Phân tích, đánh giá công tác quản trị Marketing tại Vietcombank Thành

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và xây dựng mô hình quản trị Marketing doc (Trang 68 - 70)

dịch vụ mà Vietcombank đang dẫn đầu. Trong khi đó, các Ngân hàng thương mại cổ phần đang ra sức đẩy mạnh hoạt động này một cách rầm rộ.

3.2. Phân tích, đánh giá công tác quản trị Marketing tại Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh

3.2.1. Quản trị Marketing trong quá trình nghiên cứu giá trị

Để đạt được kết quả tốt nhất cho quá trình này, cần có một cách làm bài bản, hệ thống. Trước hết, ngân hàng cần có một cái nhìn tổng quát về thị trường, đồng thời phân loại thị trường để dễ nắm bắt thông qua việc xây dựng một nguồn cơ sở dữ liệu tốt. Biện pháp thực hiện hiệu quả là nghiên cứu thị trường, và phân khúc thị trường theo các biến thích hợp. Sau đó, dựa trên vào nội lực, ngân hàng sẽ lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị của chính mình trên thị trường đó. Kết quả cuối cùng của quá trình này là ngân hàng sẽ xác định những nhu cầu cụ thể của khách hàng và sự phù hợp của dịch vụ đối với yêu cầu khách hàng trong khúc thị trường tiềm năng của mình

Ta thấy, Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhiệm vụ đầu tiên của việc Nghiên cứu giá trị như sau:

- Cách thức thu thập cơ sở dữ kiệu: xuất phát chủ yếu là do nhận định thị trường của lãnh đạo cũng như những nghiên cứu nhất định của phòng Nghiên Cứu Tổng Hợp.

- Cách thức xác định định vị và thị trường mục tiêu: Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng rất lớn từ hai hướng chính là lịch sử và quản lý chung của toàn Vietcombank. Do đó, kết quả quá trình nghiên cứu giá trị của Vietcombank là xác định thị trường mục tiêu khá rộng lớn

(thanh toán quốc tế cho tất cả cách doanh nghiệp), phân khúc thị trường chưa cụ thể (khách hàng doanh nghiệp, khách hàng cá nhân) và chưa có những nhu cầu cụ thể của đối tượng khách hàng.

- Cách thức quản trị Marketing trong quá trình này: chủ yếu do Ban lãnh đạo và phòng Nghiên Cứu Tổng Hợp thực hiện, gồm việc tổ chức và điểu khiển, chưa có hoạch định và kiểm tra.

Bên cạnh đó, nhiệm vụ thứ hai của nghiên cứu giá trị là nghiên cứu sự thoả mãn và phù hợp của dịch vụ đối với khách hàng chưa được thực hiện triệt để trong thời gian qua.

Như vậy, với sự phát triển của Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian qua, không thể phủ định những tác động tích cực từ cách làm này. Thị trường mục tiêu của Vietcombank Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn phù hợp trong môi trường của khu vực và nội lực của chi nhánh, đúng với mục tiêu phát triển toàn ngành Ngân hàng. Các giá trị trao đổi nghiên cứu được phù hợp với đại đa số khách hàng. Ngoài ra, sự tích cực này được mang đến một phần do thị trường Việt Nam còn khá nhỏ lẻ và đơn giản, mức cạnh tranh giữa các Ngân hàng chưa tương xứng. Do đó, khi Việt Nam thật sự bước vào WTO với những cạnh tranh gay gắt, có thể cách làm này sẽ gặp nhiều hạn chế, giảm sức cạnh tranh và vị thế của Vietcombank trên thị trường.

Tuy nhiên, không thể phủ định các tồn tại trong hoạt động này. Trước hết, hoạt động này thật sự diễn ra một cách tự phát, hầu hết là việc tổ chức điều khiển chứ chưa có hoạch định lẫn kiểm tra rõ ràng. Thứ hai, là kết quả đạt được còn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của Chi nhánh, khi cả một thị trường rộng lớn, nhưng chỉ được chia làm hai phân khúc đơn giản, là khách hàng doanh

nghiệp và khách hàng cá nhân. Do đó, dẫn đến việc thiết lập một cơ sở dữ liệu, từ nghiên cứu đến quản lý khách hàng còn nhiều hạn chế.

Các thành công và hạn chế của quá trình này ảnh hưởng rất lớn đến các quá trình còn lại của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Phân tích đánh giá và xây dựng mô hình quản trị Marketing doc (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)