Lịch sử hình thành và phát triển Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh-

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và xây dựng mô hình quản trị Marketing doc (Trang 37 - 42)

2.1. Tổng quan về Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh Minh

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những chi nhánh ngân hàng có truyền thống lâu đời trong hoạt động tài chính – ngân hàng trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào ngày 01 – 11 – 1976, theo quyết định số 951 – NH/QĐ do thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam ký ngày 28 – 9 – 1976; là chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh trên nền tảng tiếp quản hệ thống ngân hàng Việt Nam thương tín; thực hiện hoạt động ngân hàng và quản lý nhà nước trong các lĩnh vực ngoại hối và thanh toán quốc tế của khu vực phía Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.

Trong hơn 30 năm hình thành và hoạt động Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã trải qua 3 giai đoạn phát triển tương ứng với 3 thời kỳ phát triển của nền kinh tế đất nước:

Giai đoạn khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Nam

Đây là thời kỳ mà nền kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn: hậu quả chiến tranh nặng nề, sự lệch pha giữa hai nền kinh tế miền Nam và miền Bắc, sự phong tỏa

kinh tế của các nước ngoài khối xã hội chủ nghĩa, cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật của nền kinh tế còn rất nhiều yếu kém và bất cập…

Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được phân công thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong các hoạt động ngân hàng trên các phương diện: độc quyền quản lý ngoại hối, điều hành tác nghiệp quỹ ngoại tệ trong nước, độc quyền giao dịch thanh toán quốc tế, độc quyền cung ứng tín dụng xuất nhập khẩu. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh được phân công phụ trách khu vực thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận.

Nền kinh tế tập trung bao cấp mang trong nó nhiều vấn đề bất cập đã tác động rất lớn đến các hoạt động tài chính - ngân hàng. Do đó, hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ này còn rất hạn hẹp mang nặng tính quản lý nhà nước hơn là hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tuy nhiên, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã nhanh chóng khẳng định vị thế, vai trò của mình trong các lĩnh vực hoạt động ngoại hối và hỗ trợ thanh toán xuất nhập khẩu trong khu vực.

Giai đoạn đổi mới nền kinh tế (1986 -1996)

Đây là giai đoạn nền kinh tế đất nước có nhiều sự thay đổi nhanh chóng: nền kinh tế đổi mới từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Trong bối cảnh chung đó, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nhân tố tích cực và có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình đổi mới của khu vực.

Theo chủ trương kinh tế của cả nước, hoạt động của các ngân hàng thương mại trong giai đoạn này đã dần dần tách khỏi chức năng quản lý nhà nước, trở thành các đơn vị kinh tế độc lập kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận. Sự tháo gỡ này đã tạo những điều kiện để Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh phát triển những hoạt động của mình.

Tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng của mình trong lĩnh vực hoạt động ngoại hối và thanh toán quốc tế, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh nhanh chóng tiếp cận ứng dụng công nghệ ngân hàng (tham gia Swift 1995 và phát hành thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên 1992, thẻ ATM đầu tiên 1993) từ đó tiếp tục xây dựng những lợi thế của mình trong hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng nhất là lĩnh vực thanh toán.

Song song đó, các hoạt động tín dụng và các sản phẩm ngân hàng khác cũng nhanh chóng được hoàn thiện và phát triển tạo tiền đề cho một sự phát triển toàn diện của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trong cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bên cạnh thế mạnh truyền thống là các sản phẩm liên quan đến lĩnh vực ngoại hối và thanh toán.

Giai đoạn hội nhập và cạnh tranh (1996 -2006)

Đây là giai đoạn nền kinh tế Việt Nam có nhiều bước phát triển nhanh chóng, vượt bật: cơ cấu nền kinh tế chuyển đổi nhanh chóng, thành phần kinh tế phát triển đa dạng làn sóng đầu tư mạnh mẻ từ nước ngoài vào Việt Nam, cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật của nền kinh tế có nhiều tiến bộ, sự hội nhập nhanh chóng của kinh tế đất nước vào nền kinh tế thế giới … Tất cả những điều đó đã tạo nên những cơ hội phát triển cũng như thách thức cho lĩnh vực tài chính - ngân hàng dẫn đến quá trình tái cấu trúc mạnh mẽ các Ngân hàng thương mại trên cả

Bối cảnh lịch sử đã tác động tích cực đến Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, đem lại nhiều thành tựu nhất định. Chi nhánh đã trở thành một ngân hàng thương mại thực thụ theo cơ chế thị trường, giữ vững vị trí dẫn đầu trong hệ thống chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam . Sự phát triển của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh hình thành từ các chiến lược phát triển đúng đắn của Chi nhánh: đa dạng hoá sản phẩm dựa trên cơ sở giữ vững thế mạnh truyền thống, tăng trưởng cao và phát triển quy mô kinh doanh về lượng; nâng cao chất lượng dịch vụ về mọi mặt với phương châm “An toàn – Hiệu quả – Nhanh chóng”.

Nền kinh tế phát triển đi cùng với sự gia nhập nhanh chóng của nhiều ngân hàng mới, trong nước cũng như ngoài nước đã làm cho môi trường hoạt động của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh chịu nhiều sức ép cạnh tranh hơn.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và cơ sở vật chất

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức

Với yêu cầu của chiến lược tái cơ cấu tổ chức, sắp xếp bộ máy phục vụ theo từng đối tượng khách hàng, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh được tổ chức, sắp xếp ï thành 4 khối phòng, ban nghiệp vụ:

- Khối phục vụ khách hàng doanh nghiệp - Khối phục vụ khách hàng cá nhân

- Khối phục vụ khách hàng là các định chế tài chính - Khối tham mưu hỗ trợ

BAN GIÁM ĐỐC Hành chính quản trị Nghiên cứu tổng hợp Quan hệ khách hàng Thanh tốn xuất khẩu Thanh tốn nhập khẩu Kế tốn giao dịch Quản lý nợ Kế tốn tài sản Đầu tư dự án Kế tốn vốn Quan hệ đại lý Ngân Quỹ Kinh doanh Ngoại tệ Bảo lãnh Quản lý nhân sự Kiểm sốt nội bộ Vi tính Tiết kiệm Hối đối Kế tốn tài chính Thanh tốn thẻ Quản lý rủi ro

Trong mỗi bộ phận đều có sự phân chia công việc rõ ràng cụ thể và phối hợp chặt chẽ từ bộ phận giao dịch với khách hàng đến các bộ phận tác nghiệp nghiệp vụ.

Bên cạnh các phòng ban trực thuộc chi nhánh cấp 1 thành phố Hồ Chí Minh, cho đến trước năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh còn quản lý và điều hành hoạt động của 10 chi nhánh cấp 2 và 5 phòng giao dịch. Điều này đã tạo nên vị thế hết sức lớn mạnh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh trong hệ thống các chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, cũng như trong hệ thống các ngân hàng thương mại trong khu vực. Từ năm 2006, do nhu cầu phát triển và tái cấu trúc tổ chức, các chi nhánh cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh đã lần lượt được nâng cấp thành các chi nhánh cấp 1, đánh dấu sự nâng tầm hoạt động của hệ thống Ngân hàng Ngoại thương trong khu vực.

2.1.2.2. Cơ sở vật chất

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh được đánh giá là một trong những chi nhánh ngân hàng được trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ tốt trong hệ thống các ngân hàng.

Về kỹ thuật – công nghệ, Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh tự hào là ngân hàng đi đầu trong việc trang bị kỹ thuật ngân hàng. Trước hết, đó là việc tham gia vào hệ thống thanh toán Swift 1995 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh toán quốc tế được nhanh chóng và an toàn. Bên cạnh đó, Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh triển khai xong đường truyền trực tuyến, tạo điều kiện cho giao dịch online. Đây là hệ thống giao dịch trực tuyến đầu tiên (xét về mặt tự động hóa hoàn toàn về công nghệ online) được áp dụng tại Việt Nam và Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh là chi nhánh thực hiện đầu tiên.

Về cơ sở hạ tầng cho giao dịch trực tiếp và khối văn phòng , Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh đặt tại 2 trụ sở chính là: Cơ sở vật chất tại 2 trụ sở này được trang bị tốt, với các thiết bị văn phòng hiện đại, phù hợp với các hoạt động nghiệp vụ ngân hàng.

Trong quá trình hoạt động và phát triển Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đang tiếp tục từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng cũng như cải tiến cơ sở kỹ thuật, hạ tầng nhằm nâng chất lượng cung cấp dịch vụ.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và xây dựng mô hình quản trị Marketing doc (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)