ml dung dịch (I) vào bình định mức 250ml, thêm 50ml nước cất, 7ml HCl đậm đặc ( d= 1,19 ). Cắm nhiệt kế vào bình và đun trong nồi cách thủy, giữ nhiệt độ của dung dịch trong bình là 700C trong 5 phút. Lấy bình ra làm nguội nhanh dưới vòi nước. Trung hòa dung dịch trong bình định mức bằng dung dịch NaOH

Một phần của tài liệu tìm hiểu các phương pháp kiểm tra chất lượng kẹo cứng (Trang 79 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)