- Vốn điều lệ, vốn tự có tích luỹ còn mỏng, chưa đủ để đáp ứng những nhu cầu về hội nhập. Đây có thể nói là bất cập chung của toàn Vietcombank và Ngân hàng thương mại quốc doanh. Trên thực tế, khó khăn còn nằm ở chõ có một khoản khá lớn trong “nguồn vốn danh nghĩa” do Bộ Tài chính cấp dưới dạng trái phiếu.
- Hoạt động Marketing là khâu yếu nhất của Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh cũng như Vietcombank Việt Nam, từ nhận thức đến cách thức thực hiện.
o Thật sự, nội tại Vietcombank chưa nhận thức tầm quan trọng và chưa hiểu rõ bản chất của Marketing, dẫn đến các hoạt động còn mang tính tự pháp.
o Thiếu hẳn một hệ thống từ tham mưu cho lãnh đạo đến thực hiện tác nghiệp của hoạt động Marketing, do nguồn nhân sự chủu yếu được đào tạo từ nghiệp vụ Ngân hàng.
o Tổ chức bộ máy dẫn đến hoạt động Marketing được thực hiện lồng ghép trong các bộ phận. Do đó, các nhân viên vừa chịu trách nhiệm thực hiện nghiệp vụ, vừa thực hiện Marketing, trong khi kỹ năng Marekting không được nâng cao. Ngoài ra, các nhân viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ này chịu áp lực rất lớn từ doanh số, trong khi hoạt động Marketing mang lại hiệu quả chung cho toàn chi nhánh
hơn. Hoàn toàn dễ hiểu khi các nhân viên sao nhãng việc thực hiện Marketing để hoàn thành tốt tác nghiệp của mình.
- Cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin khách hàng còn rất rời rạc, không hiệu quả, không quản lý và phát huy khách hàng tốt.
- Thương hiệu mạnh nhưng không bền vững, từ chính sách đến hệ thống nhận diện.
- Vấn đề đào tạo và đổi mới phương pháp đào tạo nguồn nhân lực vẫn còn gặp nhiều lúng túng. Trước sự đói hỏi cũa thương trường, rõ ràng công tác này không thể cứ triển khai theo nếp cũ.
- Mức thu nhập chênh lệch của lực lượng lao động giữa Vietcombank so với các Ngân hàng thương mại cổ phần trong địa bàn, dẫn đến việc chảy máu nhân lực rất lớn của Vietcombank.
- Một hạn chế mang tính khách quan, là hoạt động của Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh còn phụ thuộc nhiều vào hoạt động chung của toàn Vietcombank. Do đó, Chi nhánh thiếu một sự chủ động nhất định.